Sơ lược về Trường Trung cấp Thuỷ sản Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung trung cấp thủy sản thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 48)

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Trung cấp Thuỷ sản Thanh Hoá được thành lập từ năm 1966 tiền thân là trường Trung cấp kỹ thuật III Bộ Thuỷ sản, sau nhiều lần di chuyển hiện nay Trường đóng trên địa bàn xã Quảng Hưng, ngoại ô thành phố Thanh Hoá gần sông Mã và khu vực cảng Lễ Môn.

Hơn 45 năm qua Trường đã đạt được nhiều thành tích đáng kể như thường xuyên là đơn vị dẫn đầu trong tỉnh về phong trào thi đua dạy tốt học tốt, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ; Trường luôn giữ vững ổn định và sự đoàn kết thống nhất trong chi bộ và thường xuyên được thường vụ thành uỷ thành phố Thanh Hoá công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh; tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Trường liên tục được công nhận là đơn vị dẫn đầu khối; Công đoàn Trường liên tục được công nhận danh hiệu công đoàn vững mạnh. Nhà trường thường xuyên được công nhận danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc và nhận được nhiều bằng khen của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, bằng khen của Bộ Lao động Thương binh- Xã hội( 2002-2003), 2007-2008, 2008-2009, Bộ Thuỷ sản tặng huy chương vì sự phát triển nghề cá Việt nam (2003-2004)…và nhiều giấy khen, năm 2004- 2005 Nhà trường đã được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen. Gần đây nhất, với những nổ lục không ngừng của ĐNCBGV và học sinh, Nhà trường

đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Chủ tịch Nước trao tăng đầu tháng 11 năm 2011.

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường TCTS Thanh Hoá

2.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trường

Trường TCTS Thanh Hoá là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ TCCN, CNKT, tập huấn, bồi dưỡng nghề, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế thuỷ sản tại địa phương và các tỉnh lân cận. Hiện nay Trường đang đào tạo 08 chuyên ngành:

- Chế biến và bảo quản thuỷ sản; - Kế toán sản xuất. - Điện tầu biển; - Nuôi trồng thuỷ sản; - Điện xí nghiệp; - Sử dụng máy tàu biển; - Kỹ thuật máy lạnh; - Điều khiển tàu biển; Với qui mô đào tạo hàng năm là:

- Đào tạo Chính qui: Hệ TCCN và TCN la 1200 học sinh/năm;

- Bồi dưỡng: Thuyền máy trưởng tàu cá hạng 4 và 5 là 750 học sinh/năm. - Hệ TCCN không chính qui 400 học sinh/năm (mới có từ năm 2004) - Liên kết đào tạo cho các tỉnh Nghệ an, Hà tĩnh là 250 học sinh/năm. - Liên kết đào tạo cao đẳng trên 100 Sinh viên/năm.

Cùng với nhiệm vụ trên Nhà trường còn thực hiện đa dạng hoá các ngành, nghề, bậc đào tạo trên cơ sở liên doanh, liên kết, sớm thích ứng với công tác đào tạo trong cơ chế thị trường. Gắn đào tạo nghề với bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị và quan điểm lao động của con người mới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cho học sinh.

Trong đề án quy hoạch phát triển trường đến năm 2020, dự kiến sẽ nâng cấp trường thành Cao đẳng vào năm 2013.

2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của trường

Cơ cấu tổ chức của Trường TCTS Thanh Hoá được xây dựng theo mô hình trường TCCN công lập thể hiện ở điều lệ trường TCCN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành gồm:

- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và hai phó Hiệu trưởng

- Các phòng chức năng: Phòng Đào tạo; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Quản lý học sinh.

- Các khoa gồm: Khoa Khoa học cơ bản; Khoa Cơ điện; Khoa Công nghệ Thuỷ sản.

- Các lớp học sinh.

- Các cơ sở phục vụ đào tạo:

+ Xưởng thực hành (thuộc các khoa).

+ Các nhà máy xí nghiệp, hợp tác sản xuất, chế biến, trang trại nuôi trồng, khai thác thuỷ sản trường liên hệ để phục vụ thực tập cho học sinh.

Ngoài tổ chức chính quyền, Nhà trường còn có tổ chức Chi bộ Đảng, tổ chức Công đoàn cơ sở và tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà trường được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hiệu trưởng Hiệu phó Hiệu phó Các lớp học sinh Khoa KHCB Khoa CĐ Khoa CNTS Phòng Đào tạo Phòng TC-HC Phòng QLHS

2.3. Thực trạng chất lượng ĐNGV ở Trường TCTS Thanh Hoá

2.3.1. Số lượng, cơ cấu đội ngũ

2.3.1.1. Số lượng

Trường TCTS Thanh Hoá hiện có tổng số 69 cán bộ, giáo viên và lao động hợp đồng. Trong đó biên chế là 39 người, hợp đồng không dài hạn là 18

người, hợp đồng ngắn hạn là 1 người, hợp đồng công việc là 11 người.

