Trong ca dao hệ thống từ chỉ bộ phận cơ thể người được phân chia chi ly, tỉ mỉ ở các mặt: vị trí, chức năng, cấu tạo và ở mỗi mặt lại tiếp tục được chia nhỏ hơn nữa.
Từ chỉ bộ phận cơ thể người được chia theo hai tuyến: bộ phận cơ thể bên trong và bộ phận cơ thể bên ngoài.
Có thể hiểu một cách sơ lược rằng: bộ phận cơ thể bên trong là những bộ phận mà mắt thường không nhìn thấy được khi không có sự tác động nào như: xương, máu, gan, dạ…còn bộ phận cơ thể bên ngoài là những bộ phận nhìn thấy được bằng mắt thường, không cần sự tác động nào như: da, mắt, đầu, tay, chân…
Bảng 3. Từ chia theo vị trí trong cơ thể.
Số liệu
Ngữ liệu Số câu Tỷ lệ %
Từ chỉ BPCT người bên trong 8 15.69 Từ chỉ BPCT người bên ngoài 43 84.32 Từ chỉ BPCT người trong Ca dao 51 100 % Từ chỉ bộ phận cơ thể người được chia làm hai bộ phận: bộ phận cơ thể bên trong và bộ phận cơ thể bên ngoài. Nhưng để phân loại một cách tỉ mỉ hơn, ta có thể phân loại như sau:
Về mặt vị trí, theo chiều từ trên xuống dưới có: thân, đầu, mình, tay, chân
Ví dụ:
“ Có thân thì phải liệu lo Chẳng thời ông huyện chửi cho bây giờ”.
(1.26)
" Tô đánh mà chẳng biết thân". (2. 442)
" Miếng trầu là miếng tồn Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu"
(2.16)
" Quần không cái áo cũng không Em lấy tấm chồng thân tụi mình trơ ".
(Q1-371)
" Chiều chiều ra đứng ngõ sau Hai tay rũ xuống như tàu chuối te"
(2.217)
" Đói chân đầu gối phải bò Cái chân hay chạy , cài dò hay đi".
(2.109)
Và thân, đầu , mình lại chia nhỏ thành: ngực cổ, vai, bụng: " Trên đầu em đội khăn vuông
(2.229)
" Cổ cô đeo chuỗi hạt vàng Bây giờ cô lại vơ quàng vỏ xiên".
(2.387)
" Vai mang khăn gói sang sông Cúi đầu lại mẹ thương chồng phải lo".
(1.497)
" Đau bụng lấy bụng mà chườm Ví bằng không khỏi hắc hương với gừng"
(2.17) " Đầu " lại chia nhỏ thành: Tóc, mặt:
" Tóc thời chưa đến ngang vai
Quấn ngang quấn ngữa cho trai phải lòng". (2 .442)
" Gió đưa mười tám lá me
Mặt rổ hoa mè ăn nói có duyên". ( 2.182)
" Tay " lại chia thành : cánh tay, cổ tay, bàn tay,ngón tay,móng tay:
" Ước gì trải chiếu ra nằm
Chân duỗi vào lòng đầu gối cánh tay". ( 2. 263)
" Gặp đây anh nắm cổ tay
Ai gột nên trắng ai day nên tròn". ( 1.211 )
" Bàn tay có ngón dài ngón vắn Con một nhà có đứa trắng đứa đen".
( 2.29)
“ Ngồi buồn tính đốt ngón tay
Tính đi tính lại ngón này hơn trăm”. ( 1.93)
" Một thương em nhỏ móng tay
Hai thương em bậu khéo may yếm đào". ( 2.440)
" Chân" được chia thành: đầu gối , móng chân:
" Đói chân đầu gối phải bò Cái chân hay chạy cái dò hay đi".
( 2.109)
" Bởi thương nên chuốc lấy sầu Không thương ai dám đá đầu móng chân".
( 2. 247)
" Mặt" lại tiếp tục được chia nhỏ thành ; mắt, mũi, tai ,miệng, má, râu:
" Người khôn con mắt đen sì Người dại con mắt nữa chì nữa thau".
( 2.8)
" Cổ tay em vừa trắng lại vừa tròn Mặt mũi vuông vắn chồng con thế nào".
( 2.262)
" Đàn ông rộng miệng thì tài
Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng". ( Q2- 8)
" Nước trong ai chẳng khoả chân Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn".
( 1.361)
" Anh là con cái nhà ai Cái đầu bờm xợp, cái tai vật vờ".
( Q2 - 439)
" Xưa kia có thế này đâu Bởi vì sợ vợ nên râu quặp vào".
