0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Tính tất yếu, sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho sinh

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH VĨNH LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 42 -42 )

B. NỘI DUNG

1.2. Tính tất yếu, sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho sinh

trong giai đọan hiện nay

1.3.1. Sinh viên - tầng lớp xã hội đặc thù

“Sinh viên” là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập ở các trường đại học và cao đẳng. Ở một số nước, nội hàm của khái niệm sinh viên được mở rộng hơn. Chẳng hạn, ở nước Pháp, thuật ngữ: “sinh viên” không chỉ dùng để gọi những người đang học trong các trường đại học và cao đẳng, mà còn dùng cho cả những người đang học trong các trường trung học và các trường dạy nghề. Độ tuổi chủ yếu của họ trong khoảng 18 đến 25, lứa tuổi này ở con người đã có sự trưởng thành nhất định về mặt sinh học lẫn quan hệ xã hội.

Về mặt sinh học, sinh viên ở giai đoạn thanh niên của đời người, cơ thể đang dần đi đến hoàn thiện về mọi mặt: cơ bắp, chiều cao, trọng lượng tăng nhanh, các đặc điểm sinh lý, giới tính phát triển đến độ chín muồi, đặc biệt là sự phát triển của bộ não. So với thiếu niên, tế bào thần kinh của sinh viên có khả năng phân tích, dẫn truyền thông tin tốt hơn (vì nó hoàn thiện và phân đốt, phân nhánh đều hơn). Do vậy, khả năng hoạt động trí tuệ ở sinh viên vượt xa học sinh phổ thông. Có thể nói, đây là độ tuổi cơ thể con người đang ở thời kỳ hài hoà, đẹp đẽ với sinh lực dồi dào nhất.

Về đời sống tâm lý, xã hội, ở sinh viên có sự phong phú, phức tạp, bộc lộ nhiều mối quan hệ khác nhau, phản ánh tồn tại xã hội nhiều vẻ, đa dạng. Với tâm lý nhạy cảm, thích cái mới lạ, ưa tìm tòi, khám phá, sáng tạo, sinh viên là những người giàu ước mơ, hoài bão, giàu trí tưởng tượng, luôn mong muốn tự khẳng định mình, không lệ thuộc vào người khác, có nhu cầu cao về học vấn, về tình bạn, tình yêu nam nữ, thích công bằng, ghét bất công, thích giao lưu và các hoạt động xã hội. Vì vậy, về mặt xã hội, sinh viên đã biết quan tâm đến tương lai của bản thân và suy nghĩ đến sự phát triển của dân tộc. Ở họ, bước đầu đã ý thức được trách nhiệm của người công dân cũng như nghĩa vụ của mình đối với tổ quốc.

Sinh viên Việt Nam là một bộ phận của thanh niên Việt Nam, đây là lớp người có trình độ học vấn nhất định, nhạy bén, năng động trong việc tiếp nhận cái mới, khẳng định những giá trị mới, nhưng sự phát triển vẫn chưa hoàn thiện, ở họ vẫn còn có những hạn chế nhất định: bồng bột, chủ quan, thiếu thực tế, dễ bốc đồng, ham chuộng hình thức, bệnh cá nhân, anh hùng không muốn thua kém ai, dễ bị dao động, bị chi phối bởi tác động của những tiêu cực của cơ chế thị trường dẫn đến mất phương hướng về chính trị, tha hoá về đạo đức, lối sống vì vậy, dễ bị kích động, bị lợi dụng mua chuộc, bị lôi kéo vào các hoạt động thiếu lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội.

Sở dĩ có những nhược điểm này là vì sinh viên đang ở độ tuổi phát triển, đang định hình về mặt nhân cách, chưa từng trải, thiếu kinh nghiệm cuộc sống, do đó, việc định hướng rèn luyện cho sinh viên biết khắc phục mặt yếu, phát huy mặt mạnh của mình trong học tập, đặc biệt là trong rèn luyện đạo đức để trở thành những con người đủ đức, đủ tài, đáp ứng được yêu cầu cách mạng của đất nước là điều rất cần thiết.

