1.2.1 Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng trên thế giớiNghiên cứu sâu hại lạc Nghiên cứu sâu hại lạc
Theo Wynnigor (1962), ở vùng nhiệt đới cây lạc bị 37 loài sâu hại bao gồm ở rễ, củ, thân cây, lá, hoa và hạt giống. Thiệt hại do sâu làm sản lượng giảm 17,2 %, do bệnh giảm 11,5% và do cỏ dại giảm 11,8% (dẫn theo Lương Minh Khôi và nnk, 1989 - 1990) [10].
Smith và Barfield (1982), đã thống kê danh mục sâu hại lạc gồm 360 loài, trong đó bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 60 loài. Tuy nhiên, số loài gây hại làm hạn chế năng suất lạc hoặc gây hại có ý nghĩa kinh tế không nhiều [52].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Hill và Waller (1985) đã chỉ ra rằng, trên cây lạc của vùng nhiệt đới có 8 loài sâu hại chính và 40 loài gây hại thứ yếu. Những loài gây hại đặc
biệt nguy hiểm như Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu xám (Agrotis ypsilon), Sâu xanh
(Heliothis armigera) [24].
Tác giả Wightman, J. A. (1990) [55] cho biết, trên lạc tác hại của Sâu khoang phụ thuộc vào mật độ và giai đoạn sinh trưởng của cây. Nếu sau gieo10 ngày, mật độ sâu cánh vảy là 1 con/cây, diện tích lá bị ăn là 47% thì năng suất sẽ giảm 22%. Nhưng nếu mật độ 10 con/cây thì năng suất sẽ giảm là 56%. Song ở giai đoạn cây hình thành củ, cũng với mật độ như trên thì năng suất giảm ít hơn nhiều (9% và 16% ứng với mật độ 1 con/cây và 10 con/cây).
Tại Trung Quốc, tác giả Ching Tieng Tseng (1991) [39] cho biết, các loài sâu cánh vảy gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc bao gồm Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu keo da láng (Spodoptera exigua), Sâu xanh (Heliothis armigera). Tổng giá trị phòng trừ các loài sâu này ước tính vào khoảng 5 tỷ nhân dân tệ.
Ở trung tâm Ấn Đô ̣, tác giả Nagarkahi (1982) [45] cho biết: Sâu khoang bi ̣ loài ong
ký sinh trứng Trichogramma spp, và mô ̣t số loài virus khống chế số lượng rất tốt.
Theo Waterhouse (1993) [54], Sâu khoang bi ̣ 46 loài ký sinh: 36 loài thuô ̣c bô ̣ cánh màng (78,26%) và 10 loài thuô ̣c bô ̣ hai cánh (21,74%) phần lớn các loài ký sinh pha sâu non (29 loài), có 10 loài ký sinh pha trứng, 7 loài còn la ̣i ký sinh pha nhô ̣ng.
Theo Ranga Rao and Shanower (1988) [50], thành phần thiên địch của sâu hại lạc vùng Andhra Pradesh (Ấn Độ) thu được 67 loài, trong đó có, 23 loài côn trùng ký sinh.
Riêng trên Sâu khoang Spodoptara litura, tìm thấy 6 loài, Sâu xanh 7 loài, Sâu đo 3 loài,
Sâu cuốn lá 4 loài, còn lại là ký sinh, Sâu róm và Sâu hại khác.
Waterhouse (1993) [54] cho biết, ở Ấn Độ loài Sâu xanh (H. armigera) bị 37 loài
ký sinh, trong đó 8 loài có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng. Ở Châu Phi, Sâu xanh bị 23 loài ký sinh tấn công, trong đó 20 loài thuộc bộ cánh màng, 3 loài thuộc bộ 2 cánh, Sâu khoang bị 46 loài ký sinh trong đó 36 loài thuộc bộ cánh màng và 10 loài thuộc bộ 2 cánh.
Trên một số cây trồng khác, Sâu khoang và Sâu xanh cũng bị lực lượng côn trùng ký sinh khống chế, riêng Sâu khoang có tới 48 loài ăn thịt, 71 loài ký sinh, 25 loài tuyến trùng và vi sinh vật ký sinh ( bảng 1.1).
Bảng 1.1. Thiên địch của Sâu khoang hại lạc ở một số nước trên thế giới Số lượng loài thiên địch
Tên nước Ký sinh Ăn thịt Tuyến trùng Vi sinh vật
Ấn độ 44 23 4 11
Úc 5 1 - -
Nhật bản - 8 1 4
Inđônêsia 4 1 - - Tây xa ma 4 4 - - Papua-Tân Ghinê - 4 - - Philipin 1 - - - New Iceland 1 - - 2 Tổng 71 48 5 20
Nguồn: Ranga Rao (1994) ( Dẫn theo Phạm Thị Vượng, 1987) [27].
Số liệu nghiên cứu 10 năm (1984 - 1993) của trung tâm ICRISAT về ký sinh sâu non của Sâu vẽ bùa và Sâu khoang hại lạc cho thấy tỷ lệ sâu chết bởi ký sinh khá cao biến động từ 6 – 9%, trung bình trong mùa mưa là 34% và sau mùa mưa là 40%, nhờ đó
đã làm giảm đáng kể mật độ Sâu vẽ bùa. Đối với Sâu khoang (Spodoptera litura), khi
điều tra đã bắt gặp ký sinh trứng Trichogramma spp., tuy nhiên tỷ lệ ký sinh thấp. Kết
quả điều tra qua 17 vụ cho thấy sâu non Sâu khoang chủ yếu bị ký sinh ở giai đoạn sâu non, tỷ lệ chết do ký sinh khoảng từ 10 – 36% trung bình là 15%. Ký sinh thu được chủ
yếu là ruồi thuộc họ Tachinidae (Paribaea orbata, Exorixta xanthopis) và một số loài
ong ký sinh sâu non (Ichneumon sp.), thuộc họ Ichneumonidae. Tuy nhiên sự xuất hiện
và hiệu qủa của sự ký sinh là có sự khác nhau tùy thuộc vào thời vụ khác nhau (Rangarao and Wighman, 1994) [40].