Xây dựng, phát triển vững chắc thị trường trong nước và bảo vệ sản xuất nội địa Thị trường nội địa được coi là tiền đề phát triển thị trường xuất khẩu, do vậy xây

Một phần của tài liệu lý thuyết tổng quan môn kinh tế thương mại (Trang 51 - 52)

Thị trường nội địa được coi là tiền đề phát triển thị trường xuất khẩu, do vậy xây dựng và phát triển thị trường nội địa là con đường phải được nối liền với mở cửa thị

trường và hội nhập quốc tế. Phát triển vững chắc thị trường nội địa để khai thác nguồn lực của đất nước tạo ra nhiều hàng hoá, dịch vụ có khả năng cạnh tranh, thoả mãn nhu lực của đất nước tạo ra nhiều hàng hoá, dịch vụ có khả năng cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu tại chỗ của các tổ chức và cá nhân trong nước cũng như nước ngoài đang hiện diện ở trong nước. Đó là con đường để phát triển thương mại có hiệu quả, cạnh tranh thắng lợi với các doanh nghiệp nước ngoài cùng sản phẩm của họ khi nhập khẩu vào thị trường nội địa. Có như vậy mới bảo vệ được thành quả về kinh tế, xã hội trong quá trình phát triển, đồng thời nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

Con đường này đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp vĩ mô nhằm tạo lập thị trường một cách đồng bộ, nhất là các thị trường dịch vụ bao gồm thị trường chứng thị trường một cách đồng bộ, nhất là các thị trường dịch vụ bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thông tin, thị trường bất động sản,... đồng thời phát triển những thị trường đó phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, thương mại trong điều kiện mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại. Bảo vệ vững chắc sản xuất trong nước thông qua những nỗ lực từ phía doanh nghiệp nhằm đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tổ chức, liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để vừa nâng cao giá trị gia tăng, vừa tăng cường khả năng cạnh tranh sản phẩm. Bảo vệ sản xuất nội địa còn phụ thuộc vào các chính sách từ phía Chính phủ như các quy hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế, các chính sách thu hút nguồn lực, khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất. Khai thác các lợi thế của quốc gia, các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế trong nước nhằm nâng cao hiệu quả thương mại là con đường rộng mở, có tính chiến lược luôn gắn với tầm nhìn dài hạn.

Một phần của tài liệu lý thuyết tổng quan môn kinh tế thương mại (Trang 51 - 52)