Tóm lại, nói đến sinh viên là nói đến tầng lớp trí thức trẻ trong tương lai, có trình độ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, là những người có lòng nhiệt tình và cũng rất nhạy cảm trong cuộc sống. Đây là nét nổi bật có ở tầng lớp sinh viên. Những ước mơ, những hoài bảo lớn là động lực chắp cánh cho người sinh vịên thời nay bay cao, bay xa. Với lòng nhiệt tình, tính hăng say, không chịu lùi bước trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời, đại bộ phận sinh viên có chí tiến thủ, vươn lên trong học tập. Bên cạnh những ưu đểm đó, trong đội ngũ sinh viên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: tính bồng bột, muốn tự khẳng định mình, trong khi bản thân chưa có điều kiện, và khi thất bại thì dễ nản chí và trượt dài. Do vậy, hiểu rõ đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi sinh viên là một vấn đề hết sức quan trọng để có phương pháp giáo dục, vận động sinh viên một cách khoa học, thiết thực, phù hợp.

1.3.2. Vai trò của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên hiện nay

Hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Đảng ta lãnh đạo, nhằm xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng trở nên giàu đẹp thì chúng ta cần có nguồn lực con người vững mạnh, đó phải là những con người mới, những con người phát triển toàn diện về mọi mặt, trong đó, đức là gốc, là nền tảng để sử dụng hữu ích tài năng giúp mình, giúp nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: có đức mà không có tài thì không có đủ năng lực điều hành công việc. Có tài mà không có đức dẫn tới hỏng việc, có hại cho cách mạng. Với chiến lược phát triển con người toàn diện phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thế hệ trẻ Việt Nam là đối tượng cần phải chú ý đầu tiên, bởi lẽ, họ “là người chủ tương lai của nước nhà” và “muốn hồi sinh dân tộc, trước hết phải hồi sinh thanh niên”, trong đó, đội ngũ sinh viên có vai trò hết sức quan trọng.

Chính vì vậy, việc xây dựng giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt, khẳng định điều đó là do:

Một là: Vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tại Hội nghị Trung ương VII, khoá X, Đảng ta xác định: "Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khoẻ và sáng tạo" [19; 35], trong đó có sinh viên.

Sinh viên là một lực lượng xã hội đặc thù, là lực lượng tinh tuý trong thanh niên. Thực tiễn cách mạng Việt Nam chỉ cho chúng ta thấy rằng, sinh viên là những người gắn bó với phong trào cách mạng của Đảng bằng nhiệt huyết, bằng lương tâm, bằng chính những phẩm chất của mình. Tổ chức sinh viên yêu nước cũng đã thành lập từ rất sớm. Ngoài ra, có thể kể đến ở đây phong trào sinh viên tình nguyện hiện nay đã chứng minh được mình luôn là lực lượng xã hội

đặc biệt. Với họ, sức sống của tuổi trẻ, tri thức khoa học, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Mặt khác, sinh viên còn là lực lượng dự bị cho đội ngũ trí thức của đất nước và khi họ trở thành những trí thức thì sự đóng góp của họ cho đất nước càng to lớn, càng có ý nghĩa hơn. Trong thư "Gửi Đại hội quốc tế các sinh viên xã hội chủ nghĩa", Ph.Ăngghen viết rằng: Các bạn hãy cố gắng làm cho thanh niên ý thức được rằng giai cấp vô sản lao động trí óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên. Tại Hội nghị Trung ương bảy, khoá X Đảng ta khẳng định: "Trong mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Bằng hoạt động sáng tạo, trí thức nước ta đã có đóng góp to lớn trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc" [12; 81-82].

