Kỹ thuật điều khiển công suất đường xuống

Một phần của tài liệu Tổng quan công nghệ WCDMA (Trang 90 - 95)

f) Hiệu suất đường trục (trung kế)

4.3.6kỹ thuật điều khiển công suất đường xuống

a) Điều khiển công suất vòng hở đường xuống

Trên đường xuống, PC vòng hở để thiết lập công suất khởi đầu các kênh đường xuống trên cơ sở báo cáo đo đạt từ UE. Chức năng này được thực hiện cả ở UE và UTRAN. Giải thuật để tính toán giá trị công suất khởi đầu DPCCH khi dịch vụ mang đầu tiên được thiết lập như sau:

Trong đó:

+ Rb là tốc độ bit của người sử dụng,

+ (Eb /N0)DL là giá trị được quy hoạch của đường xuống trong quá trình quy hoạch mạng vô tuyến,

+ W là tốc độ chip

+ (Eb/N0)CPICH được báo cáo từ UE

cho RNC

Giải thuật tính toán công suất đoạn nối vô tuyến khởi đầu có thể được đơn giản hóa khi chuyển giao được thiết lập hay đoạn nối vô tuyến thay đổi. Khi bổ sung nhánh, cần chỉ định cỡ lại công suất mã phát của đoạn nối hiện có bằng hiệu số giữa công suất P_CPICH của cell hiện thời với công suất P_CPICH của cell thuộc nhánh bổ sung. Đối với kênh mang thay đổi định cỡ được thực hiện bằng tốc độ bit của người sử dụng mới và Eb/N0 đường xuống mới.

b) Điều khiển công suất vòng kín đường xuống

 Điều khiển công suất vòng ngoài đường xuống.

DL PC vòng ngoài được thực hiện tại UE, giá trị SIR đích cho DL PC vòng trong được điều chỉnh bởi UE bằng cách sử dụng một thuật toán riêng đảm bảo chất lượng đo (BLER) giống như chất lượng đích do RNC thiết lập. Nếu CPCH được sử dụng, đích chất lượng do RNC thông báo là DCCH BER, trái lại BLER đích được cung cấp cho UE. Ngoài ra khi sử dụng BLER kênh truyền tải làm BLER đích trong thông tin, DL PC vòng ngoài đảm bảo rằng yêu cầu chất lượng được duy trì cho từng TrCH (Transport channel: kênh truyền tải) với BLER đích được gán. Mặt khác, nếu BER của DL DCCH được phát ở dạng chất lượng đích, vòng điều khiển trong UE sẽ đảm bảo chất lượng cho từng CPCH với DL DPCCH BER đích được gán.

Giá trị chất lượng DL PC đích trong UE được điều khiển bởi AC trong RNC. AC quyết định giá trị của BLER đích cho từng DCH được đặt trên CCTrCH, BER đích đường xuống cho từng kênh truyền tải sau đó UE nhận trên các bản tin RRC.

 Điều khiển công suất vòng trong đường xuống

UE nhận BLER đích do RNC thiết lập cho DL PC vòng ngoài cùng với các thông số điều khiển khác. UE so sánh SIR ước tính với SIR

đích. Nếu ước tính lớn hơn đích, UE phát lệnh TPC “giảm” đến node B, ngược lại nó phát lệnh TPC “tăng” đến node B.

Nếu DPC_MODE = 0 UE phát một lệnh TPC cho mỗi khe, trái lại nó phát một lệnh TPC cho ba khe. Các lệnh TPC được phát đều trên UL DPCCH để điều khiển công suất của DL DPDCH và các DPDCH tương ứng với nó bằng cùng một lượng công suất.

Dịch công suất của các ký hiệu TFCI (PO1), TPC (PO2) và hoa tiêu (PO3) của kênh DL DPCCH so với kênh DL DPDCH được cho ở (hình 4.20)

Hình 4.20 Dịch công suất (PO) để cải thiện chất lượng báo hiệu đường xuống Kích thước bước DL PC là một thông số của quá trình quy hoạch mạng vô tuyến các bước có thể là 0.5; 1; 1.5 hoặc 2 dB. Bước bắt buộc tối thiểu là 1 dB còn các bước khác là tùy chọn. Nếu UE ở chuyển giao mềm tất cả các ô nối đến UE phải có bước PC như nhau để tránh trôi công suất. Trong trường hợp nghẽn, RNC có thể lệnh cho node B không thực hiện lệnh TPC “tăng” của UE.

