Về tiếng ta

Một phần của tài liệu Tiểu luận phê bình văn học của nguyễn tuân (Trang 69)

6. Đúng gúp và cấu trỳc của luận văn

2.3.2. Về tiếng ta

Trong số những bài nghiên cứu của Nguyễn Tuân thì bài viết Về tiếng ta để lại một dấu ấn sắc nét. Nguyễn Tuân trăn trở với từng lời ăn tiếng nói, với từng câu chữ của tiếng Việt. Ông nêu ra rất nhiều dẫn chứng để chứng minh cho sự “trong trẻo, đẹp đẽ, sáng sủa, và giàu sang của tiếng nói Việt Nam”:

“Nói về cái chết của con nhỏ tuổi, của ngời lớn, thì nói: “Cám ơn ông hỏi thăm. Em nó đi (hoặc em nó ngủ) đợc gần tháng nay”. “Cụ tôi về từ năm ngoái”. “Ông ấy mà nằm xuống thì anh em nhà kia loạn to…” Nói về cái chết của nhà chùa thì phải dùng chữ tịch “nhà s ấy tịch rồi”, có nghĩa là đã thoát khỏi sự sống náo động để hoàn toàn trở lại chỗ tịch mịch tuyệt đối. Có khi vì muốn trang trọng hóa cái chết của thân quyến mình, mặc dù ngời chết đó không phải là nhà tu hành, nhiều ngời cũng dùng chữ “tịch” (Ngời Việt Nam, nếu không đi đạo, thì ai cũng theo Phật cả, phải không?) Ngời có vị trí xã hội cũ, hoặc cao hoặc thấp mà chết đi thì gọi là “hết lộc” (lộc trời). Tránh đi tên thật của cái sự chết đáng buồn, và cho nó có vẻ “đáng vui” hơn, ông bà chúng ta lai gọi nó là “trăm tuổi”, lấy cái sống trung bình tối đa ra mà gọi cái chết. Có khi tuổi ngời chết chỉ bốn năm mơi, mà ngời ta cũng nói “nhân dịp thầy mẹ chúng tôi đợc trăm tuổi…” và đối với những tr- ờng hợp chết già thỏa đáng vì đủ tứ đại đồng đờng ngời ta tự cho phép coi đó là một niềm vui mà gọi cái việc ấy là “ăn xôi nghe kèn”, hoặc gọi cái trăm tuổi đó bằng một giọng vui ghen tị, bằng một câu nó hàm cái nghĩa rằng chết nh thế không oan buồn gì đâu: “về việc hai năm m- ơi (2 x 50) cụ nhà tôi, tôi thiển nghĩ nên sắm sửa nhiều vào cho các cháu…” Những cách nói giàu có của ta về cái chết, tôi nghĩ rằng đó

cũng là một nét cố hữu về sự thần diệu của ngôn ngữ Việt Nam. Ngay cả đến cái việc bốc mả cũng dùng chữ thay áo cho nó nhẹ đi” [45, 403- 404].

Nguyễn Tuân tìm thấy sự tinh vi linh diệu của tiếng Việt từ những áng Kiều, từ những câu thơ trong Chinh phụ ngâm: “Khen những cái hay trong ngôn từ một nhà thơ, ta thờng dùng tới hai tiếng câu thần. Cái đợc nêu lên thành một thứ thần thờng tạo nên bởi sự tinh luyện về hình tợng, bởi sự hợp kim tài tình về từ âm. Trong Chinh phụ ngâmKiều rất nhiều chữ thần mà càng đọc đi đọc lại nhiều lần càng nh đi ào những cuộc phát minh hứng thú khó lòng chấm dứt” [45, 405].

Nguyễn Tuân nhận ra ngôn ngữ Việt Nam bên cạnh cái mặt ý nghĩa trong trẻo sâu lắng thì còn một mặt nữa, ấy là sự giàu có; rồi lại trăn trở “làm thế nào để cứ giàu mãi hơn lên, mà càng giàu lại càng đẹp”. Đó là một nét đáng quí, đáng trân trọng con ngời và tài năng Nguyễn Tuân.

