Trớc cách mạng, nền văn học của ta là sự phát triển kế tục nền văn học bằng tiếng Việt trớc đó nhng cha hoàn toàn đầy đủ. Ngôn ngữ trong tác phẩm và ngôn ngữ của quần chúng đông đảo còn có một khoảng cách lớn. Cách mạng không chỉ giải phóng cho nhà văn khỏi gông xiềng nô lệ mà còn định hình một nền văn học mới. nó phản ánh cuộc sống cuộc sống muôn màu
muôn vẻ của một dân tộc đang thực hiện một cuộc cách mạng vung trời chuyển đất. Hiện thực đời sống muôn màu muôn vẻ là nguồn gốc cảm xúc vô tận cho những ngời sáng tác. từ đây, đề tài, chủ đề trong sáng tác văn học hết sức đa dạng, phong phú. Các nhà văn lại đợc sáng tác bằng tiếng Việt, đợc khai thác các phơng tiện biểu đạt của tiếng Việt, chính vì thế tiếng Viêtj trở thành công cụ đắc lực trong sáng tác văn học, trở thành ngôn ngữ cách mạng đem lại mà ngời đại diện tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng phải nói thêm rằng sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh cũng là một minh chứng hùng hồn cho việc mở rộng chức năng xã hội – chức năng làm công cụ sáng tác văn học của tiếng Việt. Chủ tịch Hồ Chí Minh làm thơ, viết văn không phải là để trở thành nhà thơ, nhà văn mà Ngời làm văn học là để làm cách mạng. Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị nh tâm hồn của nhân dân. Ngôn ngữ trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh thể hiện đúng con ngời của Bác mà chúng ta hằng ngữỡng vọng. Đó là con ngời của dân tộc, của quần chúng nhân dân của thời đại cách mạng vô sản. Từ việc sử dụng các phơng tiện có sẵn trong tiếng Việt, Ngời đã nâng lên thành cái mới cái hiện đại nhng là cái mới cái hiện đại dựa trên cơ sở cái có sẵn cử tiếng Việt. Dùng tiếng Việt để sáng tác văn học, Hồ Chí Minh đã làm cho nó ngày càng sắc bén, đa dạng và giàu có hơn bao giờ hết để cuối cùng tiếng Việt trở thành công cụ hữu hiệu cho một nên văn học tiếng Việt phát triển đầy đủ, đa dạng về đề tài về hình tợng và thể loại, gắn bó với ngôn ngữ đời sống của ngời đọc.