Số lượng cán bộ, giáo viên và lao động hợp đồng hiện đang được phân bổ theo các đơn vị hành chính trong nhà trường như sau:

Bảng 2.5: Phân bổ ĐNCBGV theo đơn vị hành chính

TT Tên đơn vị Tổngsố Biên chế

Hợp đồng

dài hạn Hợp đồngngắn hạn Hợp đồngcông việc

GV khác GV khác GV khác GV khác

1 Ban giám hiệu 3 3

2 Phòng đào tạo 8 3 1 2 2

3 Phòng TC-HC 13 2 4 2 5

4 Phòng QLHS 5 3 1 1

5 Khoa KHCB 22 13 5 0 4

6 Khoa cơ điện 9 4 4 0 1

7 Khoa CNTS 9 5 2 0 1 1

Cộng: 69 33 6 13 5 1 6 5

( Số liệu của phòng TC - HC cung cấp tháng 6 năm 2011 )

Để tập chung xây dựng được ĐNGV đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường, trong các nội dung nghiên cứu của đề tài tác giả chỉ tập chung vào đội ngũ giáo viên được xác định là lực lượng cơ hữu của nhà trường, bao gồm giáo viên trong biên chế và giáo viên hợp đồng dài hạn (hiện có là 33 +13 = 46 người). Về chuyên môn được phân bổ theo các khoa như sau:

Bảng 2.6: Phân bổ ĐNGV theo khoa chuyên môn

TT Tên đơn vị Tổng số Biên chế Hợp đồng dài hạn

1 Khoa KHCB 24 17 7

2 Khoa cơ điện 11 7 4

3 Khoa CNTS 11 9 2

Cộng: 46 33 13

Trong tổng số 46 giáo viên có một số người làm công tác quản lý, hoặc kiêm nhiệm như: Khoa Khoa học cơ bản có 06 người; Khoa Cơ điện có 02 người; Khoa Công nghệ Thuỷ sản có 02 người.

Nhận xét: Từ bảng 2.4 (phân bổ cán bộ giáo viên theo đơn vị hành chính) và bảng 2.5 (Phân bổ đội ngũ giáo viên theo Khoa chuyên môn) đã thể hiện, ĐNCBGV của Nhà trường chủ yếu là lực lượng cơ hữu, nhưng số giáo viên trong biên chế chiếm dưới 50% (33/69) tổng số lao động trong toàn Trường. Nhìn chung việc bố trí sắp xếp nhân lực được chủ động, tuy nhiên việc phân bổ giữa các đơn vị chưa đồng đều, gây khó khăn cho việc quản lý ở đơn vị có số lượng nhiều, như Khoa Khoa học cơ bản.

2.3.1.2. Cơ cấu GV cơ hữu theo giới tính và độ tuổi

Bảng 2.7: Cơ cấu GV cơ hữu theo giới tính và độ tuổi

TT Tên đơn vị Tổngsố Giới tính Độ tuổi

Nam Nữ Dưới 30 30 - 45 46- 60

1 Ban giám hiệu 3 1 2 0 2 1

2 Phòng đào tạo 5 1 4 1 4 0

3 Phòng TC-HC 2 2 0 0 2 0

4 Phòng QLHS 3 1 2 0 3 0

5 Khoa KHCB 18 3 15 13 5 0

6 Khoa cơ điện 8 5 3 3 4 1

7 Khoa CNTS 7 5 2 1 5 1

Cộng: 46 18 28 18 25 3

( Số liệu của phòng TC - HC cung cấp tháng 6 năm 2011 )

Nhận xét: ĐNGV của nhà trường là khá trẻ, thuận lợi cho việc xây dựng chiến lược phát triển dài hạn; số lượng giáo viên nữ nhiều lại trong độ tuổi sinh đẻ, do vậy dễ có biến động về số lượng GV trực tiếp giảng dạy; tính kế thừa trong nhà chưa được đảm bảo, do ít có GV có kinh nghiệm lâu năm trong giảng dậy, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học.

