Sử dụng và hoạt tính sinh học của thực vật chi Syzygium

Một phần của tài liệu Các hợp chất flavonoit và flavonoit glycozit tách được từ rễ cây sắn thuyền (syzygium resinosum (gagvep) MERR ET perry) luận văn thạc sỹ hóa học (Trang 28 - 32)

Có nhiều loài cây thuộc chi Syzygium được sử dụng trong y học dân gian.

Cây vối (Syzygium nervosum DC) có tính vị, vị đắng, chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ... Lá và nụ vối nấu nước vừa thơm vừa tiêu cơm. Lá vối tươi hay sắc khô có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ. Người ta thường dùng phối hợp lá vối với lá hoắc hương làm nước hãm, uống lợi tiêu hóa. Thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, ỉa chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mãn tính, lị trực trùng [6]. Năm 1968, Nguyễn Đức Minh, phòng Đông y thực nghiệm - Viện nghiên cứu Đông y đã tiến hành nghiên cứu và đi tới kết luận là ở tất cả các giai đoạn phát triển, lá và nụ đều có tác dụng kháng sinh, vào mùa đông kháng sinh tập trung nhiều nhất ở lá. Hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, bền vững với nhiệt độ và ở các môi trường có pH từ 2 đến 8, tác dụng mạnh nhất với Streptococcus, sau đến vi trùng bạch cầu,

StaphylococcusPneumcoccus [19] [22].

Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa tanin, khoáng chất và vitamin... khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Đặc biệt chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, chính vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Các nhà hóa học Trung Quốc đã xác định được trong lá vối có 0,08% tinh dầu, còn trong nụ hoa vối có 0,18% tinh dầu.

Cây đinh hương (Syzygium aromaticum) có nguồn gốc ở Indonesia và được sử dụng như một loại gia vị gần như trong mọi nền văn hóa ẩm thực. Nó có tên gọi là đinh hương có lẽ là do hình dáng của chồi hoa trông khá giống với những cái đinh nhỏ. Đinh hương khô có thể dùng trong nấu ăn hoặc là ở dạng nguyên vẹn hay ở dạng nghiền thành bột, nhưng do nó tạo mùi rất mạnh cho nên chỉ cần dùng rất ít. Gia vị làm từ đinh hương được dùng khắp cả ở Châu Âu và Châu Á cũng như được thêm vào trong một số loại thuốc lá (gọi là

kretek) ở Indonesia và thỉnh thoảng ở các quán cà phê tại phương Tây. Đinh hương đôi khi còn được trộn lẫn với cần sa. Tinh dầu đinh hương có các tính chất gây tê và kháng vi trùng, đôi khi được dùng để khử mùi hôi của hơi thở hay để cải thiện tình trạng đau răng. Thành phần chính của tinh dầu đinh hương, eugenol, được các nha sĩ sử dụng để làm dịu cơn đau sau khi nhổ răng sâu và nó là mùi đặc trưng trong các phòng mạch nha khoa. Tinh dầu đinh hương cũng được dùng để lau chùi các lưỡi kiếm của người Nhật để ngăn cản sự mờ xỉn của mặt được đánh bóng, và được sử dụng trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm [31]. Trong y học cổ truyền người ta còn dùng nụ hoa đinh hương phơi khô như một vị thuốc với tác dụng làm ấm tỳ, vị, thận và bổ dương.

Cây đơn tướng quân (Syzygium formosum Wall) còn có tên khác ở theo địa phương là cây trâm chụm ba, cây rau chiếc, có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Lá sắc lấy nước uống để trị mẫn ngứa, mề đay, dị ứng, dùng ngoài để tắm ghẻ. Ngoài ra có thể dùng để chữa viêm họng đỏ, viêm phế quản cấp và mãn tính, chữa viêm bàng quang [1].

Trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã nghiên cứu cây thuốc này và tìm thấy trong lá đơn tướng quân có chất kháng sinh mạnh, có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn, trong đó có các cầu khuẩn staphylo, strepto, phế cầu...[20]

Kháng sinh đơn tướng quân mạnh và bền vững không bị huỷ bởi các men pepsine, trypsine... của ống tiêu hoá, chịu được nhiệt độ 1000C trong 30 phút và có khả năng hấp thụ qua thành ruột phân bố đều vào các phủ tạng trong cơ thể.

Điều đáng chú ý là kháng sinh đơn tướng quân có tác dụng với cả các chủng staphylo đã kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh thường dùng và chống dị ứng rất rõ [5].

Mận bồ đào (Syzygium jambos) hay Pu-tao, Shui pu-tao ở Trung Hoa:

được xem là có tính 'ấm', quả có tính thanh huyết và để điều trị nấc nấc cục không ngừng, đau bao tử và tiêu chảy do sưng ruột…Tại Indonexia: Lá

Syzygium jambos được dùng đểtrị tiêu chảy, kiết lỵ , nóng sốt [24].

Tại Việt Nam: Lá được dùng sắc để chữa những bệnh đường hô hấp [7].

Tại Ấn Độ: mận Syzygium được gọi là Gulabjam. Lá nấu lấy nước trị đau mắt, quả dùng chữa đau gan, vỏ làm thuốc thu liễm.

Trâm mốc (Syzygium cumini): Quả chín có vị ngọt chát giàu vitamin C, ăn giúp tiêu hóa tốt, hạ thấp đường huyết, trị tiêu chảy, giảm kích thích thần kinh dạ dày và thần kinh trung ương, hạn chế tiết dịch vị, chữa ợ chua, viêm dạ dày [5].

Lá trâm mốc chứa nhiều tanin dễ tiêu và được dùng nấu nước uống như trà có lợi cho bệnh nhân tiểu đường [13].

Cây sim (Rhodomyrtus tomentosa) còn gọi là hồng sim, đào kim nương, dương lê, co nim (Thái), mác nim (Tày). Cây sim được sử dụng nhiều trong các vị thuốc của dân gian như dùng búp và lá sim non sắc uống chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dùng để rửa vết thương, vết loét. Quả dùng để ăn, một vài nơi còn dùng để chế rượu như rượu nho [12],[16].

Tác giả Melvyn V. Sargent và cộng sự đã phân lập từ dịch chiết etyl axetat của cây sim một hợp chất mới đặt tên là Rhodomyrton có hoạt tính kháng khuẩn EscherichiacolStaphyloccocus aureus [21].

Cây sắn thuyền (Syzygium resinosum) được dùng để chữa vết thương, chống nhiễm khuẩn, lên da non nhanh và chữa bệnh tiêu chảy [11].

Một phần của tài liệu Các hợp chất flavonoit và flavonoit glycozit tách được từ rễ cây sắn thuyền (syzygium resinosum (gagvep) MERR ET perry) luận văn thạc sỹ hóa học (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w