7. Cấu trúc của đề tài
1.4.1. Khả năng ứng dụng CNTT
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi tiến hành phân tích số liệu về khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường DBĐHDT như sau:
Bảng 1.1: Kết quả điều tra khả năng ứng dụng CNTT của GV
Stt Mức độ Tổng số
phiếu Tổng số phiếu trả lời Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
1 Sử dụng CNTT trong dạy học 70 phiếu 15 44 11
2 Sử dụng bài giảng điện tử 70 phiếu 15 44 11
3 Sử dụng phần mềm trong dạy
học 70 phiếu 10 24 36
4 Trao đổi thông tin dạy học trên mạng Internet
70 phiếu 13 42 15
5 Sử dụng website hỗ trợ dạy học 70 phiếu 0 0 70 Qua số liệu trên, chúng ta thấy hầu hết GV các trường DBĐHDT đều đã tiếp cận và biết ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học. Tuy nhiên, các hình thức dạy học có ứng dụng CNTT như trao đổi thông tin dạy học trên mạng Internet; sử dụng bài giảng điện tử; sử dụng các phầm mềm trong dạy học; Sử dụng website hỗ trợ dạy học chưa được GV sử dụng thường xuyên, số lượng GV không sử dụng các hình thức dạy học có ứng dụng CNTT còn chiếm tỉ lệ cao như việc không sử dụng phần mềm vào dạy học còn chiếm 51,4%, đặc biệt việc tiếp cận sử dụng website hỗ trợ dạy học chưa có GV nào thực hiện. Bên cạnh việc điều tra khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học của GV, chúng tôi tiếp tục khảo sát, điều tra khả năng ứng dụng CNTT trong học tập đối với HS.
Bảng 1.2: Kết quả điều tra khả năng ứng dụng CNTT&TT của HS
STT Nội dung điều tra Tổng số ý kiến trả Số ý kiến trả lời Thường xuyên Thỉnh thoảng Không
1. Tra cứu tài liệu trên mạng 312 9 321 36
2. Trao đổi thông tin học tập trên mạng
312 4 4 62
3. Được tiếp xúc với phần mềm dạy học
312 50 102 160
4. Sử dụng website hỗ trợ dạy học
312 0 0 312
Qua kết quả điều tra, chúng tôi sơ bộ nắm bắt được HS DBĐHDT chưa tiếp xúc nhiều với mạng Internet, chưa được học nhiều với sự hỗ trợ của các phần mềm và đặc biệt chưa bao giờ tham gia sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học. Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, chúng tôi tiếp tục phát phiếu điều tra cho GV về thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị CNTT ở các trường DBĐHDT.
Bảng 1.3: Kết quả điều tra thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị CNTT.
STT Nội dung điều tra Tổng số ý kiến trả lời
Số ý kiến trả lời Tốt Trung
bình
Yếu
1. Số lượng thiết bị phù hợp 70 phiếu 46 23 1
2. Chất lượng thiết bị 70 phiếu 37 25 8
3. Khả năng sử dụng trang thiết bị của GV
4. Bảo quản trang thiết bị 70 phiếu 36 105 41
5. Phòng học chất lượng cao 70 phiếu 116 34 40
Từ kết quả điều tra thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị CNTT chúng ta hiểu được nguyên nhân thực trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV và sử dụng CNTT trong học tập của học sinh DBĐHDT, số lượng trang thiết bị đáp ứng đầy đủ. Nhà trường đã có đường truyền internet băng thông rộng. Hiện nay GV và HS chưa được tập huấn nhiều về khả năng sử dụng và khai thác trang thiết bị dẫn đến trang thiết bị hiện đại chưa phát huy được tác dụng tốt trong hỗ trợ dạy học.
Qua điều tra, chúng tôi cũng tìm hiểu được về chính sách động viên, khích lệ của các trường DBĐHDT đối với GV trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học, một số trường đã có chính sách động viên, khích lệ như phát động các cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử, ứng dụng các phần mềm dạy học hỗ trợ giảng dạy, tổ chức các Hội nghị triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học.
1.4.2. Thái độ đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin và và truyền thông
Tiếp theo chúng tôi tiến hành điều tra thái độ của việc ứng dụng CNTT trong dạy học đối với các GV trên.
