Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của cá được nuôi trong môi trường nước ngọt

Một phần của tài liệu Thử nghiệm ảnh hưởng mật độ ương lên cá chẽm (lates calcarifer bloch, 1790) giai đoạn cá hương lên cá giống trong môi trường nước ngọt tại hưng nguyên nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38)

trường nước ngọt

3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng khối lượng của cá chẽm. 3.3.1.1. Tăng trưởng trung bình về khối lượng

Bảng 3.5. Tăng trưởng trung bình về khối lượng cá

Ngày nuôi Khối lượng MĐ 1 MĐ 2 MĐ3 0 2,70± 0,216a 2,52 ± 0,008a 2,57± 0,004a 10 2,73 ± 0,088b 2,58± 0,032a 2,64± 0,083ab 20 3,71± 0,110b 3,25± 0,070a 3,37± 0,210a 30 4,27± 0,773c 3,82± 0,174a 3,60± 0,045b 40 5,06± 0,133b 4,25± 0,058a 4,09± 0,460a 50 6,08± 0,115b 5,73± 0,890a 5,53 ± 0,261a

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong cùng một hàng có mang ký tự khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). (a,b,c được sắp xếp theo giá trị tăng dần của )

Hình 3.4. Tăng trưởng trung bình khối lượng

Kết quả thu được cho thấy, tăng trưởng khối lượng ở cả 3 mật độ đều tăng dần theo thời gian nuôi. Ở các ngày nuôi khác nhau thì có sự sai khác giữa các mật độ. Tuy nhiên sự sai khác chỉ có ý nghĩa thống kê với (p<0,05) từ ngày nuôi 15 trở đi. Như vậy, mật độ ương khác nhau đã ảnh hưởng đến tăng trưởng trung bình về khối lượng của cá chẽm.

Kết thúc thí nghiệm tăng trưởng khối lượng trung bình lớn nhất ở mật độ 1(6,08 g/con), mật độ có khối lượng trung bình thấp nhất là mật độ 3 (5,53 g/con) và mật độ 2 đạt khối lượng trung bình 5,73 g/con.

Nhìn chung, khối lượng của cá chẽm khi ương trong môi trường nước ngọt đạt trung bình thấp hơn so với cá ương nuôi trong môi trường mặn, lợ ở cùng ngày ương nuôi. Theo đề tài " Thử nghiêm sinh sản giống cá chẽm trắng (Lates calcarifer) tại Nghệ An" do Trại giống Yên Lý thực hiện thì thời gian ương nuôi cá đạt kích thước 2,2 - 5,5 chỉ mất 40 ngày ương.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng lượng

Bảng 3.6. Tăng trưởng bình quân ngày

Ngày nuôi ADG (gr/ngày) MĐ 1 MĐ 2 MĐ3 0 - 10 0,024±0,006b 0,006±0,004a 0,007±0,004a 11 - 20 0,088±0,016b 0,067±0,010ab 0,053±0,018a 21 - 30 0,058±0,007a 0,058±0,011a 0,043±0,022a 31 - 40 0,078±0,015b 0,042±0,013a 0,049±0,005a 41 - 50 0,102±0,006a 0,148±0,010b 0,144±0,004b

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong cùng một hàng có mang ký tự khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

(a,b,c được sắp xếp theo giá trị tăng dần của )

Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng

Kết thúc thí nghiệm, tăng trưởng bình quân ngày ở ba mật độ bể ương dao

Từ kết quả nghiên cứu ta thấy, càng về giai đoạn cuối của thí nghiệm thì tốc độ tăng trưởng bình quân trên ngày càng tăng. Giai đoạn 41 - 50 ngày ương tốc độ tăng trưởng bình quân ngày của cá chẽm nuôi trong môi trương nước ngọt cao nhất với mật độ 2 đạt giá trị 0,148 ± 0,006 g/ngày, thấp nhất là mật độ 1 đạt 0,102 ±

g/ngày và cuối cùng là mật độ 3 có tốc độ tăng trưởng bình quân ngày thấp nhất đạt 0,144 ± 0,004 g/ngày..

Trong mỗi giai đoạn ương, tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng cá có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3.3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng đặc trưng của khối lượngBảng 3.7. Tốc độ tăng trương đặc trưng Bảng 3.7. Tốc độ tăng trương đặc trưng

Ngày nuôi SGR (%/ngày) MĐ 1 MĐ 2 MĐ3 0 - 10 0,87±0,15b 0,23±0,16a 0,27±0,14a 11 - 20 2,71±0,50a 2,29±0,33a 1,81±0,53a 21 - 30 1,45±0,20a 1,63±0,28b 1,27±0,69c 31 - 40 1,66±0,29b 1,06±0,36a 1,29±0,11a 41 - 50 1,84±0,13b 2,99±0,20a 3,20±0,68a

