Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng ở Việt Nam Nghiên cứu sâu hại lạc

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh sâu khoang spodoptera litura fabricius trên sinh quần ruộng lạc và một số đặc điểm sinh học của euplectrus xanthocephalus girault ở huyện nghi lộc, vụ xuân 2011 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 32)

Nghiên cứu sâu hại lạc

Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn (1979) [9], ở nước ta có 17 loài sâu hại chính trên lạc, bao gồm nhóm sâu phá hoại hạt giống (4 loài), nhóm sâu phá hoại cây non (3 loài), nhóm sâu phá hoại lá (10 loài). Ngoài ra công trình còn nghiên cứu tập tính vòng đời, giới hạn nhiệt độ và biện pháp phòng trừ 4 loại sâu hại chính là Sâu xám (Agrotis ypsilon), Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu xanh (Heliothis armigera).

Các nghiên cứu cho thấy Sâu khoang là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên cây lạc ở nước ta, có thể gây hại từ 70 – 80% diện tích lá và phát triển thành dịch ở nhiều vùng trồng lạc miền Đông Nam Bộ. Ngoài cây lạc chúng còn phá hại trên nhiều cây trồng khác. Theo Hồ Khắc Tín (1982) [6] thì Sâu khoang cũng là một trong 10 loài gây hại phổ biến trên đậu tương và đã gây thành dịch ở nhiều vùng trồng đậu tương.

Nghiên cứu trên sinh quần ruộng lạc ở vùng Hà Nội đã xác định được 21 loài thường xuất hiện gây hại trong đó có 10 loài gây tổn thất về kimh tế, phá hại nhiều hơn cả là bọ trĩ, rệp, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, sâu xám,…Sâu khoang có mật độ cao ở giai đoạn đâm tia, còn bọ trĩ, rệp và rầy xanh gây hại nặng vào đầu vụ lạc hè thu (Lương Minh Khôi và ctv, 1990) [10].

Kết quả nghiên cứu sâu hại lạc 1991 – 1992 của Lê văn Thuyết và ctv (1993) [36] cho thấy: Sâu khoang là một trong 15 sâu hại chính trên lạc, mật độ giao động từ 32 – 70 con/100 cây, về cuối vụ vẫn còn 60 con/100 cây.

Theo thống kê của Ranga Rao (1996) đã xác định được 51 loài sâu hại lạc thuộc 27 họ của 9 bộ ở Miền Bắc Việt Nam. Trong số đó có các loài gây hại đáng kể là Sâu

khoang (Spodoptera litura), Sâu đục quả (Maruca testulatis), Sâu xanh (Helicoverpa

armigera)…

Tại Hà Tĩnh, tác giả Nguyễn Đức Khánh (2002) [12] cho biết, trong 36 loài sâu hại

thu được trên lạc thì chỉ có 4 loài gây hại chính là Sâu đục quả đậu đỗ (Maruca

testulalis), Sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus), Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu

xanh (H. armigera).

Trong vụ lạc xuân tại Thanh Hoá, Lê Văn Ninh (2002) [7] đã ghi nhận 24 loài sâu

hại lạc, trong đó Sâu xám (Agrotis ypsilon) gây hại chính ở thời kỳ cây con, ở các giai

đoạn sau thì Sâu cuốn lá, Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu xanh (H. armigera) là

những loài gây hại nặng hơn cả.

Tại nghệ An, tác giả Nguyễn Thị Thanh (2002) [18], khi nghiên cứu trên lạc tại Nghi Lộc, Diễn Châu đã ghi nhận được 16 loài sâu bộ cánh vảy thuộc 6 họ, trong đó họ

Noctuidae có số loài gây hại nhiều nhất (8 loài), có 3 loài gây hại chính là Sâu khoang

Spodoptera litura, Sâu xanh Heliothis armigera và Sâu đo xanh Anomis flava.

