Một số ảnh nổi tiếng đã đƣợc phát hiện là ảnh giả mạo [18]

Một phần của tài liệu Phát hiện ảnh kỹ thuật số giả mạo dạng cắt dán luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 47)

Tháng 8/2006, một bức ảnh minh họa của Hãng tin Reuters xuất hiện trên các trang báo lớn nhỏ trên khắp thế giới. Nội dung của bức ảnh là những cột khói tỏa lên từ một số tòa nhà cao tầng sau một đợt không kích tại Beirut. Nhƣng sau đó họ đã phát hiện ra một phần của bức ảnh đã bị ngƣời ta sao chép (copy), rồi cắt/dán lặp lại nhiều lần trong bức ảnh, có lẽ tác giả ảnh muốn cho ngƣời xem cảm nhận đƣợc sự tàn phá và hãi hùng vì... khói.

-

Hình 1.11 - Bức ảnh giả chỉnh sửa nhằm tăng độ mạnh của thông tin chiến tranh [18]

Một ảnh giả khác đƣợc tạo lập từ 3 bức ảnh: Nhà trắng, Bill Clinton và Saddam Hussein. Hình ảnh Bill Clinton và Saddam Hussein đƣợc cắt/dán vào bức ảnh Nhà trắng. Các hiệu ứng về bóng và ánh sáng cũng đƣợc tạo ra làm

31

cho bƣớc ảnh có vẻ nhìn gần giống nhƣ thật, rất khó nhận biết bằng mắt thƣờng.

- Một bức ảnh khác mô là hình ghép giữa hai bức ảnh khác nhau xuất hiện trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2004, cho thấy ứng viên John Kerry nói chuyện với cựu nữ diễn viên Jane Fonda tại một cuộc biểu tình phản chiến vào những năm 60 của thế kỷ trƣớc, bên dƣới có đóng “nhãn hiệu cầu chứng” là The Associated Press.

Hình 1.12 - Ảnh giả của John Kerry và Jane Fonda đƣợc cắt/dán từ hai ảnh riêng lẻ. [16]

Một số cựu binh Mỹ thời chiến tranh Việt Nam phản ứng mạnh bằng thái độ giận dữ khi thấy một ứng viên tổng thống lại chia sẻ diễn đàn với một nữ diễn viên tích cực chống chiến tranh

Ảnh giả mạo Tổng thống Bush đọc sách ngƣợc

32

Các đối thủ của Tổng thống Bush chắc hẳn rất hài lòng trƣớc bức ảnh chụp ông chủ Nhà Trắng đang cầm một quyển truyện tranh theo chiều lộn ngƣợc trong chuyến thăm tới một trƣờng học năm 2005.

Trên thực tế, ông Bush đã cầm sách đúng chiều. Những kẻ giả mạo đã sử dụng công cụ xoay ngƣợc ảnh trong Photoshop để chỉnh sửa.

Dàn khoan dầu, bão và sét

Hình 1.14 - Dàn khoan dầu, bão và sét [18]

Cảnh tƣợng một cơn bão kinh hoàng này đã xuất hiện trên internet với nhiều dị bản khác nhau qua nhiều năm. Bão và gió xoáy là một bức ảnh có thật, do một nhiếp ảnh gia nghiệp dƣ chụp đƣợc ở Flordia năm 1993. Nhƣng dàn khoan dầu đƣợc cắt vào từ một bức ảnh riêng biệt.

Ảnh giả của Holmes với nam diễn viên Tom Cruise đƣợc cắt/dán từ tạp chí bao gồm hiển thị Kimo với nữ diễn viên Katie Holmes

33

Hình 1.15 - Ảnh giả của Holmes với nam diễn viên Tom Cruise đƣợc cắt/dán từ tạp chí bao gồm hiển thị Kimo với nữ diễn viên Katie Holmes [16]

- Cá mập tấn công trực thăng

Hình 1.16 - Cá mập tấn công trực thăng [18]

Bức ảnh gây chú ý này đƣợc tạo nên nhờ việc kết hợp 2 tấm ảnh riêng biệt - một bức ảnh là trực thăng của Không quân Mỹ trong lần diễn tập tại San Francisco và tấm ảnh kia là con cá mập trắng khổng lồ đang nhảy lên khỏi mặt nƣớc ở Nam Phi.

34

Bức ảnh này xuất hiện năm 2001 và đƣợc phát tán qua email với lời chú thích: Một con cá mập đã tấn công các thủy thủ của Hải quân Anh tại Nam Phi. Nhƣng ngƣời ta có thể dễ dàng nhận ra trong ảnh có sự xuất hiện của chiếc cầu Golden Gate tại San Francisco.

- Con mèo trắng khổng lồ

Hình 1.17 - Con mèo trắng khổng lồ [18]

Bức ảnh về một con mèo khổng lồ đã đƣợc phát tán khắp thế giới qua email năm 2000, đôi khi còn đi kèm với một câu chuyện nói rằng mẹ của con mèo đã lớn lên gần một phòng thí nghiệm hạt nhân Canada.

Nhƣng 1 năm sau đó, ngƣời đàn ông trong ảnh thú nhận rằng ông đã làm giả bức ảnh trên máy tính. Cordell Hauglie đã gửi bức ảnh cho bạn bè để tạo nên tiếng cƣời, nhƣng không ngờ nó lại đƣợc phát tán rộng rãi khắp thế giới nhƣ vậy. Con mèo trong ảnh là có thật và là mèo “cƣng” của con gái Hauglie nhƣng nó chỉ nặng 9,6kg chứ không phải 40kg nhƣ ngƣời ta đồn thổi.

35

Sóng thần châu Á chụp từ châu Mỹ

Hình 1.18 - Sóng Thần ở Thái Lan [18]

Bức ảnh này đƣợc phát tán khắp thế giới ngay sau vụ sóng thần năm 2004, cùng với chú thích rằng nó đƣợc thực hiện ngay trƣớc khi một cơn sóng lớn ập vào thiên đƣờng du lịch Phuket, Thái Lan. Nhƣng bức ảnh này hoàn toàn là giả mạo. Thứ nhất, trong ảnh là bờ biển của thành phố Antofagasta, Chile và sóng do con ngƣời “vẽ” thêm trên máy tính.

Nhƣ vậy ảnh hƣởng của những thông tin từ những bức ảnh là rất lớn, thông tin hình ảnh luôn có tác động mạnh và trực tiếp tới con ngƣời. Do vậy, ảnh đƣợc coi là công cụ biểu diễn và truyền đạt thông tin rất phổ biến và hữu dụng.

Một phần của tài liệu Phát hiện ảnh kỹ thuật số giả mạo dạng cắt dán luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)