Phân loại và quá trình chuyển giao

Một phần của tài liệu Tổng quan công nghệ WCDMA (Trang 67 - 72)

Kỹ thuật chuyển giao và Điều khiển công suất trong W-CDMA

4.2.2 Phân loại và quá trình chuyển giao

a) Chuyển giao mềm (Soft Handover ) và mềm hơn (Softer Handover )

• Chuyển giao mềm:

- Trong chuyển giao mềm UE có thể thông tin với hai hay ba sector của các cell khác nhau. Trạm gốc đang trực tiếp điều khiển tiến trình cuộc gọi được xem như là trạm gốc sơ cấp. Trạm gốc sơ cấp có thể khởi xướng các bản tin điều khiển hướng đi.

Hình 4.3 chuyển giao mềm hai đường.

- Các trạm gốc khác không trực tiếp điều khiển tiến trình cuộc gọi thì được gọi là trạm gốc thứ cấp

- Quá trình chuyển giao mềm kết thúc khi : hoặc là trạm gốc sơ cấp hay trạm gốc thứ cấp bị rớt. Nếu trạm gốc sơ cấp bị rớt, trạm gốc thứ cấp sẽ trở thành trạm gốc sơ cấp mới cho cuộc gọi này.

Hình 4.4 Chuyển giao mềm ba đường

- Chuyển giao mềm giữa ba cell sẽ kết thúc khi một trong 3 cell bị rớt đầu tiên và quá trình trở thành chuyển giao giữa hai cell. Các trạm gốc có liên quan phối hợp chuyển giao với nhau bằng cách trao đổi thông tin cho nhau bằng báo hiệu số 7(SS7). Với chuyển giao mềm, trạm di động đồng thời có thể trao đổi thông tin với hai hay nhiều trạm gốc.

- Tín hiệu từ các trạm gốc này có thể được kết hợp với nhau ở đường xuống để tăng cường chất lượng của đường truyền. Ở đường lên, thông thường các trạm gốc nói trên tách tín hiệu độc lập. Nếu các tín hiệu này khác nhau, trung tâm chuyển mạch có thể chọn tín hiệu tốt nhất.

Ta xét quá trình chuyển giao mềm khi trạm di động thông tin đồng thời với hai trạm gốc. Trong khi thiết lập kết nối, trạm di động phát hiện và bám trạm gốc có công suất lớn nhất. Đồng thời trạm di động liên tục giám sát công suất của các trạm gốc lân cận. Khi phát hiện một trạm gốc mới có công suất đủ lớn (so với công suất của trạm gốc đang bám), trạm di động sẽ thông báo điều này cho trạm gốc mà nó đang bám. Trạm gốc này sẽ thông báo cho trung tâm chuyển mạch để cho phép trạm gốc thứ hai phát và thu lưu lượng từ trạm di động. Ở đường xuống máy thu RAKE giải điều chế cả hai tín hiệu ở cả hai nguồn của “RAKE” và kết hợp chúng một cách nhất quán có điều chỉnh trễ.Ở

đường lên mỗi trạm gốc giải điều chế và giải mã khung tiếng (hay gói số liệu) độc lập rồi gửi chúng đến trung tâm chuyển mạch để chọn các khung này. Việc chuyển đổi xảy ra từ từ. Ô thứ hai được từ từ đưa vào sử dụng, bắt đầu khi chuyển sang ô lân cận.

- Khi tín hiệu từ trạm gốc thứ nhất trở nên quá yếu so với trạm gốc thứ hai đến nỗi không thể giải điều chế và giải mã được, trạm gốc thứ nhất sẽ bị loại trên cơ sở đo cường độ trường hay chính bởi trạm gốc này. Ở chuyển giao mềm đối với mỗi khung cho trước, việc chọn ô tốt hơn được thực hiện mà không cần cho phép ô mới hay hủy bỏ ô cũ như ở chuyển giao cứng.