Các tác giả Bùi Công Hiển và Trần Huy Thọ (2003) [1] cho biết, ở nước ta có hơn 40 loài côn trùng hại lạc, trong đó có các loài gây hại phổ biến thuộc bộ cánh vảy gồm

Sâu cuốn lá đậu (Hedylepta indicata), Sâu đục quả đậu (Maruca testulalis), Sâu khoang

(Spodoptera litura.). Riêng nhóm Sâu khoang, Sâu xanh, Sâu cuốn lá, Sâu đục quả

thường có mật độ cao và gây hại nặng từ khi cây lạc có 4 lá lớn tới khi ra hoa và qủa chắc.

Tại Diễn Châu - Nghệ An, Nguyễn Thị Hiếu (2004) [16] đã thu thập được 17 loài sâu cánh vảy thuộc 6 họ, trong đó họ Noctuidae có số loài gây hại nhiều nhất (8 loài), có 3 loài gây hại ở mức độ nặng là Sâu khoang, Sâu xanh và Sâu đo xanh.

Trong vụ lạc xuân năm 2006 tại Nghi Ân - Nghi Lộc, Trịnh Thạch Lam (2006)

[43] đã thu thập được 10 loài sâu bộ cánh vảy, trong đó Sâu khoang (Spodoptera litura),

Sâu xanh (Heliothis armigera), Sâu đục quả đậu rau (Maruca testulalis), Sâu cuốn lá đầu

đen (Archips asiaticus) là những loài sâu gây hại lớn.

Nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Chắt (1996) [13], tại Tràng Bản - Tây Ninh và Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trên đồng lạc côn trùng ký sinh đa dạng bao gồm ong kén trắng, ong kén vàng, nấm ký sinh màu trắng - màu xanh, vi khuẩn gây chết nhũn, virút gây chết treo…, ký sinh chủ yếu tập trung vào nửa sau của vụ đậu. Ngoài ra, tác giả còn cho biết trứng Sâu khoang không bị ký sinh nhưng ấu trùng bị ký sinh 8%, chết do các nguyên nhân khác 66%.

Tại Nghệ An, Hà Tây, Hà Bắc nhận xét về ký sinh sâu non Sâu khoang, Phạm Thị Vượng (1996) [26] cho biết, ở cả 3 địa phương tỷ lệ sâu non Sâu khoang bị ký sinh đều rất thấp, tỷ lệ ký sinh cao nhất và tháng 5/1994 là 4,91% (tại Hà Tây), 4,39% (tại Nghệ An) và 2,98% (tại Hà Bắc). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả điều tra cơ bản côn trùng trên cây nông nghiệp trong hai năm 1967 – 1968 đã thu được trên cây lạc có 149 loài, nhưng mới xác định được 4 loài có lợi (Đặng Trần Phú và nnk, 1997) [3]. Kết quả nghiên cứu thiên địch ăn thịt, ký sinh trên sâu hại lạc ở Hà Bắc và Nghệ Tĩnh năm 1991, Lê văn Thuyết và nnk (1993) [8] đã thu được 19 loài nhện, 1 loài bọ rùa, 2 loài ong ký sinh trứng, 1 loài ruồi trên sâu non của một số sâu hại như Sâu khoang, Sâu xanh chưa định loại được tên khoa học.

Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung (1999) [2], ong Microlitis prodeniae

sinh trên Sâu khoang hại đậu tương đã thu được kết quả: Ấu trùng ong có 3 tuổi, vòng đời trung bình 12,68 ngày, thức ăn thích hợp nhất là mật ong nguyên chất và nước đường 50%, tuổi vật chủ thích hợp nhất là tuổi 2 và 3.

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Vượng và ctv (2000) [28], thành phần thiên địch của sâu hại lạc khá phong phú. Trên một số loài sâu hại như Sâu xanh, Sâu khoang và Sâu cuốn lá lạc ở một số vùng trồng lạc phía bắc đã thu được 16 loài, định danh được

5 loài ký sinh trên Sâu khoang gồm: Metopius rufus, Ichneumon sp., Exorista xanthopis,

Paribaea orbata, Beckrina sp., và 2 loài vi sinh vật là Paecilomyces fumosoroseus

Nuclear Polyedrosis Virus ngoài ra còn có một số vi sinh vật ký sinh với tỷ lệ cao nhưng vẫn còn chưa có cơ hội định loại.

