4. Giới hạn của đề tài
3.6. Ảnh hưởng của giống đến khả năng chống chịu của các giống ngô
nghiên cứu
Sâu đục thân phân bố rộng ở tất cả các vùng trồng ngô, hại ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và ở tất cả các bộ phận từ thân, lá, bắp. Ở giai đoạn đầu chúng ăn biểu bì lá làm giảm diện tích quang hợp khi lớn chúng đục vào thân ngô gây cản trở việc vận chuyển dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt còn ảnh hưởng đến khả năng chống đổ của cây, sâu đục thân là cây ngô dễ gẫy thân hơn, vào giai đoạn phát triển của bắp, sâu đục bắp làm cho năng suất và phẩm chất giảm đặc biệt làm cho chất lượng hàng hoá giảm rất nhiều.
Bệnh đốm lá nhỏ gây hại trên ngô tạo thành các vết liên kết, làm bề mặt lá khô, giảm diện tích lá, gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của ngô nhưng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất và phẩm chất ngô.
Rệp cờ phân bố rộng trên bông cờ và lá. Rệp bị nặng làm cho quang hợp giảm làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng ngô sau này.
Đổ rễ, gãy thân là chỉ tiêu rất quan trọng liên quan chặt chẽ tới sự sinh trưởng, phát triển của cây, đặc biệt là năng suất, chất lượng ngô đường. Điều này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.
Bảng 3.9. Khả năng chống chịu của các giống ngô
Giống CT
Đổ gãy Sâu hại Bệnh hại Đổ rễ thânGãy Sâu đục
thân Sâu xám Đốm lá Khô vằn Gỉ sắt % % (%) (%) (1-5) (1-5) (%) C919 1 12,2 1,9 12,0 3,8 2,0 1,0 1,4 LVN23 2 3,2 0,5 15,8 4,3 2,0 2,0 5,5 CP888 3 11,2 1,6 15,8 5,6 2,0 2,0 5,3
Qua bảng 3.9 ta thấy khả năng chống đổ gãy của giống C919 là cao nhất đổ rễ là 12,2% và gãy thân là 1,9% còn sức chống chịu sâu bệnh của giống tương đối tốt.
Còn các giống LVN23 có khả năng chống đổ và chống sâu bệnh kém hơn giống C919.
Giống CP888 có khả năng chống đổ, sâu hại tương đối tốt nhưng khả năng chống chịu bệnh hại kém hơn giống C919.
Như vậy qua bảng 3.9 cho ta thấy giống C919 có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện vụ đông năm 2010.