Khả năng kết hợp của các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người với các

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao việt nam (Trang 44)

người với các từ loại khác trong ca dao Việt Nam.

Theo khảo sát của chúng tôi có thể phân về các nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người như sau:

Bảng 5: Tõ chØ bé phËn c¬ thÓ ngêi chia theo mÆt chức năng.

Số liệu Ngữ liệu Số câu Tỷ lệ % Từ chỉ bộ phận thiên về hoạt động 17 33.33 Từ chỉ bộ phận thiên về tình cảm, trí tuệ 8 15.69 Từ chỉ bộ phận thiên về hình thức 26 50.98 Từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao VN 51 100%

Trong ca dao Việt Nam các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thường có sự kết hợp với các từ loại thuộc nhóm từ loại thực từ cũng như nhóm từ loại hư từ.

Trường hợp các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với nhóm thực từ xuất hiện một số dang như:

a. Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với động từ: loại nhóm từ này thường kết hợp với các động từ:

+ Các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thuộc về mặt hình thức như: (tóc, lông mày, mắt, răng… ) thường có sự kết hợp với các loại động từ chỉ hành động như:( cắt, đưa, liếc, nhai…):

Có thương cắt tóc mà thề Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau.

(1.61)

Gặp nhau giữa cánh đồng này Cái mắt anh liếc lông mày đưa ngang

(1.216)

Ra về liếc mắt trông theo

Trông truông truông rậm trông đèo đèo cao. (1.377)

Có răng thì để răng nhai

Không răng không lợi gặm chẳng sai miếng nào. (2.234)

Trong kiểu kết hợp này thì có khi các động từ chỉ hành động đứng trước các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người nhưng có khi ngược lại. + Các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thuộc nhóm từ hoạt động như : (vai, tay , chân, lưng…) thường kết hợp với các loại động từ chỉ hành động ( nắm, lấy, bưng, bợ, cầm,mang, ghé…):

Ra về tay nắm lấy tay

Mặt nhìn lấy mặt lòng say lấy lòng.

(1.380)

Tay bưng đĩa muối tay bợ sàng rau Thủy chung như nhất sang giàu mặc ai.

(1.399)

Tay cầm cái kéo con dao

Chỉ trời vạch đất lấy nhau phen này. (1.399)

Vai mang khăn gói sang sông Cúi đầu lạy mẹ thương chồng phải theo.

(1.497)

Giường rộng thì ghé lưng vào Nghìn năm ái có tơ hào đến ai.

(2.287)

Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Đình Bảng với anh thì về.

(1.245)

Và cũng các loại danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thuộc nhóm từ chỉ hoạt động như( chân, mặt …) thường kết hợp với các động từ chuyển động như:( đi , bước , duỗi ,ngoảnh…):

Chân đi ba bước lại dừng

Tuổi em mười sáu chưa từng đi buôn. (1.193)

Đã đành duyên phận đôi ta Thì chàng sẻ bước chân ra mà về.

(1.86)

Ước gì trải chiếu ra nằm

Chân duỗi vào lòng đầu gối cánh tay. (2.263)

Chàng về ngoảnh mặt lại đây Cho em ngó chút để khuây cơn buồn.

(1.81)

Có khi các loại danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thuộc nhóm từ hoạt động như:( miệng, tai...) thường kết hợp với các loại động từ cảm nhận:( cười, nghe…):

Nhác trông tấm áo có duyên

Miệng cười hoa nở càng nhìn càng ưa. (1.34)

Tai nghe có đám giỗ gần

Trong bụng bần thần chẳng muốn nói ra. (2.443)

+ Các loại danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thiên về tình cảm, trí tuệ như: (đầu, bụng, dạ, lòng ,tim, gan…) thường kết hợp với các loại động từ chỉ hành động như: ( lấy, gối…):

Đau bụng lấy bụng mà chườm Ví bằng không khỏi hắc hương với gừng.

(2.17)

Vợ chồng đầu gối má kề

Lòng nào mà bỏ mà về cho đang. (2.324)

Tim gan thay khách má đào Mênh mông bể khổ biết vào tay ai.

(2.224)

b. Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với tính từ.

