Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng WEBSITE hỗ trợ dạy học phần hóa học đại cương cho học sinh dự bị đại học dân tộc luận văn thạc sỹ giáo dục họ (Trang 79 - 89)

7. Cấu trúc của đề tài

3.5.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học.

Các bảng thống kê điểm số

Bảng thống kê số % HS đạt diểm Xi trở xuống Vẽ đường cong tần suất luỹ tích

Tính các tham số thông kê: X , S2, S, V

Điểm trung bình: n X n Xi i i = = 10 1 Phương sai: ( ) 1 2 10 1 2 − − = ∑ = n X X n S i i i

Độ lệch chuẩn: S = S2 Hệ số biến thiên: .100%

X S V =

(Trong đó Xi là điểm số của HS; n là số HS tham gia bài kiểm tra)

Thống kê kết quả kiểm tra:

Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số kết quả các bài kiểm tra

Bài KT Lớp Số HS Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNKQ TN 98 0 0 0 0 8 16 18 15 24 17 0 ĐC 98 0 0 0 8 12 21 17 13 19 8 0 Viết TN 98 0 0 0 4 13 18 22 25 11 5 0 ĐC 98 0 0 2 5 19 23 21 20 6 2 0

Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số hai bài kiểm tra Lớp Số HS Số bài KT Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 98 196 0 0 0 4 21 34 40 40 35 22 0 ĐC 98 196 0 0 2 13 31 44 38 33 25 10 0

Bảng 3.3 Bảng thống kê số HS đạt điểm từ Xi trở xuống

Lớp Số HS Số bài KT Số HS đạt điểm từ Xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 98 196 0 0 0 4 25 59 99 139 174 196 196 ĐC 98 196 0 0 2 15 46 90 128 161 186 196 196

Bảng 3.4. Bảng thống kê số % HS đạt điểm từ Xi trở xuống

Lớp Số HS Số bài KT Số % HS đạt điểm từ Xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 98 196 0 0 0 2 12.8 30.1 51.5 70.9 88.8 100 100 ĐC 98 196 0 0 1 8.26 23.8 44.9 65.3 82.1 94.9 100 100

Từ các số liệu trong bảng 3.2 và bảng 3.4 biểu diễn đồ thị điểm số và đường cong tần suất luỹ tích của các lớp đối chứng và thực nghiệm.

Hình 3.1. Đồ thị điểm số các bài kiểm tra của nhóm ĐC và TN

Hình 3.2. Đồ thị đường tần suất luỹ tích của nhóm ĐC và

TN

Bảng 3.5 Các thông số thống kê:

Lớp Số HS Số bài KT X S2 S V%

TN 98 196 6.44 2.52 1.59 24.7

ĐC 98 196 5.79 2.76 1.66 28.7

Từ bảng 3.5 ta thấy: điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, tuy nhiên chưa thể khẳng định chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng. Ở đây nảy sinh vấn đề: sự chênh lệch đó phải chăng do sử dụng Website trong dạy học thực sự tốt hơn dạy học thông thường hay do ngẫu nhiên mà có? Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi tiếp tục xử lí số liệu TNSP bằng phương pháp kiểm định thống kê.

Giả thuyết H0: XTN=XDC giả thuyết thống kê (hai PPDH cho kết quả ngẫu nhiên, không thực chất).

Giả thuyết H1: XTN>XDC đối giả thuyết thống kê (PPDH với sự hỗ trợ của MVT thực sự tốt hơn PPDH thông thường).

Chọn mức ý nghĩa α = 0.05. Để kiểm định giả thuyết H1 ta sử dụng đại lượng ngẫu

nhiên Z. Với 2 2 2 1 2 1 n S n S X X Z TN DC + − = Trong đó: n1 = 196, n2 = 196; 2.52, 2 2.76 2 2 1 = S = S ; XTN =6.44; XDC =5.79  Z = 3.96

Với α = 0.05 ta tìm giá trị giới hạn Zt: 0.45 2 05 , 0 . 2 1 2 2 1 ) ( = − α = − = ϕ Zt

Tra bảng các giá trị Laplace ta có Zt = 1.65

So sánh Z và Zt ta có: Z > Zt . Vậy với mức ý nghĩa α = 0.05, giả thuyết H0 bị bác bỏ do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Do vậy XTN>XDC là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Nghĩa là PPDH với sự hỗ trợ của Website thực sự có hiệu quả hơn so với PPDH thông thường.

Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm:

- Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đại lượng kiểm định Z > Zt chứng tỏ PPDH với Website thực sự có hiệu quả.

- Hệ số biến thiên giá trị điểm số của các lớp thực nghiệm nhỏ hơn các lớp đối chứng chứng tỏ: độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng. Điều này phản ánh thực tế ở lớp học thực nghiệm: hầu hết HS tham gia xây dựng bài một cách tích cực vì vậy đạt kết quả cao trong kiểm tra và sự chênh lệch giữa các HS trong lớp cũng ít hơn.

- Đồ thị tần số luỹ tích của hai lớp cho thấy: chất lượng học của các lớp thực nghiệm thực sự tốt hơn các lớp đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm có nhiều điểm số cao hơn các lớp đối chứng (đồ thị nằm phía dưới, dịch phải).

Như vậy, sử dụng Website dạy học Phần hoá học đại cương để giảng dạy một số bài trong phần hoá học đại cương cho HS DBĐH làm cho không khí học tập sôi nổi, HS học tập

tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi, sáng tạo ở các em. Về mặt định lượng, tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực giải quyết vấn đề trong học tập của HS với Website đã đem lại hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao chất lượng học tập. Như vậy, sử dụng Website hỗ trợ QTDH góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới PPDH hiện nay, tuy nhiên để việc áp dụng thực sự có hiệu quả đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn từ phía GV.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua đợt thực nghiệm cho thấy đề tài bước đầu có tính khả thi, học sinh hứng thú với phương pháp dạy học mới. Phương pháp này đã tăng cường tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình hình thành kiến thức mới, khắc phục được một số sai lầm của học sinh khi học Phần học đại cương.

Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nghiên cứu còn hạn chế, với khuôn khổ của luận văn chúng tôi chỉ mới tiến hành thực nghiệm được tại một trường Dự bị Đại học với số lượng có hạn, vì vậy việc đánh giá hiệu quả của đề tài chưa mang tính khái quát. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này trong thời gian tới để có thể áp dụng nó một cách đại trà ở các trường DBĐH.

KẾT LUẬN

Đề tài được chọn xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học Phần hoá học đại cương với mong muốn nghiên cứu và góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT&TT hỗ trợ dạy học ở trường DBĐHDT. Các kết quả chính của luận văn đạt được gồm:

1. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận của việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học; Xác định những khả năng ứng dụng của

website dạy học. Những khả năng ấy là hoàn toàn phù hợp với việc triển khai các PPDH hiện đại theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.

2. Sự ra đời của mạng máy tính, Internet đã có tác động sâu sắc đến nền giáo dục của mỗi quốc gia trên thế giới, trở thành một phương tiện tìm kiếm trình diễn, trao đổi thông tin có tính phổ cập và thống nhất cao, khá quen thuộc đối với mọi người. Từ đó, trong dạy học cũng đã xuất hiện những khái niệm mới như: Website dạy học, Bài giảng điện tử, Bài tập điện tử,...nhằm mô tả các khả năng và xu hướng ứng dụng CNTT&TT. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này một mặt cố gắng làm rõ bản chất của các khái niệm ấy về góc độ lý luận, mặt khác đi xác định các chức năng dạy học, những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản khi thiết kế xây dựng website dạy học và những kĩ năng, lưu ý cần thiết khi sử dụng chúng làm nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học nói chung và kiến thức Phần hoá học đại cương nói riêng.