Thực tiễn chỉ cho chúng ta thấy rằng, muốn có đội ngũ trí thức thì không thể không thông qua đào tạo cơ bản được. Bước đầu tiên để xây dựng, đào tạo đội ngũ trí thức tương lai là đào tạo họ trong trường đại học, cao đẳng. Với sinh viên, những ngày họ học ở trường là quá trình tích luỹ tri thức cơ bản, kỹ năng, kỹ xảo, phương pháp tư duy của nghề nghiệp để tiếp tục đi sâu hơn vào sự nghiệp khoa học sau này. Vì vậy, hơn bao giờ hết, vấn đề xây dựng giá trị đạo đức truyền thống cho đội ngũ sinh viên ngày càng trở nên cấp thiết. Giá trị đạo đức truyền thống giúp họ ý thức được trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước, biết sống vì mọi người, giúp cho họ đủ nghị lực tránh xa những cám dỗ của cuộc sống đời thường, tăng cường ý chí vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập tu dưỡng bản thân, sống có trách nhiệm với mình và với cộng đồng. Ở đây, đạo đức truyền thống là động lực, là sức mạnh thôi thúc con người dám đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu đi ngược lại với lợi ích xã hội, bảo vệ và phát triển cái tốt, cái thiện, làm cho xã hội ngày càng phát triển.

Hai là: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống xuất phát từ chính yêu cầu, mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho sinh viên.

Nhân cách của con người nói chung, và của sinh viên nói riêng, giữa phẩm chất đạo đức và năng lực luôn có mối quan hệ khăng khít, trong đó, điều ưu tiên hàng đầu phải là giá trị đạo đức truyền thống. Nói cách khác, đạo đức truyền thống là yếu tố nền tảng của nhân cách. Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, sức cạnh tranh giữa các nước ngày càng mãnh liệt, để có thể tiếp cận được với tương lai, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hơn bao giờ hết, người sinh viên hiện nay phải tìm mọi cách vươn lên nắm lấy tri thức của thời đại, phải thực sự trở thành những con người nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, những người có đủ tài, nhưng đây mới chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ, người sinh viên đồng thời phải là người có đạo đức trong sáng, bởi lẽ nếu có tài mà thiếu tình cảm đạo đức trong sáng thì cái tài đó sẽ mất phương hướng hoạt động, hoặc thậm chí còn làm nguy hại đến lợi ích của cộng đồng.

Hơn nữa, nhân cách sinh viên là loại hình nhân cách "chưa hoàn chỉnh", chưa hoàn thiện mà còn ở dạng "định hình", do đó, các yếu tố hợp thành nhân cách cần phải được xây dựng, củng cố, phát triển để đạt đến mẫu hình nhân cách mà xã hội yêu cầu. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ” [14; 126].

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống để hoàn thiện nhân cách sinh viên là một quá trình đấu tranh giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu; cái tích cực với cái tiêu cực trong mỗi chủ thể đạo đức sinh viên. Theo số liệu thống kê của một số tổ chức, cơ quan hay các đề tài nghiên cứu khoa học, cũng như những đánh giá của Đảng ta về công tác sinh viên, hiện lên trước mắt chúng ta một bức tranh đa màu sắc mà ở đó sự đan xen, lẫn lộn giữa cái tốt với cái xấu, cái tiến bộ với cái lạc hậu... trong đời sống sinh viên... đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, cụ thể hơn nữa trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống

cho thế hệ trẻ hôm nay khi họ còn ngồi trên ghế giảng đường. Tại Hội nghị lần thứ bảy (khoá X) Đảng ta đề ra "Mục tiêu cụ thể trong những năm trước mắt, trọng tâm từ nay đến năm 2010 là: Nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên (người trích nhấn mạnh). Tập trung giáo dục, định hướng, cổ vũ thanh niên thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tạo chuyển biến thực sự trong đạo đức, lối sống và hành động của thanh niên" [12; 44].

Ba là: sự chống phá của các thế lực thù địch.

