Vai trò của sự phản ánh của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngườ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao việt nam (Trang 76 - 85)

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. (2.7)

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dể nghe. (2.24)

hay:

Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu ai đánh bên thành cũng kêu.

(2.24) - Thân:

thân thì phải liệu lo

Chẳng thời ông huyện chửi cho bây giờ. (2.62)

- Mình:

Quần không cái áo cũng không Em lấy tám chồng thân trụi mình trơ.

(1.371)

Điều đó chứng tỏ trong ca dao việc vận dụng từ ngữ được thể hiện một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú. Ở trường hợp này có thể vận dụng kiểu kết hợp này nhưng ở trường hợp kia lại có một kiểu kết hợp riêng, tạo nên sự đa dạng trong sắc thái diễn đạt.

3 .Vai trò của sự phản ánh của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam. người trong ca dao Việt Nam.

Ca dao Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc phản ánh. Ngoài việc tạo nên nghĩa thực, nghĩa cụ thể nó còn đóng vai trò tạo nên nghĩa biểu trưng.

Việc tạo nghĩa thực, nghĩa cụ thể của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao nó không có gì khó hiểu, nghĩa nổi lên trên cả bề mặt và thường thể hiện những nhận xét mang tính đánh giá của nhân dân ta về đặc điểm ngoại hình hoặc những hiểu biết, những quan niệm về nhân tướng học:

Cá tươi thì xem lấy mang

Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai.

(2.23)

Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

(2.23)

Nhìn chung nhóm từ này chiếm số lượng không nhiều, nhóm từ có thể được xem là đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập phương tiện diễn đạt chính là nhóm nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt nam. Cụ thể đó là một số nghĩa tiêu biểu như:

Trong việc biểu hiện quan niệm về cái đẹp, sự mạnh mẻ, duyên dáng của con người thì ca dao đã miêu tả vẻ đẹp của hình thức và nội dung, đặc biệt đó là vẻ đẹp của người phụ nữ thì.Vì vậy ca dao đã sử dụng một loạt các hình ảnh như: để ví con mắt đẹp của người phụ nữ thì dân gian ví như: lá răm, lông mày lá liễu, da trắng như ngà, mắt sắc như dao cau..., tất cả đều vẻ nên hình ảnh mãnh mai, nhỏ nhắn trông thật quyến rủ . Nhưng vẻ đẹp của họ không chỉ biểu hiện ở mặt hình thức mà còn là vẻ đẹp của nội dung, đó là những người biết chịu thương, chịu khó, vì chồng, vì con. Còn với người đàn ông thì họ ít được nói đến về vẻ đẹp hình thể mà họ thường gắn với cái tài để tỏ rõ ý chí của một đấng trượng phu . Dù xét ở phương diện nào thì ca dao cũng đều toát lên một vẻ đẹp về các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người một cách độc đáo và hết sức hấp dẫn đối với người tiếp nhận.

- Trong việc quan niệm về cái xấu thì cao dao cũng đã miêu tả về cái xấu hình thức và nội dung một cách cụ thể về những thói xấu của con người . Chẳng hạn khi nói về tật xấu của người phụ nữ là những người "chân yếu tay mềm" nhưng lại luôn luôn là những người lắm chuyện, trong công việc họ là những người thiếu ý tứ và trong tình yêu họ thiếu sự thuỷ chung... còn đối với người đàn ông thì họ là những người có tính khí hoang toàng, phóng khoáng nhưng họ cũng không kém phần thiếu sự thuỷ chung, thậm chí họ còn hơn phụ nữ...tất cả đều được toát lên rất rõ trong ca dao Việt Nam.

- Trong việc quan niệm về thân phận con người: với các từ chỉ bộ phận cơ thể Ca dao đã miêu tả những thân phận vừa phải sống một cuộc sống khổ cực về vật chất, vừa phải sống cuộc sống khổ cực về tinh thần của những người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến lúc bấy giờ . Còn đối với người đàn ông họ cũng phải chịu nhiều vất vả trong cuộc sống và đặc biệt đó là gánh nặng " trách nhiệm" vì đất nước luôn đè lên vai của họ...

Về so sánh giữa các từ ngữ:

Trong ca dao có khi từ chỉ bộ phận cơ thể người được đối sánh với từ chỉ bộ phận cơ thể động vật nhưng cũng có khi được đối sánh với từ chỉ đồ vật, thực vật…và các hình ảnh được đem ra so sánh cũng rất phong phú. Bên cạnh đó thì ca dao còn sử dụng những từ chỉ bộ phận thay thế cho toàn thể hoặc ngược lại ... nhưng tất cả đều được sử dụng bằng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với nhân dân lao động nên không gây sự khó khăn cho người đọc trong sự tiếp nhận nó.

Ca dao còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người thay thế cho toàn thể hoặc ngược lại. Nhóm từ này thể hiện sự vận dụng linh hoạt, đa dạng trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả dân gian Việt Nam.

