Quy trình thiết kế tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng WEBSITE hỗ trợ dạy học phần hóa học đại cương cho học sinh dự bị đại học dân tộc luận văn thạc sỹ giáo dục họ (Trang 70)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2.1 Quy trình thiết kế tiến trình dạy học

Nghiên cứu giáo trình và các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của từng mục, từng bài để xác định mục tiêu của bài học.

Lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài, xác định logic hình thành kiến thức

Những nội dung được đưa vào chương trình và sách giáo trình ở trường DBĐHDT mặc dù đã được chọn lọc một cách cẩn thận, khoa học, đảm bảo tính thực tiễn, tính giáo dục và tính phổ thông , nhưng thực tế giảng dạy mỗi GV cần phải có những điều chỉnh cơ bản để một mặt đảm bảo kiến thức cơ bản cho HS một cách vững chắc, toàn diện và một mặt phải phù hợp thực tế giảng dạy: thời gian dạy học, đối tượng dạy học, PTDH... Từ mục tiêu kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài dạy GV xây dựng logic hình thành kiến thức. Để xây dựng được logic hình thành kiến thức, tiến hành các bước sau:

- Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy giúp GV dự kiến những PTDH cần thiết, PPDH thích hợp.

- Bước 2: Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lý và dự kiến cấu trúc hình thành các nội dung đó.

- Bước 3: Chọn lựa logic hình thành kiến thức một cách tối ưu nhất căn cứ trên PPDH phù hợp với trình độ HS và PTDH hiện có trong nhà trường. Thông thường, một nội dung nào đó trong dạy học có thể được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau và trong dạy học không có PPDH nào là vạn năng. Để phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH hiện nay, mỗi GV khi lựa chọn PPDH cần chú ý phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của từng phương pháp nhằm thu được kết quả khả quan nhất trong dạy học .

Xác định các hoạt động chủ yếu trong tiến trình dạy học

Trong QTDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS thì GV là người tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS, thông qua các hoạt động đó, HS tự mình chiếm lĩnh các tri thức theo yêu cầu đặt ra. Đối với các bài giảng có sự hỗ trợ của CNTT, GV cần xác định được với hoạt động nào trong nội dung nào có

thể khai thác được sự hỗ trợ của CNTT từ đó xây dựng hình thức tổ chức dạy học thích hợp

2.4. Điều kiện để sử dụng website có hiệu quả

2.4.1. Điều kiện về cơ sở vật chất

Để websie có thể đi vào thực tế hỗ trợ dạy học thì điều kiện đầu tiên là trang thiết bị của nhà trường tối thiểu phải có phòng máy tính với số lượng máy khoảng 20 bộ máy trở lên để có thể phục vụ ít nhất là một nhóm học của một lớp, các máy tính đều được kết nối mạng Internet đảm bảo có thể truy cập vào website hỗ trợ dạy học. Ngoài ra còn trang bị thêm máy chiếu Projector; máy chiếu Overhead.

2.4.2. Điều kiện phần mềm

Để sử dụng được hết tài nguyên trong website cần cài đặt các phần mềm trình duyệt web là Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox. Để việc trình diễn được đẹp thì trình duyệt phù hợp nhất là Mozilla Firefox. Ngoài ra các máy tính trong phòng học phải được cài các phần mềm sau:

- Phần mềm Java để có thể tương tác được với các mô hình ảo trong bài giảng điện tử.

- Phần mềm Flash MX, ChemLab để có thể sử dụng các mô hình, mô phỏng trong thư viện.