Trong thực tế để tránh chuyển giao thường xuyên, ô thứ hai chỉ được cho phép khi cường độ tín hiệu của nó khá lớn (khoảng 6dB) so với ô thứ nhất. Điều này làm cho hiệu năng ở biên giới ô giảm.

Lợi ích của chuyển giao mềm là quá trình thông tin trên kênh lưu lượng hướng đi và hướng về. Hệ số thu phải đủ lớn để đảm bảo thu được vì công suất phát thấp được yêu cầu trên kênh lưu lượng hướng đi và hướng về. Điều này có ý nghĩa là tổng nhiễu của hệ thống giảm và kết quả là dung lượng của hệ thống tăng lên đồng nghĩa với chất lượng cuộc thoại tốt hơn.

Chuyển giao mềm hơn.

Chuyển giao mềm hơn xảy ra giữa hai hay nhiều sector thuộc cùng một node B. Trong trường hợp này chỉ có một vòng điều khiển công suất do node B điều khiển để phục vụ cả hai đoạn cell.

Trong chuyển giao mềm hơn, UE ở vùng chồng lấn giữa hai vùng phủ của hai đoạn cell của node B. Thông tin giữa UE và node B xảy ra đồng thời trên hai kênh của giao diện vô tuyến. Vì thế, cần sử dụng hai mã khác nhau ở đường xuống để UE có thể phân biệt được hai tín hiệu. Dữ liệu bị chia nhỏ tại node B và được định tuyến tới các anten khác nhau. Máy thu của UE nhận hai tín hiệu này bằng phương pháp xử lý RAKE.

Ở đường lên cũng xảy ra quá trình tương tự như ở UE : node B thu được kênh mã của UE ở từng đoạn cell, sau đó chuyển chúng đến cùng máy thu RAJKE và kết hợp chúng để nhận được tín hiệu tốt nhất.

Chuyển giao mềm – mềm hơn.

Hình 4.6 chuyển giao mềm – mềm hơn

Chuyển giao mềm – mềm hơn khi UE thông tin với hai sector trong cùng một cell khác. Các tài nguyên mạng yêu cầu cho loại chuyển giao này bao gồm tài nguyên chuyển giao mềm giữa hai node B A và node B B cộng với tài nguyên phục vụ cho chuyển giao mềm hơn của node B B.

Chuyển giao cứng có thể xảy ra trong một số trường hợp như: chuyển giao từ một cell này sang cell khác khi hai cell có các tần số sóng mang khác nhau hoặc từ một cell này sang cell khác khi các cell này được nối đến hai RNC khác nhau và không tồn tại giao diện Iur giữa hai RNC này.

• Chuyển giao cứng cùng tần số.

Hình 4.7 Chuyển giao cứng cùng tần số

Chuyển giao cứng cùng tần số có thể thực hiện khi giao diện Iur không còn hiệu lực. Trường hợp chuyển giao này có thể phát sinh nếu chuyển giao gồm hai RNC được cung cấp bởi các hãng sản xuất khác nhau. Trong chuyển giao cứng cùng tần số, UE truyền trong phạm vi dải tần số bằng nhau, nhưng kết nối cũ kết thúc trước khi kết nối mới có thể được thiết lập, do đó gây ngắt quãng kết nối trong khoảng thời gian ngắn.

Hình 4.8 Chuyển giao cứng khác tần số

Đây là kiểu chuyển giao giống chuyển giao GSM, giữa hai tần số W- CDMA f1 và f2 Trong trường hợp chuyển giao này, kết nối qua cell cũ (cell A) bị xóa và kết nối đến mạng vô tuyến vẫn được duy trì qua cell mới (cell B), chuyển giao khác tần số cũng có thể thực hiện giữa hai tần số trong thời gian của cùng một cell

Trong chuyển giao khác tần số cần thiết đo cường độ tín hiệu và chất lượng ở các tần số khác trong khi vẫn có các kết nối với tần số hiện đại.

Một phần của tài liệu Tổng quan công nghệ WCDMA (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w