2.3.3. Về hội họa (Phố Phái)

Không chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân thậm chí còn bàn về các thể loại khác nh hội họa. Phố Phái là bài viết tài hoa, sắc sảo của Nguyễn Tuân về nghệ thuật hội họa. Ngay cái tên Phố phái đã cho thấy cái tài hoa độc đáo của ngòi bút Nguyễn Tuân. Phái là Bùi Xuân Phái - một hoạ sĩ tài hoa, Nguyễn Tuân rất mến phục. Phố là tranh về phố cổ Hà Nội. Ghép Phố với Phái thành hai từ Phố Phái, Nguyễn Tuân không chỉ khái quát đợc một hiện tợng nghệ thuật đặc sắc (tranh về phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái) mà còn tạo đợc một “từ mới” -

Phố Phái độc đáo. Có thể nói Nguyễn Tuân là nhà văn tạo ra đợc nhiều “từ mới” độc đáo nhất trong văn học Việt Nam: Phố Phái, Cột lô

mét” (Kilômét), Ga bay (sân bay), Giặc trời, Yêng hùng bay“ ” (Phi công - giặc lái Mỹ)

Phố Phái - Phố Hà Nội qua nét vẽ Bùi Xuân Phái cũng đợc tái hiện khá rõ nét bởi Nguyễn Tuân: “Tranh Bùi Xuân Phái cho ta thấy mặt nhà, phố cũ và những mái những góc phố cũ, những đầu hồi, những cái dấu, những cửa lùa, những mái chồng diêm. Nhng theo lời một số bậc già Hà Nội kể lại cho vãn sinh này, thì thấu qua mặt tiền phố phái, ta hình dung ra biết bao cái bên trong của lòng Hà Nội xa. Cứ hiển hiện ra sân trong có giếng thơi, những tấm cửa bức màn, cái gác lửng, những tấm cửa đảng, và lan can gác tẩu mã của những ngôi nhà ăn thông từ phố mặt nhà trớc ra tới cổng hậu ở phố nhà sau. Chao ôi, phố cũ Hà Nội nó là nh vậy” [45, 729].

Nguyễn Tuân không bao giờ bớc chân trên con đờng đã mòn lối. Ông không bao giờ chịu nói những điều ngời khác đã nói. Đối với Nguyễn Tuân, mỗi bài viết của ông phải là một phát hiện mới, phải nêu lên đợc chính kiến riêng của mình trong từng bài viết đó.

Nói chung, khi bình giảng bất kì một vấn đề gì, Nguyễn Tuân không thích lối nói nửa vời mà ông tập trung mọi phơng tiện chuyên môn, mọi tri thức văn hóa, nghệ thuật để quan sát, mổ xẻ… để làm sao cho có thể nổi bật lên những màu sắc, những ý nghĩ mới mà cha ai khám phá ra đợc. Những phát hiện ấy của Nguyễn Tuân cho ta thấy vẻ đẹp của văn chơng lấp lánh hơn, độc đáo hơn. Qua Tiểu luận phê bình của Nguyễn Tuân, các hiện tợng văn học đợc ông phân tích, bình phẩm, luận giải… càng trở nên là những di sản tinh thần quý báu của dân tộc. Còn nhiều hiện tợng văn học, văn hoá khác, chẳng hạn nh những làn điệu ca trù đài các, những giọng hò Quảng Trị Thừa Thiên, Nam Bộ…, không có điều kiện để viết thành tiểu luận, Nguyễn Tuân cũng có những nhận xét sâu sắc đáng quý…

Chơng 3

nghệ thuật viết tiểu luận phê bình của nguyễn tuân

3.1. Nghệ thuật phát hiện, lựa chọn vấn đề và tổ chức bài viết

3.1.1. Cách phát hiện và lựa chọn vấn đề

Đối với Nguyễn Tuân, không chỉ trong sáng tác, ông mới để lại dấu ấn phong cách riêng của mình mà trong nghệ thuật viết tiểu luận phê bình cũng vậy. Trong nghệ thuật viết tiểu luận phê bình, Nguyễn Tuân cũng đã tạo đợc những đặc sắc riêng, phong cách riêng, không thể trộn lẫn.