Trong nhóm từ này các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thường kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc; hình dáng, kích thước; phẩm chất… mà cụ thể đó là:

+ Các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thuộc về hình thức:( răng, má, da…) thường kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc: (đỏ, đen, xanh

,hồng…):

Răng đen ai nhuộm cho mình Để duyên mình đẹp để tình anh say.

(1.382)

Trắng trong giữ giá nhà vàng

Răng đenmá đỏ đợi chàng đầu xanh. (2.116)

Cau non trầu lộc mỉa mai

Da trắng tóc dài đẹp với ai đây. (2.72)

Hỡi người con gái má hồng

Năm nay cô đã có chồng hay chưa? (2.232)

+ Các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thuộc nhóm từ hoạt động: (mắt, lưng, tay, mặt…) thường kết hợp với các loại tính từ chỉ hình dáng, kích thước:( ti hí,dài, ngắn, vuông, tháp bút…):

Những người ti hí mắt lươn

Trai thời trộm cướp, gái buôn chồng người. (2.24)

Ai ơi chớ lấy học trò

Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. (1.15)

Mẹ em đẻ em trong buồng

Ngón tay tháp bút mặt vuông chữ điền

(1.280)

Bàn tay có ngón dài ngón vắn

Con một nhà có đứa trắng đứa đen. (2.29)

+ Các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người: (người, mắt, lòng…) thường kết hợp với các tính từ chỉ phẩm chất:( khôn, dại, tốt, xấu…):

Người khôn con mắt đen sì

Người dại con mắt nửa chì nửa thau. (2.8)

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

(2.8).

Khác nào quạ mượn lông công. Ngoài nhìn xinh đẹp trong lòng xấu xa.

(2.24)

c. Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với đại từ

Trong nhóm từ này các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người: (tóc, miệng, mắt…) thường kết hợp với các đại từ nhân xưng như: (em, anh, nàng, cô…):

Tóc em dài em cài hoa thiên lý

Miệng em cười có ý em thương. (2.201)

Con dao vàng rọc lá trầu vàng

Mắt anh anh liếc mắt nàng nàng đưa. (1.129)

Hay các đại từ chỉ định: kia

Cô kia má phấn môi son

Nắng dầu mưa dãi càng nhìn càng ưa (2.126)

Ngoài ra còn có các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người: (chân, vai, dạ , lòng…) thường kết hợp với các số từ xác định:( một, hai…):

Mặc ai một dạ hai lòng

Em đây thủ tiết loan phòng chờ anh. (1.277)

Hai chân leo đá đã mòn

Hai tay chai sạn hãy còn trơ trơ. (2.118)

……

Còn trường hợp các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với nhóm từ loại hư từ thường kết hợp với một số dạng như:

a.Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với phụ từ: Nhóm này bao gồm:

+ Các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người: (mắt, má, răng, lưng…) kết hợp với các phụ từ: (không, chưa, chẳng…):

Trăm năm trăm tuổi trăm chồng Mà duyên chưa lợt má hồng chưa phai.

(1.464)

Đêm nằm lưng chẳng tới giường Trông cho mau sáng ra đường gặp em.

(2.215)

Có răng thì để răng nhai

Không răng không lợi gặm chẳng sai miếng nào. (2.61)

+ Các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người: (tóc, chân…) thường kết hợp với các loại phụ từ chỉ đơn vị: (cái…):

Chồng yêu cái tóc nên dài Cái duyên nên đẹp cái tài nên khôn.

(2.319)

Đói chân đầu gối phải bò

Cái chân hay chạy cái dò hay đi. (2.109)

+ Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người; (mắt…) kết hợp với phụ từ chỉ sự khuyên bảo: (đừng…):

Bước lên ba bước lại ngừng

Thương nhau để dạ mắt đừng như mưa. (2.145)

+ Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người: (tay…)kết hợp với phụ từ chỉ thời gian: (đã…):

Ngày đi em chữa có chồng Ngày về em đã tay bồng tay mang.

(2.75)

b. Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với trợ từ:

+ Các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người; (mồm, lưng…) thường kết hợp với trợ từ: (cả…):

Chồng sang đi võng đòn rồng Chồng hèn gánh nặng đè còng cả lưng.

(1.112)

c. Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với quan hệ từ: Bao gồm:

+ Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người :(da, mồm…)kết hợp với quan hệ từ chỉ nguyên nhân, lý do:( vì, bởi vì…):

Trăng thanh u ám vì nồm Đôi ta cách trở mồm thế gian.