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong cùng một hàng có mang ký tự khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). (a,b,c được sắp xếp theo giá trị tăng dần của )

Hình 3.6. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng

Kết thúc thí nghiệm ta thấy, sự tăng trưởng đặc trưng ở các mật độ khác nhau thì có sự khác. Ở mật độ 1 tăng trưởng đặc trưng dao động từ 0,87±0,15 (%/ngày) đến 2,71±0,50(%/ngày), mật độ 2 dao động từ 0,23±0,16(%/ngày)đến 2,99±0,20 (%/ngày)và mật độ 3 dao động từ 0,27±0,14 (%/ngày)đến 3,20±0,68 (%/ngày)

Theo kết quả phân tích phương sai cho thấy, sự sai khác của tốc độ tăng trưởng đặc trưng xuất hiện ngay từ những ngày ương nuôi đầu tiên và sự sai khác đó có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng cao nhất ở giai đoạn 41 - 50 ngày nuôi, với mật độ 3 đạt giá trị 3,20±0,68 (%/ngày), tăng trưởng chậm nhất ở mật độ 2, giai đoạn 0 - 10 ngày nuôi đạt giá trị 0,23±0,16(%/ngày).

3.3.2. Ảnh Hưởng của mật độ lên tăng trưởng về chiều dài của cá chẽm3.3.2.1. Tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá chẽm 3.3.2.1. Tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá chẽm

Bảng 3.8. Tăng trưởng trung bình về chiều dài

Ngày nuôi Chiều dài (cm) MĐ1 MĐ2 MĐ3 0 3,47± 0,039b 3,37± 0,012a 3,38± 0,027a 10 3,77± 0,058b 3,60 ± 0,100a 3,70± 0,000ab 20 4,51± 0,119b 4,20± 0,091a 4,02± 0,124a 30 5,22± 0,074b 4,75± 0,134a 4,60 ± 0,040a 40 5,87 ± 0,093c 5,15± 0,091b 4,97± 0,058a 50 6,95± 0,081c 6,68± 0,054b 6,43± 0,248a

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong cùng một hàng có mang ký tự khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

(a,b,c được sắp xếp theo giá trị tăng dần của ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.7. Tăng trưởng trung bình về chiều dài

Sau khi kết thúc thí nghiệm, tăng trưởng trung bình về chiều dài cao nhất là mật độ 1 chiều dài cá đạt 6,95 ± 0,081 (cm), thấp nhất là mật độ 3 chiều dài cá đạt

6,43± 0,248 (cm), mật độ chiều dài cá đạt 6,68± 0,054 (cm). Như vậy ương nuôi cá chẽm trong môi trương nước ngọt mật độ 1 cho kết quả khả quan nhất so với 2 mật độ còn lại.

Theo kết quả phân tích phương sai, trong mỗi giai đoạn ương nuôi thì tăng trưởng trung bình đều có sự sai khác và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả thu được cũng cho thấy, chiều dài trung bình của cá dao động từ 6,43 - 6,95 (cm). Nhìn chung, thấp hơn nhiều so với cá khi ương nuôi trong môi trường mặn, lợ ở cùng thời gian. Theo Lưu Thế Phương, Hoàng Tùng và Huỳnh Kim Khánh (2007), ương trong mương nổi với độ mặn 20‰, sau 45 ngày ương, chiều dài toàn thân trung bình (10,0 ± 0,2) cm/con. Kungvankij et al., 1994, trong điều kiện nuôi, cá giống cỡ 20 - 25 mm sau thời gian ương từ 30 - 45 ngày đạt cỡ 50 - 110 mm. So sánh với kết quả các nghiên cứu khác chúng ta thấy việc ương nuôi trong môi trường nước ngọt tăng trưởng trung bình về chiều dài là rất thấp.

3.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài

Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày

Ngày nuôi ADG (cm/ngày)

MĐ 1 MĐ 2 MĐ3 0 - 10 0,029±0,002a 0,023±0,008a 0,032±0,003a 11 - 20 0,074 ± 0,007b 0,060±0,013ab 0,039±0,012a 21 - 30 0,071±0,005a 0,056±0,009a 0,051±0,016a 31 - 40 0,067±0,012b 0,040±0,009a 0,037±0,008a 41 - 50 0,107±0,005a 0,152±0,010b 0,145±0,006b

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong cùng một hàng có mang ký tự khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Hình 3.8. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài

Theo bảng phân tích tốc độ tăng trưởng chiều dài bình quân trên ngày ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân trên ngày của các mật độ khác nhau đều có xu hướng tăng dần càng về cuối giai đoạn thí nghiệm thì tốc độ tăng trưởng càng cao. Tốc độ tăng trưởng dao động từ 0,023±0,008 (cm/ngày) đến 0,152±0,010(cm/ngày).

