8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.4.3. Bài học bài tập vật lý theo lý thuyết phát triển bài tập
Mục tiêu:
- HS nắm vững kiến thức cơ bản cần củng cố. - Kỹ năng giải BT từ đơn giản đến phức tạp. - Làm quen với việc phát triển BT của GV.
- Bước đầu xây dựng BT mới theo một số PA phát triển BTCB.
Cấu trúc bài học về BTVL có thể:
- BT 1: BTCB
- BT 2: + HS đặt đề BT mới từ BTCB theo PA 1. + HS giải BT mới.
- BT 3: + HS đặt đề BT mới từ BTCB theo PA 2. + HS giải BT mới.
- BT 4: + GV đặt đề BT mới từ BTCB theo PA 4.
Kết luận chương 1
Kết quả chính của chương 1 có thể tóm tắt như sau:
- Bài tập là một phương tiện dạy học truyền thống phát huy có hiệu quả chức năng giáo dưỡng, giáo dục, phát triển và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Chính vì vậy, dạy học bài tập vật lý giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Trong chương này chúng tôi hệ thống hóa những cơ sở lí luận về BTVL và giới thiệu lý thuyết phát triển BT được dùng trong dạy học BTVL đang được nghiên cứu, triển khai gần đây nhằm khai thác hiệu quả hơn các chức năng lí luận dạy học của BTVL, đặc biệt là nâng cao tính chủ động học tập của HS trong hoạt động giải BTVL, biến học thành tự học.
- Bài tập trong DHVL rất đa dạng, phong phú, phát huy chức năng ở tất cả các nhiệm vụ của DHVL và được sử dụng trong tất cả các yếu tố của quá trình dạy học. Vì vậy, trong thực tiễn dạy học đôi khi dạy học BT bị tuyệt đối hóa đến cực đoan; tài liệu về bài tập rất nhiều HS và phụ huynh hoang mang trước một số lượng lớn sách bài tập, làm sao giải cho hết dạng để thi cử đạt yêu cầu; giải BTVL trở thành gánh nặng đối với HS. Đối với GV dạy BTVL đảm bảo phát huy chức năng lí luận DH của BT là rất khó, GV phải tự xác định mục tiêu, lựa chọn BT, phương pháp dạy học BT; lý thuyết phát triển BTVL ra đời nhằm giải quyết khó khăn nêu trên.
- Phát triển BT vật lý vừa thực hiện tốt chức năng giáo dưỡng (ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức) vừa góp phần tăng cường hoạt động tự chủ chiếm lĩnh kiến thức kỹ năng của HS, vừa phát triển năng lực diễn đạt ngôn ngữ của HS. Ở đây mọi HS đều tham gia giải BT để chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, không còn thụ động tìm các đề bài để giải mà vai trò của họ còn lớn hơn đó là đặt các đề bài và hiển nhiên việc giải quyết chúng nằm trong tầm tay của các em.
- Vậy thông qua việc phát triển BT vật lý không những kiến thức của HS được rèn luyện và nâng cao mà tính tích cực chủ động đề xuất các vấn đề giải quyết cũng được nâng lên biến học thành tự học, hạn chế việc HS đến các lớp học thêm, lò luyện thi, góp phần hạn chế tiêu cực trong giáo dục.
Trong chương 2 của luận văn, chúng tôi sẽ vận dụng lí thuyết PTBT để xây dựng và sử dụng hệ thống BT khi dạy học chương ”Lượng tử ánh sáng” ở vật lý lớp 12 ban cơ bản.
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ LỚP 12
( BAN CƠ BẢN ) THEO LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN BÀI TẬP VẬT LÝ