(2.165)

Trắng da vì bởi phấn dồi Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa.

+ Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với quan hệ từ chỉ liên hợp:như

Tô đánh mà chẳng biết thân

Mặt như điếu rạn chơi xuân nỗi gì. (2.442)

+ Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người: (mặt…) kết hợp với quan hệ từ chỉ mục đích:( mà…):

Trông mặt bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

(2.23)

Như vây, trong Ca dao Việt Nam các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thường có sự kết hợp đa dạng và phong phú, đó chính là sự kết hợp giữa các nhóm thực từ: động từ, tính từ, số từ, đại từ và các nhóm hư từ: phụ từ, quan hệ từ…nhưng tất cả đều thể hiện sự kết hợp phù hợp và mang tính biểu đạt cao.

Tiểu kết:

Từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao có những đặc điểm sau:

Về phần loại: Từ chỉ bộ phận cơ thể người được phân chia một cách chi li, tỉ mỉ với các mặt vị trí, chức năng, cấu tạo. Phản ánh sự chia cắt thực tế trong các ngôn ngữ và ở mỗi ngôn ngữ này sự chia cắt không hoàn toàn trùng nhau.

- Về mặt vị trí:

+ Vị trí trong cơ thể người: Từ chỉ bộ phận cơ thể người bên ngoài xuất hiện nhiều hơn từ chỉ bộ phận cơ thể người bên trong.

+ Vị trí trong câu ca dao: Từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao được sử dụng rất linh hoạt, nó có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Đặc biệt là những từ đứng ở giữa câu chiếm vị trí nhiều nhất.

+ Khả năng kết hợp của từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người có liên quan đến từng loại và các động từ, tính từ kết hợp với các từ chỉ bộ phận cơ thể người cũng có sự chọn lựa phù hợp.

ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG CA DAO

VIỆT NAM 1. Nhận xét chung.

Trong ca dao từ chỉ bộ phận cơ thể người thể hiện hai loại ý nghĩa đó là nghĩa đen của bản thân từ chỉ bộ phận cơ thể người và nghĩa bóng toát lên từ các từ đó. Việc sử dụng từ chỉ bộ phận cơ thể người theo nghĩa đen rất hạn hữu, chủ yếu là nhìn người qua hình thức để hàm ý khuyên răn:

- Người khôn con mắt đen sì Người dại con mắt nữa chì nữa thau.

( 2.8)

- Những người con mắt lá răm Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.

( 2.8)

Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi từ chỉ bộ phận cơ thể người được thể hiện theo nhóm này như sau:

Bảng 6. Tỉ lệ ca dao chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người theo nội dung ý nghĩa. Số liệu Nghĩa Số câu Tỷ lệ %

Ca dao có từ chỉ BPCTN theo nghĩa đen 38 6.95 Ca dao có từ chỉ BPCTN theo nghĩa bóng 508 93.04

Tổng 546 100%

2 . Đặc trưng ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam

2.1. Nghĩa thực, nghĩa cụ thể (nghĩa đen) của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam.

Nhóm này chiếm tỷ lệ 38/546 câu (bài), tức chiếm 6.95% thường thể hiện những nhận xét mang tính đánh giá của nhân dân ta về đặc điểm ngoại hình hoặc thể hiện những hiểu biết, truyền đạt kinh nghiệm có liên quan đến những quan niệm về nhân tướng học:

Cá tươi thì xem lấy mang

Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai. (2.23)

Những người thắt đáy lưng ong

Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con. (2.8)

Đau bụng lấy bụng mà chườm Ví bằng không khỏi hắc hương với gừng.

(2.17)

Dẫu rằng da trắng tóc mây Đẹp thì đẹp vậy dạ này không ưa.

(1.146)

Trông mặt mà bắt hình dong Con lơn có béo thì lòng mới ngon.

(2.23).

Ngữ nghĩa của nhóm câu này nổi lên trên bề mặt, không có gì khó hiểu. Về hình thức, nhóm này hầu hết là những câu dưới hình thức lục bát. Trong đó câu lục thường đóng vai trò miêu tả đặc điểm ngoại hình, câu bát thể hiện nhận xét về tính chất của đặc điểm ngoại hình đó. Tuy về hình thức chúng là ca dao nhưng về nội dung chúng lại giống tục ngữ vì đều có chung nội dung truyền đạt kinh nghiệm.

