0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION PB2+ LÊN VẬT LIỆU CHẾ TẠO TỪ VỎ ĐẬU TƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ HÓA HỌC (Trang 44 -46 )

Lấy 7 cốc dung tích 100ml, đánh số từ 1 đến 7 và lần lượt cho vào mỗi cốc 50 ml dung dịch Pb2+ 100 ppm, điều chỉnh pH bằng dung dịch HNO3 và NH3, cho thêm vào mỗi cốc 1 gam VLHP. Khuấy dung dịch bằng máy khuấy với tốc độ khuấy 250 vòng/phút, ở nhiệt độ phòng. Thời gian khuấy là 60 phút, lọc bỏ bã rắn, xác định nồng độ ion kim loại còn lại trong dung dịch. Kết quả được chỉ ra ở bảng 3.4 và hình 3.4.

Bảng 3.4: Sự phụ thuộc hiệu suất hấp phụ vào pH

pH 1 2 3 4 5 6 7

Ccb 15,71 10,19 4,89 0,83 0,38 0,44 0,40

H% 68,58 79,62 90,23 98,34 99,25 99,13 99,20

Qcb 4,21 4,49 4,76 4,96 4,98 4,98 4,98

Khi pH tăng hiệu suất hấp phụ của VLHP đối với cation kim loại tăng. Trong khoảng pH khảo sát, khoảng pH cho sự hấp phụ tốt nhất là 5,00

÷

7,00. Điều đó được giải thích: trong môi trường axit mạnh, các phần tử của cả chất hấp phụ và chất bị hấp phụ được tích điện dương và bởi vậy lực tương tác là lực đẩy tĩnh điện. Hơn nữa, khi pH giảm nồng độ H+ trong dung dịch lớn sẽ cạnh tranh với cation kim loại trong quá trình hấp phụ, kết quả là làm giảm sự hấp phụ cation kim loại. Tương tự khi pH tăng, nồng độ H+ giảm, trong khi nồng độ cation kim loại gần như không đổi nên sự hấp phụ cation kim loại sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên ở pH cao sẽ làm kết tủa hiđroxit kim loại. Do vậy chúng tôi chọn pH= 5 cho nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION PB2+ LÊN VẬT LIỆU CHẾ TẠO TỪ VỎ ĐẬU TƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ HÓA HỌC (Trang 44 -46 )

×