Bảng 1.4: Ý kiến của GV về sự cần thiết ứng dụng CNTT trong dạy học.
Mức độ Nội dung Ý kiến đánh giá Tổng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %
Sử dụng bài giảng điện tử 70 60 85.7 8 11.4 2 2.9 Sử dụng các phần mềm dạy học 70 36 51.4 8 11.4 26 37.2 Sử dụng các Website dạy học 70 36 51.4 17 18.7 17 24.3
Đối với việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học, đa số GV cho rằng cần thiết sử dụng trong đó có 85.7% ý kiến GV cho rằng rất cần thiết, điều này cho phép chúng ta kết luận sơ bộ GV các trường DBĐHDT đã thấy được sự cần thiết và đã có sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học.
Việc sử dụng các phần mềm và các Website dạy học cũng được GV đánh giá cần thiết và rất cần thiết nhưng tỉ lệ vẫn chưa cao, vẫn còn 37.2% GV đánh giá không cần thiết sử dụng các phần mềm dạy học và 34.3% GV cho rằng không cần thiết sử dụng các Website dạy học.
Chúng tôi tiếp tục điều tra để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, lý do mà gần hết GV đưa ra là chưa có kinh nghiệm và năng lực về việc ứng dụng CNTT vào dạy học dẫn đến hiệu quả dạy học thấp, vì vậy GV mong muốn được tập huấn về ứng dụng CNTT trong dạy học.
Bảng 1.5: Mong muốn của GV về tập huấn ứng dụng CNTT trong dạy học
Mức độ
Ý kiến
Mong muốn được tập huấn Chưa sẵn sàng tập huấn Không muốn Số lượng 38 14 18 Tỉ lệ (%) 54.3 20.0 25.7
Số lượng GV không muốn tập huấn thuộc về số GV bảo thủ, không chịu thay đổi phương pháp giảng dạy theo phương pháp mới hoặc buông xuôi chỉ dạy đảm bảo định mức, không quan tâm việc tích cực hoá HS.
1.4.3. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin
Có thể khẳng định được CNTT sẽ góp phần lớn trong việc đổi mới PPDH của GV ở các trường DBĐHDT, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS dân tộc thiểu số.
Hầu như mọi GV trường DBĐHDT đều muốn ứng dụng CNTT trong dạy học, đều cố gắng ứng dụng trong mọi điều kiện có thể nhưng thực tế cho thấy, các GV phần đa chỉ ứng dụng CNTT trong dạy học khi có chính sách hỗ trợ thích đáng hoặc mọi điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất được đáp ứng đầy đủ, một phần ít GV không cần nghiên cứu kỹ, ứng dụng CNTT trong dạy học một cách tuỳ hứng.
Bảng 1.6: Mức độ ứng dụng CNTT&TT trong dạy học của GV
Mức độ ứng dụng Trong mọi trường hợp Khi có đủ điều kiện hỗ trợ Khi có chính sách hỗ trợ Tuỳ hứng Số lượng 4 25 34 7 Tỉ lệ (%) 5.7 35.7 48.6 10.0
Phạm vi ứng dụng CNTT trong dạy học của GV trường DBĐHDT chưa rộng, mới dừng lại ở những bài học mà GV có thể thực hiện được trong khi đó năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của GV phần đa hạn chế nên việc ứng dụng chỉ mới dừng lại ở những bài dễ hoặc có sẵn, GV thường sử dụng trong các bài dạy mang tính chất mô phỏng, minh hoạ để giúp truyền đạt sự vật hiện tượng đến với HS dễ dàng hơn.
Qua kết quả điều tra chúng ta có thể thấy, việc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV ở các trường DBĐHDT mới chỉ dừng lại chủ yếu ở mức độ truyền đạt thông tin, chưa thực sự phát huy được sự tương tác của HS và nội dung bài dạy. Các GV mới chỉ ứng dụng để giúp cho HS hiểu kiến thức hơn chứ chưa ứng dụng trong việc tích cực hoá HS.