2.3.1.3. Cơ cấu giáo viên cơ hữu theo trình độ đào tạo

Trình độ đào tạo là nền tảng cơ bản để mỗi giáo viên đảm nhận một nhiệm vụ giảng dạy trong Nhà trường, sau một thời gian thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giáo viên, đến hết năm 2010 Nhà trường có 46/46 giáo viên đạt chuẩn trở lên và được phân bổ ở các phòng, khoa như sau:

Bảng 2.8: Cơ cấu GV cơ hữu theo trình độ đào tạo

số Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trungcấp Khác

1 Ban giám hiệu 3 3

2 Phòng đào tạo 5 1 4

3 Phòng TC-HC 2 0 2

4 Phòng QLHS 3 0 3

5 Khoa KHCB 18 1 17

6 Khoa cơ điện 8 1 7

7 Khoa CNTS 7 0 7

Céng 46 6 40

(Số liệu do Phòng TC- HC cung cấp tháng 6 năm 2011)

Nhận xét: Trình độ chuyên môn của ĐNGV Nhà trường hiện tại về cơ bản đảm bảo trình độ chuẩn trở lên, tuy nhiên tỉ lệ giáo viên có trình độ sau đại học còn thấp so với yêu cầu cho tương lai phát triển của Trường trong thời gian tới, đặc biệt giáo viên chuyên ngành ở các khoa chuyên môn.

2.3.1.4. Cơ cấu giáo viên cơ hữu theo năng lực chuyên môn

Năng lực chuyên môn của giáo viên được xác định là mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm học do nhà trường đánh giá, xếp loại trên cơ sở tự đánh giá, xếp loại của mỗi giáo viên.

Bảng 2.9: Cơ cấu giáo viên cơ hữu theo năng lực chuyên môn

TT Tên đơn vị Tổngsố mức độ hoàn thành nhiệm vụ Xuất sắc Tốt Hoàn thành Không hoàn thành

1 Ban giám hiệu 3 2 1 0 0

3 Phòng TC-HC 2 1 1 0 0

4 Phòng QLHS 3 0 2 1 0

5 Khoa KHCB 18 2 14 2 0

6 Khoa cơ điện 8 1 6 1 0

7 Khoa CNTS 7 1 6 0 0

Céng 46 8 33 5 0

(Số liệu do Phòng TC - HC cung cấp năn học 2010 – 2011)

Nhận xét: Theo bảng thống kê cho thấy năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên là tương đối tốt, phaan bố đồng đều ở các phòng, khoa. Tuy nhiên đây mới chỉ dựa vào khâu nhận xét đánh giá xếp loại theo dạng bình bầu mà không theo tiêu chí quy định cụ thể.

2.3.1.5. Cơ cấu giáo viên theo ngành nghề đào tạo

Bảng 2.10: Cơ cấu GV cơ hữu theo ngành, môn học

TT Ngành học, môn học lớpSố học Tổng số giờ Số giờ chuẩn /1 GV Giáo viên Cần Hiện Thừa Thiếu I. Ngành học

1 Sử dụng máy tàu biển 02 2274 450 5 5 0 0

2 Điện xí nghiệp 02 2200 450 5 6 1 0 3 Lái tàu 02 2220 450 5 6 1 0 4 Nuôi trồng thuỷ sản 00 00 450 0 3 3 0 5 Chế biến thuỷ sản 01 1165 450 3 3 0 0 6 Kế toán 03 2260 480 5 5 0 0 7 Điện lanh 00 0 450 0 0 0 0

8 Điện tầu biển 00 0 450 0 0 0 0

1 Văn 02 lớp văn hoá 510 560 1 3 2 0 2 Toán 780 560 1 3 2 0 3 Hoá 360 560 1 0 0 1 4 Lý 360 560 1 0 0 1 5 Sinh 390 560 1 0 0 1 6 Sử 240 560 1 1 0 0 7 Địa 240 560 1 0 0 1 8 Tiếng Anh 10 Lớp Chuyê n Ngành 1200 460 3 4 1 0 9 Chính trị 900 460 2 3 1 0 10 Pháp luật 300 460 1 1 0 0 11 Tin học 450 460 1 1 0 0 12 GD thể chất, quốc phòng 1350 460 2 2 0 0 Cộng : 6.840 39 46 11 4

Nhận xét: Từ bảng cân đối cho thấy cơ cấu giáo viên của Nhà trường hiện nay vừa thiếu vừa thừa, tỉ lệ học sinh ở các ngành nghề, không đồng đều, thiếu ổn định. Do đó khó khăn trong việc sử dụng phân công giảng dạy. Đăc biệt với số lượng giáo viên thừa 11 người ảnh hưởng lớn đến việc tiết kiệm chi tiêu nâng cao đời sống cán bộ giáo viên trong Trường.