Tốc độ tăng trưởng bình quân trên ngày của mật độ 1 đạt cao nhất là 0,107

±0,005(cm/ngày), mật độ 2 đạt cao nhất ở 0,152±0,010(cm/ngày), mật độ 3 giá trị cao nhất 0,145±0,006 (cm/ngày).

Theo kết quả phân tích phương sai cho thấy, giai đoạn đầu tiên 0 - 10 ngày đã xảy ra sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Từ giai đoạn sau 10 -20 ngày tuổi trở đi tốc độ tăng trưởng bình quân ngày có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Như vậy, mật độ có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài.

3.3.2.3. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài thân cá chẽmBảng 3.10. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài Bảng 3.10. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài

MĐ 1 MĐ 2 MĐ3 0 - 10 0,82±0,04a 0,67±0,24a 0,90±0,076a 11 - 20 1,80±0,14b 1,53±0,34ab 0,99±0,30a 21 - 30 1,46±0,13a 1,25±0,20a 1,19±0,37a 31 - 40 1,18±0,25a 0,80±0,20a 0,78±0,18a 41 - 50 1,68±0,75a 2,59±0,18b 2,56±0,08b

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong cùng một hàng có mang ký tự khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). (a,b,c được sắp xếp theo giá trị tăng dần của )

Hình 3.9. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài

Kết quả phân tích phương sai của tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài cho thấy, ở giai đoạn đầu tốc độ tăng trưởng đặc trưng có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Từ giai đoạn 10 - 20 ngày ương sự sai khác của tốc độ tăng trưởng đặc trưng đã có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Như vậy, mật độ ương nuôi cá chẽm trong môi trường nước ngọt có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng đặc

3.4. Tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhauBảng 3.11. Tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau Bảng 3.11. Tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau A (%) MĐ 1 MĐ 2 MĐ 3 6,57 ± 1,22a 7,8 ± 0,66a 11,77 ± 1,95b Hình 3.10. Tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau

Tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau dao động từ (6,57 - 11,77%). Giá trị thấp nhất ở mật độ 1 (6,57 %), cao nhất ở mật độ 3 (11,77 %) và mật độ 2 đạt trung bình 6,8 %.

Kết quả phân tích phương sai cho thấy tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau giữa các lô thí nghiệm có sự sai khác, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Theo nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng và chu kỳ chiếu sáng của Đinh Văn Khương, Hoàng Tùng và Hoàng Thị Bích Đào cá ương cỡ 15 - 33 mm, tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau (27,78 ± 9,67%). Như vậy tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau khi ương trong môi trường nước ngọt là thấp hơn so với khi ương trong môi trường nước mặn, lợ dao động trong khoảng (6,57 - 11,77%).

Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các mật độ ương cá chẽm trong môi trường nước ngọt

Khoản mục Đơn vị MĐ 1 MĐ 2 MĐ 3 Chi phí về giống (VNĐ) 157.500 202.500 247.500 Chi phí Thức ăn (VNĐ) 20.000 24.000 23.000 Chi phí khác (VNĐ) 50.000 50.000 50.000 Tổng chi (VNĐ) 227.500 276.000 320.000 Tổng thu (VNĐ) 188.000 166.000 110.000 Lợi nhuận (VNĐ) -39.500 -110.000 -210.000

Kết quả bước đầu cho thấy, hiệu quả kinh tế ở các thí nghiệm với các mật độ khác nhau là không có.

Tuy nhiên ta thấy đây ta cũng thấy được việc ương cá với mật độ càng cao thì hiệu quả kinh tế lại càng thấp.

Có thể nói khi ương nuôi cá chẽm trong môi trường ngọt hóa đã gặp rất nhiều những khó khăn. Vì vậy, để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục, nâng cao tỷ lệ sống, hiệu quả kinh tế của cá chẽm khi ương trong môi trường ngọt hóa là cả một bài toán hoc búa. Với sự hạn chế về kinh nghiệm tôi mong muốn có sự chung tay góp sức của nhiều nhà khoa học cùng giải quyết vấn đề.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá chẽm.

2 Các mật độ có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chẽm nuôi trong môi trường nước ngọt. Tỷ lệ sống cao nhất ở mật độ 1 đạt 34,28 ± 2,68 %, tỷ lệ sống thấp nhất ở 13,94 ± 4,58.

3. Mật độ có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá chẽm nuôi trong môi trường nước ngọt. sau khi kết thúc thí nghiệm mật độ 1 có khối lượng

trung bình lớn nhất đạt 6,08 ± 0,115 (g), mật độ có khối lượng trung bình thấp nhất là mật độ 3 đạt 5,53 ± 0,026 (g).