Nguyễn Tuân xem tiểu luận phê bình nh một thể loại, bên cạnh các thể loại khác mà ông đã dày công thử bút, sáng tạo nh thơ, truyện ngắn, bút kí. Điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào sở trờng, tài năng và cái nhìn của nhà văn. Bởi, không phải bất cứ ai, không phải bất kỳ một ng- ời nghệ sĩ nào hoạt động trong lĩnh vực văn chơng đều có thể đạt đến độ xuất sắc ở hai hai lĩnh vực sáng tác và nghiên cứu, phê bình.

Nguyễn Tuân luôn lựa chọn những cái gì phù hợp với sở trờng, sở thích của mình, không để cho ngòi bút của mình bị trói buộc vào bất kỳ một vấn đề nào cả. Nguyễn “là cánh chim giang hồ, nơi nào đẹp, vừa ý, vội hạ cánh hót chơi”.

Bình luận về Truyện Kiều bất hủ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, Nguyễn Tuân đề cập đến những chi tiết mà theo một số ngời sành về Kiều có thể coi đó chỉ là vụn vặt. Nguyễn Tuân cũng “đồng ý là vụn là vặt” nhng theo ông “không có chi tiết thì sao có làm đợc ra đại cục”. Đấy là một lời phát biểu đầy kinh nghiệm của Nguyễn Tuân. Nhà văn đi vào phân tích, so sánh, đối chiếu ý nghĩa của từ treo trên trong câu “Đạm thanh một bức tranh tùng treo trên” và từ trên treo trong câu “Trên treo một tợng trắng đôi lông mày” mà ông rút ra từ Truyện Kiều

để từ đó mà ngẫm ra “trong cái chi tiết Treo trên cũng là Trên treo, nó không chỉ là một sự vô tội vạ không có dụng ý gì của ngời làm thơ, viết thơ. Mà ở đây có vấn đề mỹ học. Mỹ học gắn liền với vấn đề đạo đức học. Và từ chi tiết đó, thử soi ra các câu khác ở Kiều, các chi tiết khác ở các câu Kiều, có nh thế sự thởng thức Kiều mới thấm sâu. Cứng cáp mà uyển chuyển, mạnh mẽ mà vui hòa, sáng sủa mà đẹp đẽ, nội dung mà hình thức vậy. Và nói đến nghệ phẩm, không thể không nói đến hình thức - cái hình thức sát cánh của nội dung, không thể tách nội dung, hình thức phải khuôn vào nội dung và nội dung lại cũng nhờ vào hình thức. Tôi là ngời biết sợ hãi chủ nghĩa hình thức trong nghệ thuật, nhng tôi trộm nghĩ rằng: ví không có thứ nhịp sáu - tám lỗi lạc bâng khuâng ấy của Nguyễn Du thì cũng khó mà truyền mãi cho hậu sinh cái tiếng đồng vọng của Thúy Kiều, dù cái tiếng ấy có là gì đi nữa” [45, 414].

Đề cập đến thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Tuân chỉ chú ý làm rõ “thế giới quan, nhân sinh quan của Xuân Hơng (Cổ Nguyệt) là một nhỡn quan nõn nờng. Bất cứ cái gì, bất kể lúc nào và ở đâu, vẫn vang ngân lên chỉ nõn và nờng” [45, 420- 421].

Đi sâu vào tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân phân tích cái trội của chơng XIII trong tiểu thuyết này: “Lời sắc sảo, ý súc tích, cách diễn đạt thì linh hoạt mà bố cục thì lại chặt. Lời nói của nhân vật, nó hệt nh là ở kịch nói. Nếu trích văn Tắt đèn để lấy ra cái mảng đẹp nhất, đọng nhất, quý nhất, đại diện nhất, thì cứ một chơng XIII ấy mà trích ra là đích đáng nhất.

