Kết quả sản xuất kinh doanh của xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường của người dân xã hạnh lâm thanh chương nghệ an (Trang 43 - 47)

Là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tuy nhiên do xã có trung tâm chợ Ngã Năm, với nhà máy chế biến chè đặt trên địa bàn xã nên giúp cho người dân tại địa phương có thêm việc làm, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

Qua số liệu bảng 3.4, từ kết quả sản xuất kinh doanh của xã Hạnh Lâm qua 3 năm cho thấy: Tổng giá trị sản xuất năm 2007 là 33.054 triệu đồng, năm 2008 là 38.567 triệu đồng, năm 2009 là 47.205,6 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân là 119,51%. Thu từ các ngành trong cơ cấu kinh tế của xã đã tương đối đồng đều.

Giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi qua 3 năm, năm 2007 là 14.452 triệu đồng, chiếm 43,72%, năm 2008 giảm còn 13.396 triệu đồng, chiếm 34,73%, năm 2009 là 16.343 triệu đồng, chiếm 34,62%, bình quân mỗi năm tăng 6,34%. Trong đó, thu từ trồng trọt liên tục giảm qua 3 năm, năm 2007 là 9.123 triệu đồng, chiếm 63,13%, năm 2008 là 8.166 triệu đồng, chiếm 60,96%, năm 2009 là 7.694,5, chiếm 47,08%, bình quân mỗi năm giảm 8,16%, nguyên nhân là do diện tích đất trồng lúa liên tục giảm qua 3 năm. Thu từ thủy sản bình quân mỗi năm giảm 24,64%, nguyên nhân do diện tích ao nuôi nước ngọt không được mở rộng và đầu tư chăm sóc. Trong nông nghiệp, tỷ lệ thu nhập từ chăn nuôi năm 2007 là 4.666 triệu đồng, chiếm 32,29%, năm 2008 là 4.435 triệu đồng, chiếm 33,11%, năm 2009 là 8.272 triệu đồng, chiếm 50,61%, sở dĩ năm 2008 thu từ chăn nuôi giảm là do trong năm đó có rất nhiều dịch bệnh đã làm giảm số đầu gia cầm, gia súc, tuy

nhiên năm 2009 số đầu gia cầm, gia súc đã tăng lên nhanh chóng, do đó thu từ chăn nuôi bình quân mỗi năm tăng 33,15%, có được kết quả này là do quy mô đàn vật nuôi của xã liên tục tăng đặc biệt là do giá bán tăng nhanh. Con số này cho thấy, chăn nuôi tại địa phương đã giữ vai trò to lớn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Rõ ràng đã có sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tích cực. Cụ thể là tốc độ tăng của ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành dịch vụ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Trong tổng giá trị sản xuất, tổng thu của ngành TTCN&XDCB năm 2007 là 8.671 triệu đồng, chiếm 26,23%, năm 2008 là 11.378 triệu đồng, chiếm 29,24%, năm 2009 là 13.339,6 triệu đồng, chiếm 28,26%, bình quân mỗi năm tăng 24,03%; tổng thu ngành dịch vụ năm 2006 là 9.931 triệu đồng, chiếm 30,05%, năm 2007 là 13.893 triệu đồng, chiếm 36,02%, năm 2008 là 17.523 triệu đồng, chiếm 37,12%, bình quân mỗi năm tăng là 32,83%. Từ thực tế trên cho thấy, sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho tiểu thủ công nghiêp và thương mại dịch vụ, đời sống nông dân ngày càng được nâng cao và ổn định.

Hiệu quả kinh tế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày một tăng. Giá trị sản xuất bình quân mỗi năm tăng 19,51% nhưng bình quân giá trị sản xuất trên một hộ lại chỉ tăng 18,54% 1 năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng hộ nhanh hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất. Tuy nhiên GO/khẩu khá cao và tăng liên tục, bình quân một khẩu có thu nhập khoảng 7,3 triệu đồng/năm (2007), khoảng 8,47 triệu đồng/năm (2008), năm 2009 tăng lên 10,45 triệu đồng/ năm.

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2007 - 2009 Chỉ tiêu SL(trđ)2007CC(%) SL(trđ)2008CC(%) SL(trđ)2009CC(%) 08/07Tốc độ phát triển (%)09/08 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 33054 100 38567 100 47205.6 100 116.68 122.40 119.51 1. Nông - Thủy sản 14452 43.72 13396 34.73 16343 34.621 92.69 122.00 106.34 Trồng trọt 9123 63.13 8166 60.96 7694.5 47.08 89.51 94.23 91.84 Chăn nuôi 4666 32.29 4435 33.11 8272 50.62 95.05 186.52 133.16 Thủy sản 663 4.59 795 5.94 376.5 2.30 119.91 47.36 75.36 2. TTCN&XDCB 8671 26.23 11278 29.24 13339.6 28.26 130.07 118.28 124.03 3. TMDV 9931 30.05 13893 36.02 17523 37.12 139.90 126.13 132.83 II. Một số chỉ tiêu 1. GTSX/hộ 27.00 - 31.23 - 37.95 - 115.64 121.51 118.54 2. GTSX/khẩu 7.30 - 8.47 - 10.45 - 116.09 123.32 119.65 3. GTSX/lao động 10.49 - 12.18 - 14.78 - 116.05 121.52 118.75 4. GTSXtt/DT đất SXNN 32.97 - 29.78 - 28.21 - 90.34 94.73 92.51

Do thu từ trồng trọt giảm rất nhiều so với tốc độ giảm của diện tích đất nông nghiệp nên giá trị sản xuất trồng trọt/diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều qua 3 năm, bình quân mỗi năm giảm 7,49%.

Giá trị sản xuất/lao động của xã khá cao và tăng qua 3 năm, nếu tính GO/lao động thì mỗi lao động một năm thu được khoảng 10,49 triệu đồng năm 2007, khoảng 12,18 triệu đồng năm 2008 và năm 2009 là gần 14,8 triệu đồng, . Như vậy do giá trị sản xuất tăng qua 3 năm làm mức thu nhập của một lao động cũng tăng theo, bình quân tăng 18,75%/năm. Như vậy do tổng thu từ TTCN&XDCB và thương mại dịch vụ tăng nhanh nên có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của lao động nông thôn nói riêng và của hộ nông dân nói chung.

Hiệu quả kinh tế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày một tăng. Thu nhập của các hộ gia đình được nâng cao, đời sống được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm đáng kể, bộ mặt nông thôn được đổi mới. Kinh tế nông thôn từng bước được củng cố và đem lại lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường của người dân xã hạnh lâm thanh chương nghệ an (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w