3. Căn cứ vào định hướng đổi mới PPDH môn Hoá học nhằm giải quyết những khó khăn trong tổ chức dạy học theo chương trình mới, căn cứ vào khả năng hỗ trợ dạy học của CNTT&TT chúng tôi đã tiến hành xây dựng Website dạy học Phần hoá học đại cương.

Website dạy học Phần hoá học đại cương được cấu thành từ các site Bài giảng điện tử, Bài tập điện tử và các tài liệu điện tử khác hỗ trợ dạy học môn học với việc cài đặt chức năng hỗ trợ dạy học cho mỗi site thành phần thì Website dạy học Phần hoá học đại cương sẽ là PTDH giải quyết được một số nhiệm vụ đặt ra của QTDH môn Hoá học. Việc sử dụng website dạy học đã được trình bày đầy đủ trong tài liệu hướng dẫn đi kèm.

4. Những kết quả nghiên cứu ứng dụng CNTT&TT thông qua việc xây dựng và sử dụng Website dạy học Phần hoá học đại cương đã được chúng tôi thực nghiệm ở trường DBĐHDT Sầm Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Các bài giảng điện tử cùng các tài liệu khác trên website đã được tổ chức dạy thực nghiệm. Các kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS, trao

đổi, điều tra, phỏng vấn với GV &HS đã cho phép chúng tôi khẳng định rằng việc sử dụng Website dạy Phần hoá học đại cương đã có tác dụng hỗ trợ tốt cho các hoạt động dạy học của GV và tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phần kiến thức Phần hoá học đại cương trong chương trình DBĐHDT.

5. Website dạy học là một PTDH mới, có nhiều thế mạnh. Tuy nhiên, nó không phải là một PTDH vạn năng có thể thay thế cho toàn bộ các thiết bị dạy học truyền thống khác và càng không thể thay thế hẳn vai trò của người GV. Mọi quyết định nhằm đảm bảo thực hiện được những yêu cầu của QTDH, hiệu quả mà các phương tiện sẽ mang lại đều bắt nguồn từ phía GV.

Với việc nghiên cứu đề tài, bước đầu chúng tôi đã đạt được một số kết quả nhất định cả về mặt lý luận và sản phẩm thực tiễn. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích cho các GV trong việc triển khai ứng dụng CNTT&TT vào dạy học môn Hoá học ở trường DBĐHDT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Duy Ái (2010), Tài liệu chuyên hoá học 11-12, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hoá ở trường phổ thông và đại học,NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Cương – Nguyễn Xuân Trường – Nguyễn Thị Sửu – Đặng Thị Oanh - Nguyễn Mai Dung – Hoàng Văn Côi – Trần Trung Ninh – Nguyễn Đức Dũng, Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học, NXB Đại Học Sư Phạm.

4. Đỗ Mạnh Cường (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Việt Dũng – Nguyễn Trường Sinh – Hoàng Đức Hải (2000), Thực hành thiết kế trang Web with Microsoft FrontPage 2000,NXB Giáo dục.

6. Hồ Ngọc Đại (2002), Tâm lý học dạy học, NXB Giáo dục.

7. Đề thi Đại học – Cao đẳng toàn quốc từ 2002 đến 2006, NXB Hà nội. 8. Đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng 2007 đến 2010.

9. Bộ đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng 1996, NXB Giáo dục

10. Cao Cự Giác (2010), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Hoá Học, NXB Đại Học Sư Phạm.

11. Cao Cự Giác (2009), Cẩm nang ôn luyện hoá học phổ thông tập1: Hoá học đại cương, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

12. Cao Cự Giác (2010), Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn hoá học 10,

NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

13. Cao Cự Giác (2010), Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn hoá học 11,

NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

14. Cao Cự Giác (2010), Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn hoá học 12,

NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

15. Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề tâm lí học, NXB Giáo dục.