(2. 443) " Vai" lên quan đến"nách":
" Hai nách những lông xồm xồm Chồng yêu chồng bảo "tơ hồng trời cho".
( 2. 426) - " Bụng" liên quan đến "rốn":
" Trên đầu chấy rận lung tung
( 2 .413)
" Mồm" (miệng) lại được phân chia tỷ mỉ: môi, lưỡi, răng, lợi: " Những người giúp miệng giúp môi
Nào ai có giúp cho tôi đồng tiền ". ( 2 .106)
( Có trầu cho miếng đỏ môi
Có rượu cho chén tươi đôi má hồng). ( 1.125)
" Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương". ( 2 .360)
" Răng đen nhoẽn miệng em cười Dầu trời đương nực cũng nguôi cơn nồng".
( 1.382)
" Bà già đi chợ cầu đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn".
( 2.419) " Mắt " lại được phân biệt với " con ngươi":
" Má hồng như thể tô son
Đôi môi cắn chỉ trông mòn con ngươi". ( 1.249)
"Tóc" chia thành: " Tóc mai", "Tóc nguôi", " Tóc tiên": " Nắm tóc nguôi, tóc nguôi dài
Nắm tóc mai, tóc mai cụt Cầu trời khấn phật cho tóc mai dài
Bao giờ tóc chấm ngang vai Thì ta kết nghĩa thành hai vợ chồng".
(1.319)
" Chị kia bới cánh tóc tiên
Chồng chị đi cưới một thiên cá mòi". ( 1.98)
+ Theo chiều từ trước ra sau có sự phân biệt giữa: ngực - lưng
" Thò tay vuốt ngực chung tình
Nước sôi còn nguội huống chi mình giận tôi". ( 1.424)
" Những người thắt đáy lưng ong Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con".
( 2.8)
+ Theo chiều từ ngoài vào trong có sự phân biệt giữa: da , lông ,máu ,bụng, lòng, ruôt, gan, dạ...
" Trắng da vì bởi phấn dồi Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa".
( Q2-93)
" Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho". ( 2.419)
" Dao vàng cắt ruột máu rơi
Ruột đau chẳng mấy bằng lời em than". ( 2.216)
" Ra về tay nắm lấy tay
Mặt nhìn lấy mặt, lòng say lấy lòng". (1.380)
" Thương anh chẳng muốn nói ra
Ruột trong thì héo ngoài da thì vàng". (1.434)
" Gan vàng chẳng cắt mà đau Cách em một phút dạ sầu như dưa".
(1.209)
" Bởi thương nên dạ mới trông Không thương em đã lấy chồng còn chi".
(2.247)
" Xương" được phân biệt với : xương sống, xương sườn...
" Chẳng làm người bảo rằng ươn Làm thì xương sống , xương sườn phơi ra".
( 2.48)
Sự phân bố các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao phản ánh cách phân bố của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong các ngôn ngữ: bộ phận nổi bật thì được gọi tên nhiều hơn, cụ thể là bộ phận phía trên ,bộ phận phía trước gọi tên nhiều hơn các bộ phận phía dưới, phía sau. Bộ phận cơ thể bên ngoài như: đầu , tay, chân…được gọi tên nhiều hơn bộ phận cơ thể bên trong như: gan, mật , máu…các từ chỉ bộ phận cơ thể người phản ánh sự chia cắt thực tế trong ngôn ngữ và ở mỗi ngôn ngữ sự chia cắt thực tế này không hoàn toàn trùng nhau do bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội và truyền thống văn hoá của dân tộc nói ngôn ngữ đó. Điều này thể hiện rất rõ ở lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt khi đi vào để thực hiện chức năng giao tiếp .
Tóm lại:
Trong ca dao Việt Nam, có nhiều từ ngữ với các trường nghĩa khác nhau, trong đó có nhóm ( trường) chỉ bộ phận cơ thể người. Nhóm này có số lượng khá lớn, tần số sử dụng của mỗi nhóm hay mỗi từ có khác nhau, hoặc chúng đều góp phần biểu đạt những nội dung, tư tưởng nhất định mà ca dao cần thể hiện.
3. Vị trí xuất hiện giữa các từ ngữ chị bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam.
Từ chỉ bộ phận cơ thể người được dùng trong ca dao rất linh hoạt, nó có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu.
