Bảo vệ, phát triển và phát huy lợi thế so sánh của quốc gia.

Một phần của tài liệu lý thuyết tổng quan môn kinh tế thương mại (Trang 52 - 54)

Lợi thế của đất nước chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên và con người, ngoài ra, còn có đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý. Tuy nhiên, lợi thế vô hình về trí tuệ, chất xám của có đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý. Tuy nhiên, lợi thế vô hình về trí tuệ, chất xám của con người ẩn chứa nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Giữ gìn sự ổn định và bảo vệ hệ thống chính trị vững chắc, tăng cường năng lực hệ thống quản lý về kinh tế, thương mại không chỉ mang tính quốc gia mà còn vươn tới cấp độ khu vực và toàn cầu. Tạo lập, tôn trọng, nuôi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân với bản lĩnh kinh doanh vững vàng, với hệ thống giá trị, tinh thần doanh nghiệp và bản sắc nhân văn của dân tộc. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chuyên gia, những người lao động có chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, có lòng đam mê nghề nghiệp làm việc trong một môi trường năng động và cơ chế khuyến khích sự sáng tạo. Tất cả những yếu tố đó phải được nhìn nhận như lợi thế so sánh của đất nước được thể hiện trong các quyết sách của Chính phủ về phát triển kinh tế, thương mại của quốc gia, thể hiện trong các quyết định chiến lược đầu tư và kinh doanh của các doanh nhân với những biểu tượng về nhãn hiệu hàng hoá và thương hiệu doanh nghiệp. Đây là con đường cho phép phát triển thương mại mang tính cạnh tranh và có

hiệu quả theo tiếp cận phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa là, khai thác các lợi thế so sánh để phát triển thương mại trong hiện tại nhưng không làm mất đi, mà còn duy trì, sánh để phát triển thương mại trong hiện tại nhưng không làm mất đi, mà còn duy trì, phát triển lợi thế so sánh trong tương lai để phát triển thương mại nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng lên của đời sống kinh tế và xã hội.

5.3. Khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng phát triển bền vững 5.1.1. Bản chất của phát triển bền vững 5.1.1. Bản chất của phát triển bền vững

5.1.1.1. Tăng trưởng và phát triển

Tăng trưởng và phát triển đôi khi được xem là đồng nghĩa, nhưng thực ra về bản chất chúng có những nội hàm khác nhau và có mối quan hệ với nhau. Theo cách hiểu phổ chất chúng có những nội hàm khác nhau và có mối quan hệ với nhau. Theo cách hiểu phổ biến hiện nay thì, tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm thu nhập quốc dân tính theo đầu người. Nếu như sản phẩm hàng hoá và dịch vụ hàng năm trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối với từng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia. Trong khi đó, phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bên cạnh sự tăng thu nhập bình quân đầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh khác gắn với việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khoẻ, đảm bảo bình đẳng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Vì vậy, về bản chất tăng trưởng là một phương tiện cơ bản để có thể có được sự phát triển, nhưng bản thân nó chỉ là một đại diện, chưa phản ánh đầy đủ sự tiến bộ xã hội. triển, nhưng bản thân nó chỉ là một đại diện, chưa phản ánh đầy đủ sự tiến bộ xã hội. Tăng trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế và xã hội, để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội. Theo đó, phát triển còn được quan niệm là sự phát triển bền vững về các tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo về môi trường.

5.1.1.2. Bản chất của phát triển bền vững

Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay, hầu hết các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn về nguồn lực, giảm cấp môi trường và những bất bình đẳng mặt với những thách thức lớn về nguồn lực, giảm cấp môi trường và những bất bình đẳng xã hội. Những vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn khi những tác động xấu của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa đem lại ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt của quá trình phát triển ở mỗi quốc gia. Trước thực tế đó, một quan niệm mới về sự phát triển đã được đưa ra, đó là: Phát triển bền vững.

Theo tiếp cận về khái niệm phát triển nói trên, phát triển bền vững về thực chất là một khái niệm mới của sự phát triển. Bản thân khái niệm "phát triển" không chỉ đơn một khái niệm mới của sự phát triển. Bản thân khái niệm "phát triển" không chỉ đơn thuần với ý nghĩa "tăng trưởng kinh tế". Mà, phát triển còn bao hàm cả việc "phân phối lại" để đảm bảo tính công bằng xã hội nhằm thoả mãn những "nhu cầu cơ bản" của con người về dinh dưỡng, sức khoẻ, nhà ở, giáo dục và việc làm...

Trước đây, quan niệm về phát triển bền vững là khái niệm lồng ghép các quá trình sản xuất với bảo tồn thiên nhiên và làm tốt hơn về môi trường. Đến nay, phát triển bền sản xuất với bảo tồn thiên nhiên và làm tốt hơn về môi trường. Đến nay, phát triển bền vững mang một nội dung rộng hơn, vượt ra khỏi khuân khổ bảo vệ môi trường. Khái niệm được nêu ra trong báo cáo của Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc có chủ đề "Tương lai chung của chúng ta"(1987) hiện đang được sử dụng rộng rãi, chính thức trên thế giới là: "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".

Như vậy về bản chất, phát triển bền vững phải đáp ứng được các yêu cầu:

Một phần của tài liệu lý thuyết tổng quan môn kinh tế thương mại (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)