Thực tiễn tham gia thị trường của hộ nông dân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường của người dân xã hạnh lâm thanh chương nghệ an (Trang 27 - 28)

Nông dân là những người bất lợi nhất trong xã hội, họ không có điều kiện để bắt kịp với sự phát triển của xã hội, lao động nông thôn dư thừa. Cộng với đó với tình hình thị trường không ổn định trong những năm qua họ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất, chi phí đầu vào tăng cao, giá sản phẩm đầu ra thấp.Tất cả những nguyên nhân đó đã hạn chế sự tham gia của họ vào các thị trường liên quan trực tiếp đến sản xuất của họ.

Để giải quyết vấn đề này, phương pháp tốt nhất và quan trọng nhất là hỗ trợ cho chính bản thân người nông dân để họ tự khắc phục các nguyên nhân gây ra những bất lợi cho chính họ.

- Lồng ghép các chương trình: Các chương trình nâng cao năng lực tham gia thị trường cho người nông dân ở Việt Nam được lồng ghép với các chương trình kinh tế- xã hội khác, bao gồm cả chính sách ổn định chính trị và kinh tế đặc biệt là giảm lạm phát.

Các hoạt động này thay đổi theo thời gian, bắt đầu bằng việc tái phân phối đất nông nghiệp cho các hộ gia đình nông thôn trong giai đoạn đầu cải cách nhằm cung cấp những quyền lợi ưu đãi để tăng sản xuất nông nghiệp, sau đó tạo việc làm bằng việc phát triển khu vực tư nhân, tăng tính liên kết trong ngành nông nghiệp, khai khoáng và các ngành tập trung nhiều lao động vào nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những nỗ lực để tăng cường cơ hội nhập với thị trường khu vực và thế giới trong những năm gần đây.

- Tăng tính thị trường: Công cuộc đổi mới theo hướng kinh tế thị trường đã giúp khôi phục nền kinh tế trong nước. Thị trường hoá nền kinh tế nội địa đã dần dần được phát triển trên cả bình diện vĩ mô và vi mô, đặc biệt là hộ gia đình. Việc đa dạng hoá sản phẩm, mùa vụ và nghề nghiệp đã trở thành một nguồn lực quan trọng làm gia tăng thu nhập cho người nông dân.

- Tăng tính đa dạng hoá và thương mại hoá các sản phẩm nông nghiệp: Nhìn chung đã giúp cho người dân có thu nhập cao hơn, dần dần giúp họ giảm những rủi ro của họ trước những cú sốc thị trường. Hợp tác hoá quốc tế giúp tăng cơ hội việc làm cho đội ngũ lao động trẻ ở nông thôn với thu nhập cao.

- Đa dạng sự tham gia: Nâng cao năng lực cho người nông dân là một vấn đề lớn của sự phát triển, nên đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành và các tầng lớp xã hội, từ cấp độ quốc gia đến những người dân thường. Xây dựng các tổ kinh doanh, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các tổ, nhóm ngành hàng…Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, các hộ nông dân ở Việt Nam đã tiếp cận với nhiều nguồn tín dụng khác nhau, cả tín dụng chính thức và phi chính thức. Ngoài ngân hàng CSXH và ngân hang NN & PTNT là 2 tổ chức chính thống. Các nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức ngày càng phát triển về số lượng và đa dạng về hình thức. Tín dụng vi mô có mặt ở hầu hết các trường hợp thịếu vốn của các hộ gia đình, giúp cho họ có thêm cơ hội để trở thành tầng lớp trung lưu.

- Tăng cường các tổ hợp tác: Việc hoạch định các chính sách mới có thể giúp Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác phát triển hơn nữa nền nông nghiệp, có nghĩa là xây dựng tổ kinh doanh nông nghiệp thông qua quy mô liên kết 3 khâu của chuỗi giá trị của phát triển nông nghiệp, là sản xuất, chế biến và thị trường.

Xây dựng các tổ kinh doanh nông nghiệp là một cuộc cách mạng mới, cuộc cánh mạng xanh lần thức hai trong nông nghiệp. Giải pháp này nếu được thực hiện tốt, chắc chắn sẽ giúp hộ nông dân chủ động tham gia một cách tích cực và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp – nông thôn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường của người dân xã hạnh lâm thanh chương nghệ an (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w