2.4.3. Yêu cầu các kĩ năng cơ bản

Website hỗ trợ dạy học là công cụ, phương tiện hỗ trợ cho GV và HS tiếp nhận, xử lý và trao đổi thông tin liên quan đến giáo dục và dạy học. Ở đây Website hỗ trợ dạy học được sử dụng như một phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ một số khâu trong QTDH, nên để sử dụng tốt đòi hỏi người sử dụng cần có một số kỹ năng cơ bản sau:

− Các kỹ năng cơ bản khi sử dụng máy tính: tắt, mở đúng quy trình, biết kết nối máy tính với các thiết bị ngoại vi, thành thạo các thao tác với chuột, sử dụng tốt các phím thường dùng…

− Kỹ năng sử dụng chương trình cài đặt trên máy, biết cài đặt một số phần mềm trên máy, biết cách sử dụng một số chương trình …

− Khi sử dụng Website hỗ trợ dạy học và Bài giảng điện tử, phải có kỹ năng phối hợp hài hoà giữa lời nói và các thao tác trên máy sao cho nội dung trình duyệt xuất hiện đúng với tiến trình dạy học đã soạn thảo.

− GV cần trang bị một số kiến thức tin học căn bản trong việc khắc phục, sửa chữa một số lỗi đơn giản, thường gặp như lỗi về font chữ, lỗi khi trình chiếu, liên kết bị sai lệch…

Như vậy, để khai thác và phát huy tối đa và hiệu quả của QTDH với sự hỗ trợ của Website thì cần có sự đầu tư thời gian, công sức của GV, người GV phải thật sự say mê và tâm huyết với nghề, luôn mong muốn tìm ra PPDH tích cực.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của chương 1, trong chương 2 luận văn tập trung vào xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần kiến thức Phần hoá học đại cương với những kết quả nghiên cứu gồm:

Tổng quan về dạy học chủ đề phần hoá học đại cương ở trường DBĐHDT

- Tìm hiểu chủ đề Phần hoá học đại cương trường DBĐHDT.

- Phân tích những trở ngại khi dạy học phần kiến thức “Phần hoá học đại cương ” có thể khắc phục được với website hỗ trợ dạy học.

- Đưa ra ý đồ sư phạm của việc sử dụng website dạy học để từ đó đề xuất định hướng xây dựng website dạy học Phần hoá học đại cương.

- Xây dựng Website dạy học Phần hoá học đại cươngvới cấu trúc thẻ site gồm : Bài giảng điện tử, Bài tập, Ôn tập, Kiểm tra, Thư viện, Diễn đàn.

- Đề xuất hình thức tổ chức dạy học sử dụng Website dạy học Phần hoá học đại cương. Minh họa cho một trong số các hình thức tổ chức dạy học đó chúng tôi đã thiết kế mẫu tiến trình dạy học một tiết học cụ thể có khai thác Website dạy học Phần hoá học đại cương hy vọng đó là một gợi ý về cách khai thác để GV tiếp cận và sử dụng website có hiệu quả hơn.

Trong khuôn khổ là một đề tài luận văn thạc sĩ với thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, việc xây dựng Website dạy học Phần hoá học đại cương mới chỉ là một ví dụ của Website dạy học . Việc sử dụng những kỹ thuật mới của tin học để xây dựng website nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Chúng tôi hy vọng sự vào cuộc của những kỹ thuật mới trong tin học để chỉnh lý, nâng cấp các version tiếp theo sẽ đưa đến cho Website dạy học những khả năng ứng dụng mới, đáp ứng được nhiều hơn những nhu cầu của QTDH.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP) là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra, cụ thể là kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng Website với vai trò là PTDH hiện đại hỗ trợ dạy học phần hoá học đại cương. Kết quả TNSP sẽ trả lời các câu hỏi:

1. Sử dụng website dạy học phần hoá học đại cương làm PTDH môn hoá học có góp phần nâng cao hứng thú học tập và các hoạt động học tập của HS hay không?

2. Chất lượng học tập của HS trong qúa trình học tập với sự hỗ trợ của website dạy học phần hoá học đại cương so với học tập bằng PPDH truyền thống như thế nào?

3. Các Bài giảng điện tử, các tài liệu hỗ trợ cho việc ôn tập, củng cố… xây dựng có phù hợp với thực tế giảng dạy ở trường Dự bị Đại học hay chưa? (việc phân bố thời gian, mức độ kiến thức, phương pháp trình bày,... )

Trả lời các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót, từ đó kịp thời chỉnh lí, bổ sung để đề tài được hoàn thiện, góp phần vào việc nâng cao chất lượng Dạy học môn hoá học và quá trình đổi mới PPDH ở trường DBĐH.

