Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của một số giống ngô nghiên cứu làm thức ăn gia súc trong vụ đông năm 2010 tại huyện nghĩa đàn nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

4. Giới hạn của đề tài

2.3.3.Các chỉ tiêu theo dõi

2.3.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

Ngày mọc: Từ khi gieo hạt đến khi cây 50% nhú lên khỏi mặt đất. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Mỗi ô lấy 5 cây ngẫu nhiên và cắm cọc cố định các cây theo dõi. Tiến hành theo dõi 10 ngày một lần. Cách đo, đo từ gốc đến vuốt lá cao nhất và kết quả được lấy ở 3 lần nhắc lại.

Động thái ra lá (số lá/cây): Đếm số lá từ khi cây ngô có lá thật đến lá dưới cờ. Để đếm được chính xác và tiện theo dõi, các lá thứ 5 và thứ 10 được đánh dấu sơn. Kết quả lấy ở 3 lần nhắc lại.

Chiều cao thân (cm/cây): Tiến hành đo trên 5 cây đã dược đánh dấu. Đường kính thân (cm): đo cách gốc 10cm

2.3.3.2. Các chỉ tiêu về sinh lý

Theo dõi cắt trong 3 giai đoạn, cắt lần đầu theo dõi lúc cây đạt 40 ngày tuổi, lúc 50 ngày tuổi, 60 ngày tuổi.

Khả năng tích luỹ chất khô:

Chất khô = 100 - hàm lượng nước (%)

Hàm lượng nước (X): là tỷ lệ % khối lượng nước mất đi khi sấy mẫu ở 1030 C đến khi khối lượng mẫu không đổi.

X% = ((A - B) x 100)/A

Trong đó: A là khối lượng mẫu ban đầu trước khi chưa sấy (g) B là khối lượng mẫu sau khi sấy đến khối lượng không đổi (g)

Diện tích lá và chi số diện tích lá là LAI (m2 lá/m2 đất): Xác định bằng phương pháp cân nhanh.

Khối lượng lá: Tươi và khô

Chỉ số SPAD: đo băng máy SPAD 502- Japan. Đo tại 3 điểm trên một lá của một cây.

Khối lượng thân: Tươi và khô (sấy ở 105oC trong 8h)

2.3.3.3. Các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất

Tỷ lệ lá/ thân

Năng suất chất xanh lý thuyết của các công thức.

Năng suất chất xanh là toàn bộ khối lượng ngô sau khi thu hoạch và không có nước tự do trên bề mặt sản phẩm. Năng suất chất xanh thực thu được tính trên toàn bộ diện tích ô thi nghiệm, tính trung bình ở các ở các công thức rồi tính sản lượng đạt được/ha/lứa.

Năng suất chất khô = Năng suất chất xanh x tỷ lệ chất khô (%)/100 (tấn/ha)

2.3.3.4. Các chỉ tiêu về chất lượng

Mỗi ô thí nghiệm được cắt mẫu ở 5 điểm theo phương pháp đường chéo và được lặp lại 3 lần cho một công thức.

Để phân tích thành phân hoá học, hỗn hợp mẫu của các lần lặp lại được thái xén có chiều dài không quá 5 cm, trộn đều, rải ngô trên mặt phẳng thành hình chữ nhật có độ dày không quá 2 cm, chia mẫu theo 2 đường chéo, bỏ bớt phần đối diện, trộn đều 2 phần còn lại và lại dàn thành hình chữ nhật, rồi chia như trên cho tới khi lượng mẫu còn khoảng 1kg thì đưa đi phân tích.

Các chỉ tiêu phân tích hoá học được tiến hành theo quy trình hiện đang được áp dụng tại phòng phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi của Viện Chăn Nuôi. Các chỉ tiêu theo dõi như sau:

Bảng giá trị dinh dưỡng của cây ngô

TT CT 1 2 3 4 5 Vật chất khô(%) Protein Thô(%) Mỡ Thô(%) Xơ Thô(%) ADF(%) NDF(%) Photpho(%) Canxi(%)

Trong đó ADF là xơ còn lại sau khi thuỷ phân bằng dung dịch axit NDF là xơ còn lại sau khi thuỷ phân bằng dung dịch trung tính

2.3.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng nhiễm sâu bệnh

Việc đánh giá khả năng kháng nhiễm bệnh được quan sát và theo dõi trong điều kiện thực tế. Tiến hành ghi chép tỷ lệ nhiễm sâu bệnh theo chỉ tiêu ngành về quy phạm khảo nghiệm ngô và tính theo tỷ lệ (%)

Mức độ gây hại của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) (%): được tính bằng số cây nhiễm bệnh trên tổng số cây trên ô. Mức độ gây hại của sâu đục thân được đánh giá qua thang điểm từ 1 - 5 như sau:

Điểm 1: < 5% số cây bị hại Điểm 2: < 15% số cây bị hại Điểm 3: < 35% số cây bị hại Điểm 4: < 50% số cây bị hại

Bệnh khô vằn (Rhizoctinia f.sp. Sasaki)(%): được tính bằng số cây nhiễm bệnh trên tổng số cây trên ô thí nghiệm.

Bệnh đốm lá (điểm): được tính theo thang điểm từ 1 đến 5. Điểm 0 (không bị bệnh), điểm 1 là rất nhẹ (1- 10%), điểm 2 là nhiễm nhẹ (11- 25%), điểm 3 là nhiễm vừa (26- 50%), điểm 4 là nhiễm nặng (51- 75%), điểm 5 là nhiễm rất nặng (> 75%).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của một số giống ngô nghiên cứu làm thức ăn gia súc trong vụ đông năm 2010 tại huyện nghĩa đàn nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)