Số liệu
Ngữ liệu Số câu Tỷ lệ %
Số câu ca dao có từ chỉ BPCTNđứng ở vị trí đầu 165 30.21 Số câu ca dao có từ chỉ BPCTNđứng ở vị trí giữa 267 48.9 Số câu ca dao có từ chỉ BPCTNđứng ở vị trí cuối 114 20.87 Số câu ca dao có từ chỉ BPCTN 546 100
3.1. Từ chỉ bộ phận cơ thể người đứng ở vị trí đầu của câu ca dao.
So với những câu ca dao đứng ở vị trí giữa thì nhóm câu này chiếm tỷ lệ ít hơn chiếm : 30.21%
- Mắt thương nhớ ai
Mắt không ngũ yên. ( 3.235)
- Vai mang túi bạc kè kè
Nói quấy nói quá người nghe ầm ầm. ( 2.25)
Ở những câu ca dao này, bộ phận cơ thể người được nhấn mạnh làm nổi bật vai trò thay thế của chúng cho tổng thể con người. Nó thường có ý nghĩa hàm ẩn cao, tên gọi bộ phận cơ thể người chỉ được sử dụng theo phương thức hoán dụ hoặc ẩn dụ, giá trị biểu trưng của nó rất lớn, chẳng hạn như:
Mắt thương nhớ ai Mắt không ngủ yên.
(2.235)
từ " mắt" ở đây không đơn thuần là chỉ bộ phận cơ thể người nữa mà nó có ý nghĩa hoán dụ nói lên sự nhớ nhung của con người khi phải xa nhau.
Hay:
Vai mang túi bạc kè kè
Nói quấy nói quá người nghe ầm ầm. (2.25).
" vai" ở đây có nghĩa khác đó là muốn nhấn mạnh sức mạnh của đồng tiền, người có tiền thì dù nói thế nào đi chăng nữa thì vẫn có uy lực, được người khác theo.
3.2. Từ chỉ bộ phận cơ thể người đứng ở vị trí giữa câu ca dao. Đây là nhóm từ chỉ số lượng nhiều nhất , chiếm tỉ lệ : 48.90%
Cô kia má đỏ hồng hồng Cô chữa có chồng còn đợi chờ ai?
(2.286)
Chê tôm ăn cá lù đù
Chê thằng ỏng bụng lấy thằng gù lưng tôm. (2.43)
Người khôn con mắt đen sì Người dại con mắt nữa chì nữa thau.
(2.8)
Nhóm câu này có khi được dùng theo nghĩa đen nhưng có khi lại được dùng theo nghĩa bóng, khi dùng theo nghĩa bóng như:
Cô kia má đỏ hồng hồng Cô chữa có chồng còn đợi chờ ai?
(2.286)
thì đây vừa là câu hỏi vừa là lời trách móc nhẹ nhàng Hay:
Chê tôm ăn cá lù đù
Chê thằng ỏng bụng lấy thằng gù lưng tôm. ( 2.43)
Hai cụm từ " ỏng bụng" và " gù lưng " đều mang nghĩa xấu không ai hơn ai .
Còn trường hợp dùng theo nghĩa đen thường thể hiện quan niệm về con người:
- Người khôn con mắt đen sì Người dại con mắt nửa chì nửa thau.
Từ chỉ bộ phận cơ thể người đứng ở giữa câu nó không gây ấn tượng mạnh như khi đứng ở đầu câu hoặc cuối câu nhưng nó lại chiếm tỉ lệ lớn vì nó thông dụng và dễ dùng.
3.3. Từ chỉ bộ phận cơ thể người đứng ở vị trí cuối câu ca dao. Nhóm từ này xuất hiện không nhiều chiếm khoảng 20.87% :
Những người giúp miệng giúp môi
Nào ai có giúp cho tôi đồng tiền. (2.106)
Đàn ông có một trăm lá gan
Lá ở cùng vợ lá toan ra ngoài. (1.152)
Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt.
(3.234)
Có trầu cho miếng đỏ môi
Có rượu cho chén tươi đôi má hồng. (1.125)
Những người ti hí mắt lươn
Trai thời trộm cướp gái buôn chồng người. (2.24)
Những câu ca dao thuộc nhóm từ này được dùng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng tuỳ vào ngữ nghĩa chung của câu.
Trong trường hợp dùng theo nghĩa đen thì nó thường biểu hiện quan niệm của người xưa về cách nhìn nhận con người:
Những người ti hí mắt lươn
Trai thời trộm cướp gái buôn chồng người . (2.106)
Còn trong trường hợp dùng theo nghĩa bóng thì từ chỉ bộ phận cơ thể người chiếm số lượng lớn.
Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt.