Ở những câu ca dao này, từ chỉ bộ phận cơ thể người không đóng vai trò gì đặc biệt, chúng chỉ mang nghĩa đen, chỉ các bộ phận cơ thể con người. Lớp từ này chưa thực hiện việc chuyển nghĩa, mới chỉ dừng lại ở thuộc tính của sự vật có thể cảm nhận qua các giác quan của con người chứ chưa mang nghĩa biểu trưng.

2.2. Nghĩa biểu trưng (nghĩa bóng) của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam.

Con người với bộ phận cơ thể người là con người vật chất, vượt trùm lên con người vật chất là con người nhân cách. Vì vậy từ chỉ bộ phận cơ thể người có thể không chỉ dùng với nghĩa thực như trên, mà còn có thể được dùng theo nghĩa bóng (nghĩa tượng trưng, ẩn dụ, hoán dụ) thể hiện những nét khác nhau trong nhân cách con người.

Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính tượng trưng, ước lệ một cái gì khác mang tính trừu tượng . Khi một sự vật, hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó (và kèm theo đó là tên gọi của nó) sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững (22,285).

Trong ca dao nhóm từ biểu trưng được thể hiện rất nhiều chiếm 508/546 câu tức chiếm 93.04%.Chúng ta có thể nêu một số hình ảnh biểu trưng sau:

2.2.1. Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người tượng trưng cho cái đẹp trong ca dao Việt Nam.

Ca dao dùng rất nhiều từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể để nói lên cái đẹp, biểu trưng cho sự mạnh mẽ, duyên dáng của con người. Nhưng điều đặc biệt mà chúng ta nhận thấy trong rất nhiều ca dao là óc thực tế của người nông dân, người dân lao động Việt Nam. Họ coi trọng nội dung hơn hình thức:

Tốt gỗ hơn tất nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. ( 2.7)

Thân em như củ ấu gai

Bên trong thì trắng vỏ ngoài lại đen Ai ơi! nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi. (3.412)

Họ cuốn hút người khác không chỉ ở thân hình nõn nà, yểu điệu, thướt tha mà những việc họ làm, ngôn ngữ của họ cũng rất duyên dáng, dễ thương:

Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu ai đánh bên thành cũng kêu.

(2.8) Hay:

Chẳng tham nhà ngói em đâu Tham vì cái nết em xinh miệng cười.

(1.91)

Để biểu thị cho cái đẹp, người ta đã dùng các từ ngữ chỉ chung như: người, thân, nết…Những từ ngữ này dùng để chỉ mặt tượng trưng bên trong( nết) với bên ngoài ( người, thân)...

- Đối với phụ nữ: Phụ nữ được mệnh danh là cái đẹp, họ cuốn hút người khác không chỉ vẻ đẹp hình thể mà còn là vẻ đẹp tâm hồn. Khi nói về vẻ đẹp hình thể thì ca dao luôn ví vẻ đẹp của con người với những hình ảnh đẹp và đầy quyến rủ, duyên dáng. Và các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể được dùng ở đây cũng mang nghĩa tượng trưng:

Những người con mắt lá răm

Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. (2.8)

Có khi họ lại được ví với những hình ảnh như:

Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em liếc như là dao cau

Miệng cười như thể hao ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

(2.188)

Những hình ảnh như: lá răm, lá liễu, hoa ngâu, hoa sen...gợi lên một vẻ đẹp mảnh mai, nhỏ nhắn. Hoặc có khi chỉ là một ánh mắt , một nụ cười duyên dáng thôi cũng đã chinh phục được thiên nhiên, chinh phục được con người qua con mắt của kẻ si tình:

Đôi mắt em lúng liếng dạ anh say lư đừ. (1.234)

Răng đen nhoẽn miệng em cười Dầu trời đương nực cũng nguôi cơn nồng.

(1.382)

Em như hoa nở trên cây

Anh như con bướm lượn vành bên hoa. (1.197)

Cái đẹp, sự duyên dáng của họ không chỉ đóng khung ở sự thoả mãn con mắt người ta, mà còn gây được ảnh hưởng tốt trong gia đình:

Những người thắt đáy lưng ong

Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con. (2.8)

Ngay cả khi họ đã có gia đình thì vẻ đẹp, sự quyến rũ của họ vẫn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w