3.2.Đối tượng thực nghiệm

Quá trình TNSP được tiến hành tại trường DBĐH dân tộc Sầm Sơn – Thị xã Sầm Sơn – tỉnh Thanh Hóa.

- Lớp thực nghiệm chúng tôi chọn lớp K9A1: 24 HS, K9A2: 24 HS K9A7: 25 HS, K9B1: 25 HS. Người dạy thực nghiệm là thầy giáo Trần Trọng Hải, cô giáo Trần Thị Hường.

- Lớp đối chứng chúng tôi chọn lớp K9A3: 24 HS, K9A4: 24 HS K9A5: 25 HS, K9A6: 25 HS. Người dạy thực nghiệm là cô giáo Trịnh Thị Quyên, cô giáo Lê Thi Hoan.

Các thầy, cô giáo dạy thực nghiệm có số năm công tác và kinh nghiệm giảng dạy được tổ chuyên môn đánh giá là tương đương nhau.

Căn cứ vào kết quả tuyển sinh và kết quả học tập ở học kỳ 1, lớp thực nghiệm và đối chứng có chất lượng học tập tương đương nhau.

3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm

Trong quá trình TNSP chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Tổ chức dạy học phần hoá học đại cương cho các lớp đối chứng và thực nghiệm.

- Với các lớp thực nghiệm (TN): sử dụng website dạy học phần hoá học đại cương với các Bài giảng điện và các tài liệu điện tử khác đã thiết kế, các phương tiện đi kèm là máy chiếu đa năng Projecter kết hợp với PTDH truyền thống như giáo án, bảng, phấn,...

- Với các lớp đối chứng (ĐC): sử dụng PPDH truyền thống, các tiết dạy được tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lý kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.

3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình TNSP, tiến hành dạy song song phần hoá học đại cương ở các lớp đối chứng và thực nghiệm. Trong tất cả các giờ học ở lớp thực nghiệm chúng tôi chú ý quan sát các hoạt động, tính tích cực của HS (thông qua thái độ học tập, trạng thái tâm lý, tinh thần hăng say xây dựng bài và những ý kiến của các em sau mỗi giờ học), và mức độ hiểu bài của HS (thông qua chất lượng các câu trả lời của các em khi GV phát vấn). Kết hợp sự quan sát định tính và kết quả các bài kiểm tra của HS các lớp để đánh giá một cách khách quan nhất chất lượng các giờ học. Đồng thời chú ý, theo dõi tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của website dạy học phần hoá học đại cương, tổ chức trao đổi sau mỗi tiết dạy để rút kinh nghiệm cho các bài học sau.

Cuối đợt TNSP, chúng tôi đã tổ chức kiểm tra cho HS ở các lớp theo hai hình thức: trắc nghiệm khách quan (TNKQ) và kiểm tra viết. Mục đích của kiểm tra:

- Đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng, khả năng hiểu, nắm vững các khái niệm cơ bản trong phần hoá học đại cương .

- Đánh giá khả năng vận dụng vào một số tình huống cần có sự suy luận, sáng tạo cũng như khả năng áp dụng lý thuyết để giải các bài tập cụ thể.

- Phát hiện những sai lầm phổ biến HS để kịp thời điều chỉnh.

Ngoài tổ chức kiểm tra đánh giá chúng tôi còn tổ chức thăm dò, tìm hiểu ý kiến của HS các lớp thực nghiệm về việc sử dụng website dạy học phần hoá học đại cương hỗ trợ dạy học từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Nhận xét về tiến trình dạy học

Quan sát giờ học của các lớp thực nghiệm được thực hiện theo tiến trình dạy học đã xây dựng, chúng tôi có những nhận xét sau:

- Có thể tiến hành dạy học với sự hỗ trợ của Website như những tiết học bình thường. Các bài giảng điện tử xây dựng phù hợp với việc sử dụng trên lớp của giáo viên và việc tự học của HS, các site có nội dung ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết có khả năng hỗ trợ tốt cho mục đích tự học, tự nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ học tập do GV đề ra. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động dạy học sẽ cao hơn khi có sự kết hợp hài hoà với các PTDH truyền thống khác.