(3.234)
Khi muốn tránh sự sổ sàng, trâng tráo, nhân dân Việt Nam thường gửi gắm tâm sự của mình vào những vật xung quanh và không nói hẳn cái "tôi" của mình ra nhưng lại muốn biểu lộ sự nhớ nhung tha thiết người yêu. Chính vì vậy đã mượn hình ảnh cái khăn, một vật hoàn toàn tỉnh để nói hộ lên tâm trạng của con người.
Như vậy ta thấy từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao được sử dụng một cách linh hoạt, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo nên giá trị biểu đạt cho mỗi bài ca dao nói riêng cũng như là của quan niệm dân gian xưa nói chung.
4. Khả năng kết hợp của các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người với các từ loại khác trong ca dao Việt Nam. người với các từ loại khác trong ca dao Việt Nam.
Theo khảo sát của chúng tôi có thể phân về các nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người như sau:
Bảng 5: Tõ chØ bé phËn c¬ thÓ ngêi chia theo mÆt chức năng.
Số liệu Ngữ liệu Số câu Tỷ lệ % Từ chỉ bộ phận thiên về hoạt động 17 33.33 Từ chỉ bộ phận thiên về tình cảm, trí tuệ 8 15.69 Từ chỉ bộ phận thiên về hình thức 26 50.98 Từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao VN 51 100%
Trong ca dao Việt Nam các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thường có sự kết hợp với các từ loại thuộc nhóm từ loại thực từ cũng như nhóm từ loại hư từ.
Trường hợp các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với nhóm thực từ xuất hiện một số dang như:
a. Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với động từ: loại nhóm từ này thường kết hợp với các động từ:
+ Các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thuộc về mặt hình thức như: (tóc, lông mày, mắt, răng… ) thường có sự kết hợp với các loại động từ chỉ hành động như:( cắt, đưa, liếc, nhai…):
Có thương cắt tóc mà thề Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau.
(1.61)
Gặp nhau giữa cánh đồng này Cái mắt anh liếc lông mày đưa ngang
(1.216)
Ra về liếc mắt trông theo
Trông truông truông rậm trông đèo đèo cao. (1.377)
Có răng thì để răng nhai
Không răng không lợi gặm chẳng sai miếng nào. (2.234)
Trong kiểu kết hợp này thì có khi các động từ chỉ hành động đứng trước các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người nhưng có khi ngược lại. + Các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thuộc nhóm từ hoạt động như : (vai, tay , chân, lưng…) thường kết hợp với các loại động từ chỉ hành động ( nắm, lấy, bưng, bợ, cầm,mang, ghé…):
Ra về tay nắm lấy tay
Mặt nhìn lấy mặt lòng say lấy lòng.
(1.380)
Tay bưng đĩa muối tay bợ sàng rau Thủy chung như nhất sang giàu mặc ai.
(1.399)
Tay cầm cái kéo con dao
Chỉ trời vạch đất lấy nhau phen này. (1.399)
Vai mang khăn gói sang sông Cúi đầu lạy mẹ thương chồng phải theo.
(1.497)
Giường rộng thì ghé lưng vào Nghìn năm ái có tơ hào đến ai.
(2.287)
Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Đình Bảng với anh thì về.
(1.245)
Và cũng các loại danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thuộc nhóm từ chỉ hoạt động như( chân, mặt …) thường kết hợp với các động từ chuyển động như:( đi , bước , duỗi ,ngoảnh…):
Chân đi ba bước lại dừng
Tuổi em mười sáu chưa từng đi buôn. (1.193)
Đã đành duyên phận đôi ta Thì chàng sẻ bước chân ra mà về.
(1.86)
Ước gì trải chiếu ra nằm
Chân duỗi vào lòng đầu gối cánh tay. (2.263)
Chàng về ngoảnh mặt lại đây Cho em ngó chút để khuây cơn buồn.
(1.81)
Có khi các loại danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thuộc nhóm từ hoạt động như:( miệng, tai...) thường kết hợp với các loại động từ cảm nhận:( cười, nghe…):
Nhác trông tấm áo có duyên
Miệng cười hoa nở càng nhìn càng ưa. (1.34)
Tai nghe có đám giỗ gần
Trong bụng bần thần chẳng muốn nói ra. (2.443)
+ Các loại danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thiên về tình cảm, trí tuệ như: (đầu, bụng, dạ, lòng ,tim, gan…) thường kết hợp với các loại động từ chỉ hành động như: ( lấy, gối…):
Đau bụng lấy bụng mà chườm Ví bằng không khỏi hắc hương với gừng.
(2.17)
Vợ chồng đầu gối má kề
Lòng nào mà bỏ mà về cho đang. (2.324)
Tim gan thay khách má đào Mênh mông bể khổ biết vào tay ai.