II.5 Tác dụng dợc lí

Một phần của tài liệu Tách và xác định cấu trúc hợp chất flavonoit từ vỏ cây cối ( clelstocalys operculatus (roxb) merr et perry) ở nghệ an (Trang 28 - 30)

Lá,vỏ, nụ và rễ cây vối đều có thể dùng chữa bệnh. Nớc lá và nụ vối đợc khảo sát dợc lí cho thấy nó có tác dụng lên vi khuẩn gây ra bệnh đờng ruột .E.coli, và có hoạt chất ức chế sự phát triển của một số vi trùng Gram âm và Gram dơng gây ra bệnh viêm da, có tác dụng trợ tim. Hoạt chất này dễ tan trong nớc nên chỉ cần pha nớc sôi là uống đợc.

Các nhà khoa học Trung Quốc còn phát hiện khả năng loại gốc tự do sinh ra từ phản ứng peoxi hoá lipit và hoạt tính kháng khối u của một số chất có trong cây vối [6]

Năm 1968. Nguyễn Đức Minh phòng đông y thực nghiệm – Viện nghiên cứu đông y đã tiến hành nghiên cứu và đi đến kết luận là ở tất cả các giai đoạn phát triển, lá và nụ vối đều có tác dụng kháng sinh, vào mùa đông kháng sinh tập trung nhiều nhất ở lá. Hoạt tính kháng sinh tan trong nớc, các dung môi hữu cơ, bền vững với nhiệt độ và ở các môi trờng có PH từ 2 đến 8 tác dụng mạnh nhất với Streptococcus, sau đến vi trùng bạch cầu, phế cầu, Staphylococcus và Pneumcoccus.

Cây vối có vị đắng, chát, ít độc, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, chỉ dơng, tiêu trệ... Lá và nụ nấu nớc đợc dùng để uống hàng ngày giống nh chè xanh nó có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon tiêu hoá tốt. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hoá, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhng không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Lá vối tơi hay khô sắc đặc có tính sát trùng nên đợc dùng để chữa bệnh ngoài da nh ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế nhân dân ta thờng lấy lá vối để vò tơi nát, hoặc nấu với nớc sôi lấy nớc đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Ngoài ra ngời ta còn dùng lá vối phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, lở loét, viêm đại tràng mãn tính, lị trực trùng...

Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hoà với nớc sôi để nguội, lọc lấy nớc, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

ở ấn Độ, rễ vối sắc đặc dạng xirô đợc dùng để đắp vào vết thơng sng đỏ, quả dùng để ăn chữa bệnh phong thấp, dùng khoảng 200g rễ vối nấu uống chữa bệnh viêm gan, vàng da.

ở Trung Quốc, các bộ phận của cây dùng để chữa cảm mạo, đau đầu phát sốt, lỵ trực khuẩn, bệnh mẩn ngứa, viêm tuyến sữa, ngứa ngáy ngoài da, bệnh nấm ở chân, vết thơng do dao, súng...

Chơng II:

Một phần của tài liệu Tách và xác định cấu trúc hợp chất flavonoit từ vỏ cây cối ( clelstocalys operculatus (roxb) merr et perry) ở nghệ an (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w