Trên Windows, các bạn vẫn thường dùng bộứng dụng văn phòng là: Microsoft Office, còn trên Ubuntu cũng có bộ ứng dụng văn phòng tương tự như vậy được tích hợp sẵn khi cài Ubuntu, đó chính là OpenOffice.org 2.4. Phiên bản này bao gồm: trình soạn thảo văn bản OpenOffice.org Writer, bảng tính điện tử OpenOffice.org Calc, trình diễn hội thảo OpenOffice.org Impress.
Hình 6.22: OpenOffice.org Writer
• OpenOffice.org Writer: Đây là trình soạn thảo văn bản. Phần lớn chức năng trên Writer đều giống các thao tác trên bộ soạn thảo văn bản của Microsoft Word, chỉ có vài chức năng hơi khác như trộn thư, điều chỉnh trang... bạn có thể làm quen với Writer với thời gian ngắn. Writer hỗ trợ hầu hết các dạng tệp tin văn bản có định dạng phổ biến như DOC, RTF...
• OpenOffice.org Calc : Đây là trình xây dựng bảng tính giống như trình Microsoft Excel. Calc có thể mở và lưu được các tệp tin có định dạng bảng tính tương tự khác...(xls, .xlt,...), ai đã quen sử dụng Excel cũng rất dễ làm quen với Calc vì giao diện, công thức, cách dùng cũng tương tự như vậy. Các thao tác vẽ và hiệu chỉnh biểu đồ biểu diễn số liệu cũng khá đơn giản, dễ dàng …
Hình 6.23: OpenOffice.org Calc
• OpenOffice.org Impress : Đây là trình tạo trang trình chiếu giống như trình Microsoft PowerPoint. Sử dụng Impress cũng khá dễ dàng với giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
• Nâng cấp OpenOffice.org
Bạn hãy mở trình duyệt Firefox, truy cập vào địa chỉ sau: http://download.openoffice.org/
Bấm tiếp vào mục Download OpenOffice.org
Trong này có các phiên bản mới nhất dành cho các hệđiều hành, với nhiều ngôn ngữ. Ởđây có 2 phiên bản ta cần quan tâm là phiên bản tiếng Anh (English) và phiên bản tiếng Việt (Vietnamese). Để download bạn nhấn nút chữ Download ở cột Linux DEB dành cho Ubuntu tương ứng với phiên bản đó.
Lưu ý: Đểđảm bảo cho việc nâng cấp OpenOffice.org không bị lỗi, bạn nên gỡ bỏ phiên bản OpenOffice.org cũ (ởđây là phiên bản 2.4 được cài đặt kèm theo Ubuntu) bằng trình quản lý gói Synaptic Package Manager. Trong Synaptic, bạn nhấn nút <<Search>> trong phần Installed các gói có từ khóa OpenOffice.org, bấm chuột phải vào gói ‘openoffice.org-core’ chọn Mark for Removal, một cảnh báo về việc sẽ gỡ bỏ các gói phụ thuộc, nhấn nút <<Mark>>, sau đó nhấn nút
<<Apply>>. Một thông báo xác nhận hiện ra về việc gỡ bỏ, bạn nhấn nút
<<Apply>> để thực hiện việc gỡ bỏ. Kết thúc quá trình gỡ bỏ, nhấn nút
<<Close>>.
Sau đó dùng trình quản lý cài đặt Add/Remove để bổ sung thêm phần mềm “Sun Java Runtime”.
Tiến hành cài đặt:
Tệp tin bạn tải về là tệp tin đã được nén lại ở dạng .tar.gz. Bấm chuột phải vào tệp đó chọn Extract here. Quá trình giải nén kết thúc, bạn mở cửa sổ dòng lệnh Terminal, nhập lệnh sau:
Sudo –i
Nhập mật khẩu quản trị rồi Enter.
Sử dụng lệnh ‘cd’ để chuyển đến thư mục DEBS bên trong thư mục bạn vừa giải nén, sau đó dùng lệnh sau để cài đặt các gói cài đặt cần thiết của OpenOffice.org 3.0:
Dùng tiếp lệnh cài đặt để cài đặt trình đơn:
dpkg -i --force-overwrite ./desktop-integration/*.deb
Sau khi cài đặt xong OpenOffice.org, bạn khởi động một ứng dụng bất kì trong gói OpenOffice.org thì nhận được một hộp thoại Welcome to OpenOffice.org để khai báo thông tin ban đầu khi khởi động OpenOffice.org lần đầu tiên
Hình 6.25: Hộp thoại chào mừng của OpenOffice.org
Nhấn nút <<Next>>, rồi nhập tên của bạn vào rồi nhấn nút
<<Next>>, phần tiếp theo là mục tự động kiểm tra phiên bản mới của OpenOffice.org, bạn có thể bỏ dấu check nếu không muốn rồi nhấn nút
<<Next>>. Trong mục tiếp theo, chọn I do not want to register rồi nhấn nút <<Finish>>.
CHƯƠNG 07: CHIA SẺ TÀI NGUYÊN Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:
¾ Chia sẻ tài nguyên với các máy Linux khác ¾ Chia sẻ tài nguyên với các máy Windows