Tại Hà Tĩnh, tác giả Nguyễn Đức Khánh (2002) [12] cho biết, trên lạc ở vụ xuân có 13 loài thiên địch trong đó có 2 loài ong ký sinh, 4 loài còn lại thuộc nhóm vi sinh vật ký sinh .

Ở Nghệ An, Trần Ngọc Lân (2002) [30] đã điều tra Sâu khoang trên sinh quần ruộng lạc tại Diễn Châu, Nghi Lộc - Nghệ An vào hai vụ lạc năm 2001 đã thu thập được 5 loài CTKS, 23 loài chân khớp ăn thịt trên đối tượng Sâu khoang.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2002) [19], có 20 loài côn trùng ký sinh thuộc 6 họ của 2 bộ trên sâu hại lạc, trong đó họ Braconidae có số lượng loài lớn nhất (8 loài).

Nguyễn Thị Hiếu (2004) [16] nghiên cứu trên lạc tại Diễn Châu Nghệ An, đã tìm thấy 24 loài ký sinh, đã định loại được 22 loài. Trong số 22 loài, có 6 loài ký sinh trên 2 vật chủ, còn lại ký sinh trên một vật chủ, 19 loài ký sinh pha sâu non, 3 loài ký sinh nhộng, 13 loài ký sinh đơn, 8 loài ký sinh tập đoàn, 1 loài ký sinh đa phôi.

Trịnh Thạch Lam (2006) [31] trên lạc vụ xuân 2006, tìm thấy 14 loài côn trùng ký

sinh thuộc 6 họ của bộ cánh màng, loài có tỷ lệ ký sinh cao nhất là Microplitis manilae.

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Vũ Quang Côn, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Hiếu, Phan Thanh Tùng (2008) [34] trên đối tượng là ong

Microlitis manilea ký sinh Sâu khoang hại lạc thu được kết quả: Trong điều kiện nhiệt độ

28,50C, 73%RH vòng đời của M. manilea trung bình là 12,71 ngày. Pha trứng - ấu trùng

có thời gian phát dục trung bình 6.85 ± 0,424 ngày. Trưởng thành sau khi vũ hoá tiến hành giao phối ngay và chúng đẻ trứng lên vật chủ sâu 0,125 – 0,25 ngày. Điều kiện nhiệt

độ 280C, 73%RH nhộng của ong M. manilea cho tỷ lệ vũ hoá 88,2%. Trong điều kiện

280C, 73%RH, tỷ lệ giới tính đực : cái tháng VII, VIII đạt 1 : 1,069.

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Euplacrus sp1.

ngoại ký sinh Sâu khoang của Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Thuý,

Vũ Quang Côn (2008) [17]. Cho thấy trong điều kiện nhiệt độ trung bình 280C, 73%RH,

vòng đời của ong là 11,12 ± 0,402 ngày.

Yếu tố nhiệt độ tác động không lớn đến tỷ lệ vũ hoá nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ giới

tính của ong Euplectrus sp1.

Ở nhiệt độ 280C, 73%RH cho hiệu quả ký sinh cao hơn so với ở nhiệt độ 200C,

82%RH. Số lượng trứng đẻ nhiều hơn 1,5 lần. Số lượng ong con cao hơn 1,8 lần, tỷ lệ vũ hoá 90,93%. Số lượng trứng đẻ trên vật chủ 86 – 158 quả, trung bình 123,67 quả, trên một vật chủ trung bình 2,79 trứng/1 cá thể vật chủ.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh sâu khoang spodoptera litura fabricius trên sinh quần ruộng lạc và một số đặc điểm sinh học của euplectrus xanthocephalus girault ở huyện nghi lộc, vụ xuân 2011 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 32)