1.4.4. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Khi được hỏi ý kiến, hầu hết GV trường DBĐHDT cho rằng: GV sử dụng CNTT vào dạy học một cách tự phát, chưa được tập huấn chuyển giao công nghệ, phần đa sử dụng trên những sản phẩm có sẵn hoặc có thể tự làm khi kiến thức phù hợp với năng lực sẵn có như tạo các hiệu ứng đơn giản trên Power Point, Word, Excel. Một số ít GV có thể sử dụng một số ngôn ngữ lập trình đơn giản để thiết kế bài giảng như Passcal, Visual Basic, HTML. Một số GV có khả năng ứng dụng một
số phần mềm như IMTest, Mcmix, Flash, Violet… tuy nhiên số lượng GV này chiếm tỉ lệ không đáng kể.
Để làm rõ thêm thông tin về nguyên nhân sử dụng các phần mềm dạy học còn chưa phổ biến chúng tôi điều tra về kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học đối với các GV dạy hoá như sau:
Bảng 1.7: Ý kiến của GV về kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học của GV Hoá học trường DBĐHDT
Stt
Mức độ
Tổng số
phiếu Tổng số phiếu trả lời SD thành thạo chưa thành thạo Chưa bao giờ SD 1 Ms PowerPoit 7 phiếu 2 3 2 2 ChemLab 7 phiếu 2 2 3 3 Flash MX 7 phiếu 1 2 4
4 Isis Draw 7 phiếu 1 2 4
5 Sử dụng ít nhất một loại phần
mềm Hóa. 7 phiếu 2 4 1
Từ số liệu trên cho thấy kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học đối với các GV Hoá ở trường DBĐHDT còn hạn chế. Rất nhiều GV chưa sử dụng bất kì một loại phần mềm dạy học hoá nào. Chỉ có 2 GV trong 7 GV Hoá ( chiếm tỉ lệ 28.5%) là sử dụng thành thạo ít nhất một loại phần mềm hoá . Kết quả đó cho thấy số GV sử dụng thành thạo một trong các phần mềm hỗ trợ dạy học môn hoá còn chưa nhiều. Số GV chưa biết sử dụng bất kì một loại phần mềm Hoá học nào còn chiếm con số đáng kể. Có thể nói việc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV ở các trường DBĐHDT mới chỉ dừng lại chủ yếu ở mức độ truyền đạt thông tin, chưa thực sự phát huy được sự tương tác của HS và nội dung bài dạy.
Như vậy, mặc dù số GV ở trường DBĐHDT khai thác tư liệu trên mạng và sử dụng thành thạo một loại phần mềm hoá còn ít. Nhưng hầu hết GV ở trường DBĐHDT đã được tiếp cận với CNTT. Điều đó cũng cho thấy việc đổi mới PPDH theo hướng ứng dụng CNTT đã thay đổi nhanh chóng phong cách làm việc của GV ở trường DBĐHDT.
1.4.5. Tâm lý HS về việc ứng dụng CNTT trong dạy học
HS có tư duy phát triển, năng động, dễ dàng tiếp cận với những cái mới, cái tiến bộ. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trong đó có CNTT đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý của HS. Qua thực tế thăm dò cho thấy đa số HS đều có tâm lý sẵn sàng đón nhận việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Với các giờ dạy có ứng dụng CNTT HS tỏ ra hào hứng, thích thú. Do đó chúng tôi tiếp tục điều tra về khả năng ứng dụng công CNTT của các em trong việc học tập thế nào
Bảng 1.8 Bảng điều tra khả năng ứng dụng CNTT của HS trong việc tự học.
STT Điều tra việc truy cập mạng Internet Số phiếu điều tra Số phiếu trả lời Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
1 Giải trí trên mạng 312 phiếu 35 69 208
2 Tìm kiếm tư liệu 312 phiếu 30 34 208
3 Học tập trên mạng 312 phiếu 9 21 282
4 Một trong ba hình thức
trên 312 phiếu 81 112 119
Bảng số liệu trên sơ bộ cho thấy HS tiếp cận với CNTT nhanh. Tuy nhiên mục đích học tập còn chưa rõ ràng. Nếu xây dựng được các website dạy học và định hướng cho các em thì việc tự học của các em có sử dụng CNTT sẽ có nhiều triển vọng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, chúng tôi đã hệ thống hóa một số quan điểm của một số tác giả về vấn đề đổi mới PPDH. Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng
CNTT và những tác động của nó trong đổi mới PPDH. Đồng thời đưa ra một số dẫn chứng về mạng máy tính, Internet, Website với triển vọng ứng dụng trong dạy học.