Quả có thế, chơng XIII Tắt đèn nh là một hồi hai cảnh của kịch nói. Cảnh I xảy ra ở nhà Nghị Quế, cảnh II xảy ra ở nhà Lý tr ởng. Cốt cách một chơng văn xuôi tiểu thuyết XIII ấy đem dọn lại thành đối thoại thì là hoàn toàn kịch nói, vì nó hàm súc chất kịch, tính kịch. Và

càng rất có thể chuyển thành kịch bản truyện phim Xinêma nếu Xinêma ta định làm hồi ký về “Việt Nam nông thôn tiền cách mệnh”.

Chơng XIII Tắt đèn không khác gì một cái lòng chảo đã nguội đi, đã vàng đọng lại một thứ bùn đen lu niên, trên đó oằn lên một số sinh vật. Sinh vật Nghị Quế chồng, sinh vật Nghị Quế vợ mà lòng tham đã phá hết tính ngời. Sinh vật Lý trởng và lũ tay nha đốc thuế ngời, đã tan hoang đi cái tâm ngời. Và trên cái sa mạc nhân tâm đó, không còn tia nớc nguồn thơng nào, mà chỉ còn vơng vãi lại ít thừng trói, ít roi mây, ít vỏ rợu ty, và một cái bìa thẻ in sẵn. ở chơng này, cả đến chị Dậu quý mến của tác giả, của độc giả cũng chỉ còn là một con sinh vật mà thôi. Thật đợc làm ngời với tối thiểu phẩm cách làm ngời, thì có đời nào chị Dậu lại phải đi đọa lạc nhân phẩm mình đến cái mức phải đa con bán đi nh một hiện vật cũ ở chỗ chợ giời, chợ ngời. Tiền bán đứa con dứt ruột lại đem ra chuộc cho mạng chồng mình giữa một cái thế kỷ áp bức hai tầng và mạng ngời bị thiếu đi dễ dàng quá, cái sinh mạng côn trùng ngứt đầu cấu cánh…Tôi không là một ngời đi đạo, nhng nếu tôi đã bị ngời ta đeo vào cổ tôi một cái thập ác mạ vàng tây, thì khi đọc chơng XIII Tắt đèn này, tôi không thể không tóm lấy chòm râu ông cố đạo rên lên rằng: “Lạy chúa! Tôi không dám mong gì cái Thiên đàng của ngời, mà chỉ mong sao cho trần gian đây hãy quang quẻ đi mọi thứ xấu hổ kia kìa…" [45, 520 - 521].

Viết về Thạch Lam, Nguyễn Tuân đi sâu vào nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam: “Trong cái tấm lòng quê hơng mát mẻ của Thạch Lam, đôi lúc vẩn lên cái bóng dáng một vài con ngời thực dân Pháp, cái bóng dáng một Ngời đầm. Mặc dù chỉ là vài nét chân dung khám phá, lồng vào khuôn khổ hẹp của một câu chuyện kể lại theo thể thức một truyện ngắn. Truyện Ngời Đầm gợi nhiều, nó không dám công khai, hô hào cổ vũ, nó chỉ nói thầm, nhng lại nói thầm một cách

rành rọt. Dới cái thời Tây còn làm chủ nớc ta, Thạch Lam bỏ nhỏ vào tai bạn đọc mình những điều nghê gớm mà Tây thuộc địa không muốn một ngời “bản xứ” nào bàn đến, hoặc là đặt ra đặt lại bằng bất cứ cách nào. Lòng yêu âm thầm đất nớc, quê hơng ông bà đã luyện cho Thạch Lam một cái nhìn ý nhị về Ngời đầm xâm nhập trái phép vào ta. Thạch Lam đã lễ phép mà trình bày một hình tợng của cái sự kiện lịch sử đó. Có ngời bảo lối viết hàm dỡng kín đáo ấy, cũng là một cách để lọt lới kiểm duyệt thời xa. Có thể có cái khía ấy nữa, nhng theo tôi nghĩ, đây chính là cái phong cách im ả thâm thúy của Thạch Lam. Qua cái hơi càng bình thản bề ngoài ấy, ta thấy thực dân cái (cũng nh thực dân đực) càng trở nên kệch cỡm, nó dị dạng tới cái mức phải cho nó cút đi khỏi cái chân giời chung của cả tác giả lẫn độc giả” [45, 617-618].