DL PC vòng trong, trong quá trình chuyển giao mềm hơn hoạt động giống như trong trường hợp đoạn nối vô tuyến. Chỉ có một DPCCH được phát ở đường lên, báo hiệu và phần số liệu nhận được từ các anten khác nhau được kết hợp cho ký hiệu trong node B. Trên đường xuống node B điều khiển đồng thời

công suất của tập đoạn nối vô tuyến và chia luồng nhận được từ DCH – FP cho tất cả các ô tham gia vào chuyển giao mềm hơn.

Hình 4.21 DL PC vòng trong khi chuyển giao mềm

 Máy thu RAKE.

Một tín hiệu được truyền từ máy phát sang máy thu theo nhiều đường khác nhau dẫn đến có thời gian trễ khác nhau nên sẽ gây nên các tín hiệu fading khác nhau. Máy thu RAKE thực hiện lấy tương quan các tín hiệu thu được, các tín hiệu này là các phiên bản dịch thời gian của chuỗi giả ngẫu nhiên.

Hình 4.22 Cấu trúc máy thu RAKE

Ở máy thu RAKE để nhận được các phiên bản dịch thời của chuỗi ngẫu nhiên, tín hiệu phải đi qua đường trễ trước khi được lấy tương quan và được kết hợp. Đường trễ bao gồm nhiều mắt trễ có thời gian trễ bằng thời gian một chip Tc .

Máy thu dịch thời gian bản sao mã trải phổ từng chip cho từng ký hiệu thông tin để giải trải phổ ký hiệu trong cùng một ký hiệu và tạo nên lý lịch trễ công suất Dựa trên các lý lịch trễ này, máy thu đường truyền trên cơ sở số lượng bộ tương quan, bộ ước tính kênh và bộ bù trừ biến đổi pha (gọi là các ngón máy thu RAKE).

Hình 4.23 phương pháp chọn đường truyền để kết hợp với RAKE

và các tín hiệu đa đường của kênh người sử dụng nên giá trị ngưỡng được lập dựa trên cơ sở công suất tạp âm và các đường truyền có SIR hiệu dụng được chọn .Vì UE chuyển động nên vị trí đường truyền (thời gian trễ) được kết hợp RAKE cũng sẽ thường xuyên thay đổi .Máy phải định kỳ cập nhật lý lịch trễ đường truyền trên cơ sở lý lịch mới (quá trình này được gọi là tìm kiếm đường truyền vì nó liên quan đến tìm kiếm đường truyền để kết hợp RAKE).

Vì các đường truyền tách biệt được thu từ các đường truyền sóng độc lập, nên chúng bị thăng giáng fading khác nhau. Cho ta thấy cấu hình của một máy thu RAKE thông tin di động 3G sử dụng tách sóng kết hợp cả đường lên và đường xuống. Tách sóng kết hợp đòi hỏi ước tính sự thay đổi pha và biên của tín hiệu thu do fading trong mỗi đường truyền.

Để đảm bảo theo dõi sự thăng giáng kênh diễn ra nhanh chóng thông tin đi động 3G thực hiện đánh giá kênh theo các ký hiệu hoa tiêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ký hiệu hoa tiêu này cho phép máy thu biết được pha điều chế của số hiệu phát, đối với W-CDMA, ký hiệu này được đặt trên kênh 0 và ký hiệu số liệu được ghép lên kênh 1. Các ký hiệu này được điều chế bằng sóng mang trực giao. Ở đường xuống nó được ghép thời gian chung với ký hiệu số liệu trong kênh này và được điều chế QPSK

Một phần của tài liệu Tổng quan công nghệ WCDMA (Trang 90 - 95)