Luận văn đã trình bày tổng quan về website hỗ trợ dạy học, khái niệm và một số đặc trưng của website hỗ trợ dạy học. Tìm hiểu khả năng hỗ trợ của website với hoạt động dạy và học để làm cơ sở nghiên cứu việc xây dựng website hỗ trợ dạy học phần Hoá học đại cương.
Kết thúc chương 1 luận văn rút ra được các yêu cầu sư phạm, quy trình thiết kế website dạy học và đưa ra một số hạn chế, chú ý khi sử dụng website dạy học. Luận văn cũng đã tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT của GV Hoá ở trường DBĐHDT để khẳng định cơ sở thực tiễn và mức độ khả quan của việc xây dựng website dạy học với việc nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở trường DBĐHDT.
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO HỌC SINH
DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC
2.1.Tổng quan về dạy học phần hoá học đại cương ở trường Dự bị đại học dân tộc
2.1.1. Mục tiêu dạy học phần hoá học đại cương ở trường Dự bị đại học dân tộc
Hoá học đại cương có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của chương trình bồi dưỡng DBĐH là: Quán triệt tinh thần giáo dục kỹ thuật tổng hợp (chú ý các môn học có liên quan: vật lý, sinh học…), chú trọng những kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tư duy mang tính đặc thù của phần hoá học đại cương phù hợp với đặc điểm tâm lý và năng lực của đối tượng học sinh DTTS thi chưa đậu ĐH, trình bày các kiến thức cơ bản dưới ánh sáng các thuyết hoá học hiện đại. Tăng cường tính thực tiễn và tính sư phạm, giảm nhẹ tính hàn lâm (nhưng nội dung vẫn không giảm), giúp HS nâng cao năng lực tưởng tượng, tư duy và hình thành cảm xúc thẩm mĩ, khả năng diễn đạt ý tưởng qua học tập phần hoá học đại cương. Giúp HS có những kiến thức, kỹ năng, phương pháp hoá học cơ bản, thiết thực; góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực trí tuệ, hình thành khả năng suy luận cần thiết cho cuộc sống. Đồng thời góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất,
phong cách lao động khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên, tạo cơ sở cho HS có đủ điều kiện học ở ĐH. Giúp HS có các kiến thức hệ thống, cơ bản về các bài giảng của phần hoá học đại cương, phát triển trí tưởng tượng tư duy khi nghiên cứu phần cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo nguyên tử, khả năng vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải các bài tập đơn giản và một số bài tập thực tiễn, cũng như có khả năng suy luận có lý, hợp logic trong những tình huống cụ thể, có khả năng tiếp nhận và biểu đạt các vấn đề một cách chính xác. Ngoài ra còn rèn luyện đức tính ham hiểu biết, yêu khoa học, đặc biệt là hoá học, nghiêm túc trong lao động, năng động sáng tạo, cần cù vượt khó…
2.1.2. Nội dung dạy học phần hoá học đại cương ở trường Dự bị đại học dân tộc
Thời gian thực học tại trường DBĐH Dân tộc là 28 tuần cho một năm học, HS được hệ thống lại toàn bộ các kiến thức ở ba năm THPT. Chính vì vậy khối lượng kiến thức mà các em phải ôn tập, hệ thống lại ra rất lớn. Việc sắp xếp các hệ thống kiến thức cũng khác nhiều so với THPT [25].
Theo Quyết định số 24/2006 /QĐ-BGDĐT ngày 29/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ DBĐH. Phần Hoá học đại cương thuộc chương trình môn Hoá học hệ DBĐH gồm những nội dung sau:
Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung phần hoá học đại cương hệ Dự bị đại học dân tộc
STT Chương Tên chương Số tiết
Tổng số Lý thuyết Bài tập
1 I Một số khái niệm cơ bản 2 2 4
2 II Cấu tạo nguyên tử- Bảng tuần hoàn các