16. Nguyễn Hiền Hoàng – Nguyễn Thanh Lâm (2008), Ứng dụng tin học trong Hoá học, NXB Giáo dục.

17. Nguyễn Văn Hoài – Nguyễn Tiến (2002), Thiết kế trang Web, NXB Thống kê. 18. Đặng Thành Hưng (2004), Thiết kế dạy học theo hướng tích cực hoá, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 8.

19. Nguyễn Bá Kim (1987), Hội thảo quốc tế về sử dụng kỹ thuật thông tin trong giáo dục, Thông tin khoa học giáo dục, số 9/1987.

20. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học”, Hà Nội, 2002.

21. Quách Tuấn Ngọc. Đổi mới giáo dục bằng công nghệ thông tin và truyền thông

(Conference proceding. International ICTE Vietnam 03). Kỷ yếu Hội thảo Công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục. Hà Nội, 2003.

22. Quách Tuấn Ngọc (1997), Giáo trình tin học cơ bản, NXB Giáo dục, Hà nội. 23. Phương pháp giảng dạy hóa học-giảng dạy những chương mục quan trọng trong giáo trình THPT. Trường ĐHSP Hà Nội, Khoa Hóa học, bộ môn PPGD Hóa học, năm học 1999-2000.

24. Nguyễn Ngọc Quang. Lý luận dạy học Hoá học. Tập 1, NXB Giáo dục. Hà Nội, 1994.

25. Quyết định số 24/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học.

26. Nguyễn Thị Sửu. Những vấn đề đại cương của phương pháp dạy học hoá học. Chuyên đề đào tạo thạc sĩ, ĐHSP – ĐH Thái Nguyên, 1997.

27. Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Hữu Thạc(2006), Giới thiệu đề thi tuyển sinh vào. 28. Lâm Ngọc Thiềm (2008), Cơ sở lí thuyết Hoá học, NXB NXB Giáo dục. 29. Nguyễn Trọng Thọ (2000), Ứng dụng tin học trong Hoá học, NXB Giáo dục. 30. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang Thái (2006), Hoá học 10 Nâng cao, NXB Giáo dục.

31. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền, (2007), Hoá học 11 Nâng cao, NXB Giáo dục.

32. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng (2008), Hoá học 12 Nâng cao, NXB Giáo dục.

33. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

34. Trần Trung (2005), Web và dạy học Toán ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú và dự bị đại học. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, số 2ª – tập XXXIV.

35. Trần Trung (2006), Xây dựng website hệ thống quản lý đào tạo hỗ trợ chuẩn e- learning. Tạp chí Giáo dục, số 129.

36. Trần Trung (2006), Sử dụng gói phần mềm Moodle hỗ trợ tổ chức hoạt động tự học cho học sinh các Trường Phổ thông dân tộc nội trú và dự bị đại học. Tạp chí Giáo dục, số 143.

37. Trần Trung (2007), Trường Phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học và vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy. Tạp chí Giáo dục, số 161.

38. Trần Trung (2007), Phương pháp xây dựng website hỗ trợ dạy học ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú và dự bị đại học. Tạp chí Giáo dục, số 165.

39. Trần Trung (2007), Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số trong dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Tạp chí Giáo dục, số 178.

40. Trần Trung (2009), Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ dạy học hình học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh dự bị đại học dân tộc, Luận án Tiến sỹ giáo dục học, Vinh.

41. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Hữu Thạc (2004), Ôn luyện hoá học trung học phổ thông, NXB Giáo dục.

42. Đào Hữu Vinh (2007), Cơ sở lý thuyết nâng cao và bài tập chọn lọc Hoá học 10, NXB Hà nội.

43. Phạm Viết Vượng. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 44. Một số phần mềm • Visual studio 2010 • EXE • Macromedia Flash MX • Adobe Photoshop 7.0 • ChemOffice 2006 • MathType 5.0

45. Jean-Mare Denommé et Madeleine Roy. Tiến đến một phương pháp sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng WEBSITE hỗ trợ dạy học phần hóa học đại cương cho học sinh dự bị đại học dân tộc luận văn thạc sỹ giáo dục họ (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w