2.3.2. Thái độ chính trị, đạo đức lối sống và phẩm chất nghề nghiệp

Về thái độ chính trị: Đội ngũ giáo viên nhà trường có tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước,

Hiện nay Chi bộ Nhà trường có 30 đảng viên, trong đó số giáo viên là đảng viên 23 người, chiếm 50% tổng số giáo viên. Để nâng cao sức chiến đấu và ý thức trách nhiệm trong đội ngũ giáo viên, Nhà trường đang tiếp tục quan

tâm chú ý đến công tác xây dựng phát triển Đảng, đa số giáo có tinh thần phấn đấu, thái độ rèn luyện tốt.

Về đạo đức lối sống và phẩm chất nghề nghiệp: Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã xác định được ý thức, trách nhiệm và gắn bó nghề nghiệp, có sự quan tâm và trách nhiệm trước học sinh, không có biểu hiện thương mại hoá trong đào tạo. Đại bộ phận giáo viên của Nhà trường luôn thể hiện tính gương mẫu trong giáo dục và sinh hoạt, với phương châm hành động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho HS noi theo”; có lối sống lành mạnh giản dị, đoàn kết, chân thành quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.

Nhận xét: Với đội ngũ GV trẻ, có tư tưởng vững vàng,có lối sống lành mạnh, tâm huyết với nghề có trách nhiệm với nhà trường là nền tảng để xây dựng khối đoàn kết nội bộ, có thể thực hiện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển lâu dài của Nhà trường.

2.3.3. Trình độ đào tạo

Trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và các kiến thức bổ trợ là nền tảng cho mỗi giáo viên hình thành năng lực, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo qui định của luật giáo dục, trình độ đào tạo của giáo viên các trường TCCN là tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp Đại học và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Thực tế trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên Trường, tính đến tháng 6 năm 2011 như sau:

Bảng 2.11: Trình độ chuyên môn và trình độ SP của đội ngũ giáo viên

TT Khoa g số Tổn Trình độ CM Trình độ sư phạm Thạc sỹ ĐH ĐH Bậc 2 Bậc 1 Chưa 1 Khoa KH cơ bản 24 3 21 16 6 2 0

2 Khoa Cơ điện 11 1 10 2 8 1 0

3 Khoa CN thuỷ sản 11 2 9 0 9 2 0

Bảng 2.12: Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giáo viên TT Khoa Tổng số Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học ĐH Chứngchỉ Chưacó ĐH Chứngchỉ Chưacó 1 Khoa KH cơ bản 24 5 16 3 2 22 0

2 Khoa Cơ điện 11 0 9 2 0 9 2

3 Khoa CN thuỷ sản 11 0 8 3 0 11 0

Cộng: 46 5 33 8 2 42 2

(Số liệu do Phòng TCHC cung cấp tháng 6 năm 2011)

- Về chuyên môn: Tất cả 46/46 giáo viên đã đạt yêu cầu chuẩn hoá theo luật qui định là đã tốt nghiệp đại học trở lên, trong đó có 6 người đã tốt nghiệp thạc sỹ, 8 người đang theo học cao học. Như vậy số giáo viên có trình độ sau đại học còn hạn chế, do đó chưa tạo được nguồn GV đầu ngành để tiếp cận, cập nhật tri thức khoa học mới ở trình độ cao.

- Về đào tạo sư phạm: có 41/46 giáo viên đã đạt chuẩn trình độ sư phạm từ bậc 2 trở lên, 5/46 giáo viên mới qua đào tạo sư phạm bậc 1 chưa đạt chuẩn theo quy định. Về cơ bản trình độ sư phạm của ĐNGV đã đáp ứng được yêu về trình độ đào tạo, nhưng trong thực tế có 28/46 giáo viên (61%) không phải tốt nghiệp ở trường đại học sư phạm, nên năng lực sư phạm có phần hạn chế. Nhà trường cần tạo điều kiện để hàng năm giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ sư phạm.

- Về kiến thức bổ trợ (ngoại ngữ, tin học): Đội ngũ giáo viên đã được trang bị khá đồng đều và bước đầu đã được giáo viên vận dụng vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên trong thực tế việc sử dụng ngoại ngữ để đọc tài liệu, nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế, về tin học mới chỉ dừng lại ở soạn thảo văn bản là chủ yếu, chưa khai thác có hiệu quả trong việc tìm

kiếm tri thức khoa học có liên quan phục vụ cho việc giảng dạy. Do đó nhà trường cần có những biện pháp quản lý và bồi dưỡng thích hợp để giáo viên sử dụng nhiều hơn kiến thức đã được trang bị phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.

Nhận xét: Về cơ bản trình độ đào tạo của ĐNGV Nhà trường đã đạt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung trung cấp thủy sản thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w