Nguyễn Tuân là vậy, luôn đặt chân bớc trên con đờng riêng của mình. Ông say mê với những gì mới lạ. Chính điều này tạo nên sự riêng biệt của văn phong Nguyễn Tuân.

3.1.2. Nghệ thuật tổ chức bài viết

Nguyễn Tuân không theo bất cứ một dàn bài nào cả nhng thực ra các bài viết của Nguyễn Tuân bao giờ cũng có một logic riêng. Viết về Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Tú Xơng… Nguyễn Tuân có một lối dẫn dắt riêng dẫn ngời đọc tiếp cận để nắm đợc cái hay, cái đẹp của những hiện tợng văn học này.

Khi Tản Đà mất, Nguyễn Tuân kể lại những câu chuyện có thật, giản dị và cảm động. Trong bài viết Chén rợu vĩnh biệt Nguyễn Tuân chú ý làm nổi bật tình trạng hết sức quẫn bách trong đời sống cơm áo của nhà thơ. Nó đe dọa làm vẫn đục cả hồn thơ của một thi sĩ lớn.

Vì nghèo túng, suýt nữa Tản Đà phải nhận tiền trợ cấp của Bảo Đại. Trong bữa rợu cuối cùng, Tản Đà đa cho Nguyễn Tuân xem lá th “Nguyễn Tiến Lãng gửi về giục ông Tản Đà gửi sách để ông tâu với Bảo Đại trợ cấp cho số tiền năm trăm đồng”. Đọc th, Nguyễn Tuân trăn

trở, suy nghĩ, lo lắng. Nguyễn Tuân đã ghi lại tâm trạng của mình lúc ấy: "Tôi lặng lẽ trao lại lá th cho ông Tản Đà. Vẫn lặng lẽ tôi nhấp một chén rợu. Rợu lúc này sao cay đắng lạ. “Ông Tản Đà sắp đợc triều đình Huế ban cho năm trăm đồng”. Mà rồi từ giờ trở đi, ngời ta sẽ đa thi nhân của chúng ta vào cái thế giới nào đây? Tôi tin rằng từ nay trở đi, cái đời văn chơng của một thi nhân sẽ bớc sang một giai đoạn khác. Tôi ngỡ rằng, với một số tiền trợ cấp kia, ông Tản Đà sẽ không già tay để hạ những vần rất sái và tác phẩm sau này sẽ nhan nhản những câu thơ rất có “hậu”. Sao lại nh thế đợc?” [45, 390].

Tản Đà mất, cái chết đột ngột đến đã giữ cho hồn thơ của Tản Đà đợc thơm tho trong sạch. Đặt Tản Đà trong cuộc thử thách tàn nhẫn của sự quẫn bách về sinh kế đó cũng là một cách thể hiện chân dung Tản Đà vừa sâu lắng, chân thật lại vừa rất cảm động.

Bên cạnh đó, hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng của Nguyễn Tuân cũng đợc sắp xếp theo một trình tự logic, hợp lý, vừa mang tính khoa học lại vừa mang tính nghệ thuật.

Trong bài viết Thời và thơ Tú Xơng, để tránh cho luận điểm: Thực chất thơ Tú Xơng là "cái khía cạnh trữ tình, cái hơi lãng mạn" của mình bị coi là cực đoan, phiến diện, Nguyễn Tuân trớc hết thừa nhận nội dung hiện thực và bút pháp trào phúng của thơ Tú Xơng:

Cô Ký sao mà đã chết ngay!

Một phần của tài liệu Tiểu luận phê bình văn học của nguyễn tuân (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w