Thị trường QSDĐ nông nghiệp của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường của người dân xã hạnh lâm thanh chương nghệ an (Trang 25 - 27)

Trung Quốc với 9,5 triệu km2 và hơn 1,2 tỷ dân. Nông dân chiếm 80%, với hơn 100 triệu ha đất canh tác, bằng 7% đất canh tác của thế giới, Trung Quốc cũng xác định lấy nông nghiệp làm cơ sở cho nền kinh tế quốc dân nhưng có những nét đặc sắc riêng.

Trung Quốc tách rời quyền sở hữu (tập thể) với quyền kinh doanh (hộ nông dân) bằng cách thực hiện chế độ khoán sản lượng đến hộ, nhưng duy trì chế độ sở

hữu tập thể về tư liệu sản xuất, chủ yếu là về đất đai. Quá trình hoàn thiện chính sách khoán được nâng cao từng bước từ khoán việc đến sản lượng, từ khoán nhóm sản xuất đến khoán hộ gia đình. Việc trao thêm quyền sử dụng đất từng bước được thực hiện, hộ gia đình được sử dụng đất sản xuất từ thời gian 3 năm tăng lên 15, 20, 30 thậm chí 50 năm, từ không cho phép thuê nhân công, từ chỗ không cho phép nông dân rời bỏ ruộng đất đai đi buôn đến cho phép nông dân “ly điền bất ly hương”, cho phép một bộ phận được chuyển về thành phố làm những công việc khác.

Trung Quốc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân. Sau khi đã trải qua giai đoạn thăm dò “khoán hộ gia đình” từ năm 1984, bắt đầu từ năm 1993, 85 triệu hộ nông dân Trung Quốc đã được cấp quyền sử dụng đất trong vòng 30 năm. Việc cấp quyền sử dụng đất đã đem lại sự an tâm canh tác và những kích thích lợi ích gắn bó với bản thân người nông dân. Chỉ thị số 18 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12 – 2001 ngày càng củng cố hơn sự an tâm tư tưởng này khi tái khẳng định quyền chuyển nhượng đất của nông dân, đồng thời lên án bất cứ trường hợp “khoán lại đất đai” của các cấp chính quyền địa phương mà trong thực tế chính là thu hồi đất để cấp cho các nhà đầu tư hay tập đoàn. Chỉ thị này đã được biến thành luật pháp vào tháng 8 - 2002 bằng một đạo luật khẳng định cả quyền chuyển quyền sử dụng đất. Từ đây, đất biến thành vàng. Giá trị đất đai, được ước tính từ 400 – 1000 tỉ USD, trở thành tài sản của nông dân. 98 triệu hộ gia đình được cấp quyền sử dụng đất theo đạo luật mới này. Những bước chuyển biến mạnh mẽ về vấn đề đất đai đã đưa Trung Quốc liên tiếp gặt hái những thành công về kinh tế. Trung Quốc sẽ tiếp tục hoàn thiện chương trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân.

Hiện nay, Trung Quốc đã đề ra phương châm “kinh doanh hai tầng”. Nghĩa là kết hợp chặt chẽ giữa tính phân tán (khoán đến hộ gia đình) với tính tập trung (kinh doanh tập thể), chẳng hạn, xây dựng các HTX tín dụng, xí nghiệp hương trấn, lập chương trình “đốm lửa” hỗ trợ bà con nông dân... lập ra những trung tâm phát triển nông thôn, hình thành các tổ chức phi chính phủ, chỉ dẫn cho nông dân cách tổ chức, phát triển, tích lũy và đối diện với thực tế. Hướng đi mới của nông

nghiệp nông thôn Trung Quốc là phát triển doanh nghiệp đầu rồng, một trong những mũi nhọn đột phá là sản nghiệp hóa nông nghiệp với sự phát triển của các doanh nghiệp đầu rồng. Đây là một hình thức kinh doanh nông nghiệp kiểu mới dựa trên cơ sở khoán gia đình hướng vào thị trường, trọng tâm là nâng cao hiệu quả kinh tế, dựa vào sự dẫn dắt của doanh nghiệp đầu rồng trong nông nghiệp để liên kết được các khâu tác nghiệp trước sản xuất, trong sản xuất, sau sản xuất của hàng triệu hộ nông dân, thực hiện nhất thể hóa sản xuất - chế biến - tiêu thụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng quy mô hóa, chuyên môn hóa và thâm canh hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường của người dân xã hạnh lâm thanh chương nghệ an (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w