Mật độ ương nuôi có ảnh hưởng đến tăng trưởng trung bình chiều dài của cá chẽm trong môi trường nước ngọt. Mật độ có tăng trưởng trung bình cao nhất về chiều dài là mật độ 1 đạt 6,95 ± 0,081 (cm) và mật độ có tăng trưởng trung bình về chiều dài thấp nhất là mật độ 3 đạt 6,43 ± 0,248 (cm).

4. Tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau cũng chịu ảnh hưởng của mật độ ương nuôi,, mật độ 1 có tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau thấp nhất 6,57 ± 1,22 (%) và cao nhất ở mật độ 3 11,77 ± 1,95 (%)

5. Hạch toán kinh tế kết thúc quá trình nghiên cứu hoạch toán kinh tế cho ta thấy đề tài không có hiệu quả kinh tế

2. Kiến nghị

1. Cần tiếp tục nghiên cứu về quá trình ương nuôi cá chẽm trong môi trường nước ngọt để có thể đưa ra kết luận chính xác hơn về việc nên hay không nên ương cá chẽm trong môi trường nước ngọt.

2. Có thể nghiên cứu ảnh hưởng ương nuôi cá chẽm trong môi trường nước ngọt với mật độ thấp hơn xem có thể nâng cao Tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, và hiệu quả hay không?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Kim Anh (2009), Kỹ thuật nuôi cá biển và hải đặc sản. Bài giảng ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trường Đại học Vinh. 12/ 2009.

2. Ngô Thế Anh (2005), tiến hành đề tài: Nghiên cứu ứng dụng sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch 1790) tại trại thực nghiệm NTTS Yên Hưng - Quảng Ninh”.

3. Đinh Văn Khương, Hoàng Tùng, Hoàng Thị Bích Đào (2008),Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kì quang và cường độ chiếu sáng lên sinh trưởng, sự phân đàn, tỷ lệ sống và tỷ lệ ăn thịt đồng loại của cá Chẽm. Tạp chí Thuỷ sản, số 3/2008.

4. Phạm Thị Hạnh (2007), Ảnh hưởng của mật độ ương, mật độ luân trùng và thức ăn giàu HUFA lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bột cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1790). Luận văn thạc sĩ ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trường Đại học Nha Trang.

5. Nguyễn Quang Huy (2001), Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên phát triển phôi và ảnh hưởng của mật độ, thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và cá bột cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1970). Luận văn Thạc sĩ ngành Nuôi trồng Thủy sản - Đại học Thủy Sản.

6. Nguyễn Khắc Lâm, Đỗ Thị Hoà (2007), Đặc điểm dịch tể học của hội chứng teo gan trên tôm Sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 02/2007, trang 3 - 7. 7. Huỳnh Văn Lâm (2000), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái

lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch 1790) giai đoạn sau khi nở đến 25 ngày tuổi và thử nghiệm ương cá chẽm trong hệ thống bể nhỏ. Luận văn thạc sĩ ngành Nuôi trồng Thủy sản. Trường Đại học Thuỷ sản.

8. Lưu Thế Phương (2006), Nghiên cứu sử dụng mương nổi ương nuôi cá vược (Lates calcarifer Bloch 1790) giai đoạn từ 2 - 8 cm chiều dài thân. Luận văn thạc sĩ ngành Nuôi trồng Thủy sản. Trường Đại học Nha Trang.

9. Võ Ngọc Thám (2000), Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chẽm (Lates calcarifer Bloch 1790) tại Khánh Hòa. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học B98-33-22. Trường Đại học Nha Trang.

10. Võ Ngọc Thám và Ctv (1994), Điều tra một số đặc điểm sinh học, sinh sản cá Chẽm (Lates calarifer, Bloch, 1790) tại Đầm Nha Phu - Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ ĐHTS.

11. Nguyễn Duy Hoan & Võ Ngọc Thám (2000), Nghiên cứu sản xuất giống cá Chẽm (Lates calcarife Bloch, 1790) tại Khánh Hòa. Báo cáo khoa học (28 trang).

12. Ngô Văn Mạnh, Hoàng Tùng (2009), Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chẽm (Lates calcarifer

Bloch) giống ương trong mương nổi. Luận văn thạc sĩ ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trường Đại học Nha Trang.

13. Ngô Văn Mạnh, Hoàng Tùng (2008), Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giống ương trong ao đất bằng mương nổi. Trong cuốn: Tóm tắt báo cáo Hội thảo khoa học trẻ toàn quốc về Nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, trang 15 -16.

14. Hoàng Tùng, Lưu Thế Phương, Huỳnh Kim Khánh (2007), Thử nghiệm ương cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) hương lên giống bằng mương nổi, trong ao

Một phần của tài liệu Thử nghiệm ảnh hưởng mật độ ương lên cá chẽm (lates calcarifer bloch, 1790) giai đoạn cá hương lên cá giống trong môi trường nước ngọt tại hưng nguyên nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38)