Sinh viên là những chủ nhân của tương lai, là người kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước, chính vì vậy, họ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực phản động, đang cản trở con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Với chiến lược “Diễn biến hoà bình”, chúng đang từng giờ, từng ngày tác động vào sinh viên trên các mặt tư tưởng, chính trị, lối sống, đặc biệt là đạo đức nhằm làm xói mòn niềm tin đối với Đảng, làm băng hoại về mặt đạo đức với mục đích biến họ thành những con người ích kỷ, chỉ biết có mình, quay lưng với sự nghiệp xây dựng đất nước mà cha ông đã mất bao nhiêu mồ hôi, xương máu, hy sinh phấn đấu để xây dựng, bồi đắp nên…Chính vì vậy, bên cạnh việc học chữ, thì việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên càng trở nên cấp thiết hơn.

Hội nghị Trung ương bảy, khoá X của Đảng đánh giá: "Công tác giáo dục, ngăn ngừa và đấu tranh với những tác động, lôi kéo thanh niên của các thế lực thù địch, sự truyền bá lối sống nước ngoài không phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc còn nhiều yếu kém, thậm chí bị buông lỏng" [12; 40]. Thực tế ấy đòi hỏi chúng ta phải sớm khắc phục, phải giúp cho mọi thanh niên có ý thức ngăn ngừa, phòng chống mọi âm mưu thù địch của các thế lực phản động trong nước cũng như ngoài nước.

Giáo dục đạo đức truyền thống sẽ giúp cho sinh viên có niềm tin khoa học vào chủ nghĩa xã hội, vào sự nghiệp cách mạng, từ đó sẽ xây dựng cho mình có

quan điểm đúng đắn, biến lý tưởng cao đẹp của Đảng thành hiện thực cuộc sống. Đạo đức truyền thống giúp sinh viên trở thành những con người có ý chí, học tập sáng tạo, chăm chỉ, có tinh thần đoàn kết, biết phấn đấu vì lợi ích chung, có lối sống lành mạnh, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

Bốn là: sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi pháp luật quản lý xã hội, quản lý kinh tế chưa hoàn chỉnh, những thói hư tật xấu, tâm lý đòi hỏi sự hưởng thụ, ích kỷ, chỉ muốn thoả mãn nhu cầu của bản thân bằng mọi giá “bất chấp lương tâm, danh dự cũng như lòng tự trọng đạo đức” dễ trỗi dậy, chính lúc này, đạo đức phải trở thành cán cân cơ bản điều chỉnh từ sự nhận thức đến hành vi ứng xử của mỗi con người, đặc biệt là sinh viên - lớp người nhạy cảm, dễ tiếp thu cái tốt, nhưng cũng rất dễ ngộ nhận dẫn đến việc nhận thức sai lệch, đưa họ tới những hành vi lệch lạc, ảnh hưởng đến chính nhân cách của mình.

Việc xây dựng cho họ những quan điểm, phẩm chất đạo đức truyền thống, lối sống lành mạnh sẽ giúp cho sinh viên nhận diện được những việc làm phi đạo đức, dám đấu tranh chống lại hiện tượng tiêu cực, phản văn hoá trong xã hội (đây là một phẩm chất rất quan trọng cho mỗi sinh viên ở cương vị công tác sau này của mình), hướng sinh viên phát triển theo hướng lành mạnh, tích cực, tự tạo ra khả năng phòng chống sự băng hoại về đạo đức của bản thân, tin tưởng vào cuộc sống, từ đó, giúp họ xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập của mình, có hướng phấn đấu, rèn luyện để thành tài, giúp ích cho bản thân và cho xã hội.

Kết luận chương 1

Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam được cô đúc lên trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của đất nước. Là cái thể hiện bản chất nhất, cốt lõi văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam. Hiện nay, văn hóa Việt

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH VĨNH LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 42 -42 )

×