Ca dao Việt Nam cũng thể hiện rất thành công về bản sắc văn hoá của mình, quan niệm nhìn người trong ca dao chứa từ chỉ bộ phận cơ thể thể hiện rất rõ bản sắc văn hoá nông nghiệp lúa nước. Chính vì vậy khi quan niệm cái đẹp hình thức của người phụ nữ thì dân gian có câu:

Ham chi người đẹp mà thưa việc làm. (2.8)

Như vậy, cái đẹp luôn gắn với lao động chăm chỉ, phù hợp với môi trường nông nghiệp chứ không phải là cái đẹp để chiêm ngưỡng vô ích. Còn khi quan niệm cái đẹp về nội dung, nhân cách con người thì lại có câu:

Tốt gỗ hơn tôt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. (2.7)

….

Sự phản ánh đặc trưng văn hoá dân tộc trong ngôn ngữ được thể hiện trên nhiều khía cạnh, trong đó sự chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng phản ánh khá rõ tư duy ngôn ngữ của cộng đồng, sự vật và hiện tượng. Mỗi cộng đồng ngôn ngữ sẻ chọn đặc trưng khác nhau theo cách quan niệm của riêng mình về đối tượng .

Trong tư duy ngôn ngữ của mình, người Việt lấy một số bộ phận cơ thể, thường là cơ quan nội tạng để biểu trưng cho thế giới tâm lý, tình cảm của con người. Trong ca dao cũng vậy, dân gian đã sử dụng một số bộ phận cơ thể như: lòng(33) , bụng( 15), dạ (48), ruột (22), gan (14). Trong đó từ “dạ” được sử dụng nhiều nhất rồi đến lòng, ruột, bụng…

Việc sử dụng phần đa những bộ phận gắn liền với hoạt động tiêu hoá thức ăn của con người ( lòng, ruột, bụng) như vậy cũng phản ánh phần nào bản sắc văn hoá nông nghiệp lúa nước ảnh hưởng sâu đậm trong tư duy của ông cha xưa. Vì vậy mà mọi khái niệm trừu tượng đều được nhân dân cụ thể hóa bằng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với mọi tầng lớp người trong xã hội.

Qua đó có thể nói, ca dao đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập nghĩa. Đây là những từ chỉ bộ phận cơ thể dể nhìn thấy, có vai trò thiết yếu trong cuộc sống , trong lao động của người dân và đặc biệt, đây là những từ có giá trị biểu trưng cao, đáp ứng được yêu cầu mà đặc trưng của ca dao quy định.

Tiểu kết:

Ca dao chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người mang nghĩa đen thường chỉ kinh nghiệm chăm sóc cơ thể, kinh nghiệm nhìn người, quan điểm về nhân tướng học chứ nó không đóng vai trò gì đặc biệt trong việc cấu tạo nghĩa của ca dao.

Trong những câu ca dao chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người mang nghĩa biểu trưng (nghĩa bóng) của loại này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nghĩa hàm ẩn, là trọng tâm ngữ nghĩa của câu. Chúng có nhiều khả năng chuyển nghĩa, mang nghĩa biểu trưng cao.

Thông qua nhóm ca dao chứa từ chỉ bộ phận cơ thể, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam được thể hiện rõ nét. Đó là nền văn hoá nông nghiệp lúa nước.

KẾT LUẬN

1. Ca dao là một thể loại văn học dân gian đã có từ thời xưa, nó chủ yếu sử dụng vốn từ cơ bản của dân tộc. Từ chỉ bộ phận cơ thể người là lớp từ ra đời rất sớm quen thuộc với đời sống nhân dân, được nhân dân sử dụng rộng rãi, lớp từ này được sử dụng với tần số cao. Trong số 546 câu(bài) ca dao đã có tới 775 lượt từ xuất hiện. Có những câu sử dụng 2,3 thậm chí là 4 từ chỉ bộ phận cơ thể người. Số lượng từ xuất hiện trong ca dao không nhiều: 51 từ nhưng với tỉ lệ dùng rất cao: 775 lần, trong đó có những từ có tần số sử dụng cao mang nghĩa biểu trưng lớn. Những từ càng nhiều ý nghĩa biểu trưng và quen thuộc với nhân dân thì càng được sử dụng nhiều trong ca dao như: (mắt, lòng, miệng,tay, chân, tóc...).

2.Trong ca dao vị trí xuất hiện của các từ chỉ bộ phận cơ thể người được sử dụng linh hoạt, có khi ở đầu, có khi ở giữa và có khi ở cuối câu.Bên cạnh đó thì khả năng kết hợp giữa các danh từ chỉ bộ phận cơ thể với các từ loại khác như động từ, tính từ, số từ, phụ từ…cũng được lựa chọn phù hợp và mang tính biểu đạt cao.

3. Nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao có hai loại : nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong đó bộ phận ca dao chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người mang nghĩa đen chiếm tỉ lệ ít, chủ yếu là mang nghĩa bóng. Trong những câu ca dao mang nghĩa bóng, từ chỉ bộ phận cơ thể người đóng vai trò không nhỏ nhờ ý nghĩa biểu trưng của mình. Chính nghĩa biểu trưng này góp phần làm cho mỗi câu ca dao thêm đa dạng, phong phú và hàm ý sâu xa, đầy sức thuyết phục đối với người tiếp nhận.

4. Các hình ảnh được đem ra so sánh với các từ chỉ bộ cơ thể người, ở mỗi câu ca dao cũng được thể hiện rất đa dạng, có khi đó là hình ảnh động vật nhưng có khi lại là hình ảnh các đồ vật, thực vật... và sự xuất hiện của các từ chỉ bộ phận cơ thể thay thế cho toàn thể và ngược lại cũng được thể hiện rất nhiều.

5. Thông qua nhóm ca dao chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người bản sắc văn hoá dân tộc Việt nam được thể hiện rõ nét. Nhóm ca dao này thể hiện cách đánh giá về con người, việc đối nhân xử thế trong cộng đồng. Bản sắc văn hoá lúa nước được hiện thực hoá trong ca dao qua quan niệm về cái đẹp của con người và qua cách sử dụng từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao.

Nhóm ca dao chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người cần được nghiên cứu sâu hơn nữa, khoá luận này chỉ mới là những bước khảo sát ban đầu. Nếu được tiếp tục đề tài này trong tương lai khi trình độ của người viết được nâng cao hơn thì vấn đề sẻ được giải quyết triệt để hơn.

1- Nguyễn Nhã Bản (2005), Đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong ca dao Việt Nam, NXB, VHTT.

2 -Lê Biên(1998),Từ loại tiếng việt hiện đại, NXBĐHQG, HN. 3- Đỗ Hữu Châu (998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXBGD,H.Nội.

4- Đỗ Hữu Châu ( 1981) , Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt,NXB GD.

5 - Lê Văn Dương – Lê Đình Lục – Lê Hồng Vân (1999), Mỹ học đại cương, NXBGD.

6 -Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, NXB, KHXH.

7- Nguyễn Thiên Giáp (1998), Từ vựng học tiếng việt, NXB,KHXH.

8 - Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt NXBGD, HN,1996.

9 - Hoàng Văn Hành chủ biên (1998) ,Từ tiếng việt - hình thái - cấu trúc- từ láy- từ ghép - chuyển loại), NXB,KHXH.

10 - Nguyễn Thị Thu Hương (1999), Đặc trưng ngữ nghĩa của tục ngữ Việt Nam, Luận văn Cao học, Đại học Vinh.

11 - Nguyễn Thị Thu Hà (2006),Khảo sát nhóm tục ngữ tiếng việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người, Luận văn Đại học- Đại học Vinh.

12 - Nguyễn Xuân Kính (2004),Thi pháp ca dao, NXB ĐHQG, Hà Nội.

13 - Đinh Gia Khánh (1997) ,Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD.

13- Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXBGD.

14 - Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng việt,NXB KHXH , Hà Nội.

15 - Phan Ngọc (1998) , Bản sắc văn hoá Việt Nam , NXB, VHTT.

16 - Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị (1978), Lịch sử văn học Việt Nam ( Tập 1: Văn Học dân gian), NXBGD.

17 - Hoàng Phê (2005), Từ Điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng- Trung tâm từ điễn học.

18 - Lê Trường Phát (2000) , Thi pháp văn học dân gian, NBGD. 19 - Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán, Trần đình Sử (2000), Từ

điển thuật ngữ văn học, NXB, ĐHQG, Hà Nội.

20 - Lê Chí Quế (1999), Văn Học dân gian Việt Nam, NXB ĐHQG, Hà Nội.

21 - Nguyễn Đức Tồn (1989), Ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiấng Nga, Tạp chí ngôn ngữ, số4. 22 - Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hoá- dân

tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) NXB, ĐHQG, Hà Nội.

23 - Hoàng Tiến Tựu (1996), Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục. 24 - Hoàng Tiến Tựu (1998) ,Văn học dân gian Việt Nam (Giáo

trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP) , NXBGD.

25 - Trần Ngọc Thêm(1998) , Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB VHTT , Hà Nội.

26 - Nguyễn Như Ý- Chủ biên, (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXBGD.

27 KHXH VN- Viện ngôn ngữ học(2000), Những vấn đề ngôn ngữ học, NXB KHXH 2004, (tr.350-351).

1.Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào Sưu tầm và biên soạn, (1998) ,Ca dao trữ tình Việt Nam, NXB Giáo Dục.

2. Nguyễn Bích Hằng Tuyển soạn (2004), Ca dao Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

3. Vũ Ngọc Phan (2005), Tục ngữ - Ca dao - Dân ca Việt Nam, NXB Văn học.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao việt nam (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w