- Khai thác triệt để khả năng hỗ trợ của Website trong tiến trình dạy học đã tạo môi trường dạy - học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS. Thực tế triển khai đã chứng tỏ hình thức dạy học mới theo kiểu thiết kế - thi công có sự hỗ trợ của Website mang lại hiệu quả khả quan và có tính khả thi trong điều kiện hiện nay.

- Sử dụng Website làm phương tiện hỗ trợ dạy học có tác dụng tích cực hoá, thu hút sự chú ý của HS vào bài học. Kết quả điều tra cho thấy sử dụng Website làm cho quá trình dạy học môn Hoá trở nên sinh động và HS tỏ ra thích thú hơn với môn Hoá, tự nguyện tham gia vào những hoạt động học tập, xây dựng bài sôi nổi và tích cực hơn.

3.5.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học.

Các bảng thống kê điểm số

Bảng thống kê số % HS đạt diểm Xi trở xuống Vẽ đường cong tần suất luỹ tích

Tính các tham số thông kê: X , S2, S, V

Điểm trung bình: n X n Xi i i = = 10 1 Phương sai: ( ) 1 2 10 1 2 − − = ∑ = n X X n S i i i

Độ lệch chuẩn: S = S2 Hệ số biến thiên: .100%

X S V =

(Trong đó Xi là điểm số của HS; n là số HS tham gia bài kiểm tra)

Thống kê kết quả kiểm tra:

Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số kết quả các bài kiểm tra

Bài KT Lớp Số HS Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNKQ TN 98 0 0 0 0 8 16 18 15 24 17 0 ĐC 98 0 0 0 8 12 21 17 13 19 8 0 Viết TN 98 0 0 0 4 13 18 22 25 11 5 0 ĐC 98 0 0 2 5 19 23 21 20 6 2 0

Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số hai bài kiểm tra Lớp Số HS Số bài KT Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 98 196 0 0 0 4 21 34 40 40 35 22 0 ĐC 98 196 0 0 2 13 31 44 38 33 25 10 0

Bảng 3.3 Bảng thống kê số HS đạt điểm từ Xi trở xuống

Lớp Số HS Số bài KT Số HS đạt điểm từ Xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 98 196 0 0 0 4 25 59 99 139 174 196 196 ĐC 98 196 0 0 2 15 46 90 128 161 186 196 196

Bảng 3.4. Bảng thống kê số % HS đạt điểm từ Xi trở xuống

Lớp Số HS Số bài KT Số % HS đạt điểm từ Xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 98 196 0 0 0 2 12.8 30.1 51.5 70.9 88.8 100 100 ĐC 98 196 0 0 1 8.26 23.8 44.9 65.3 82.1 94.9 100 100

Từ các số liệu trong bảng 3.2 và bảng 3.4 biểu diễn đồ thị điểm số và đường cong tần suất luỹ tích của các lớp đối chứng và thực nghiệm.

Hình 3.1. Đồ thị điểm số các bài kiểm tra của nhóm ĐC và TN

Hình 3.2. Đồ thị đường tần suất luỹ tích của nhóm ĐC và

TN

Bảng 3.5 Các thông số thống kê:

Lớp Số HS Số bài KT X S2 S V%

TN 98 196 6.44 2.52 1.59 24.7

ĐC 98 196 5.79 2.76 1.66 28.7

Từ bảng 3.5 ta thấy: điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, tuy nhiên chưa thể khẳng định chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng. Ở đây nảy sinh vấn đề: sự chênh lệch đó phải chăng do sử dụng Website trong dạy học thực sự tốt hơn dạy học thông thường hay do ngẫu nhiên mà có? Để trả lời câu

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng WEBSITE hỗ trợ dạy học phần hóa học đại cương cho học sinh dự bị đại học dân tộc luận văn thạc sỹ giáo dục họ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w