truyền thống cách mạng cho học sinh trường THPT thông qua môn GDCD
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho học sinh THPT về truyền thống cách mạng của dân tộc thông qua môn GDCD
Cùng với các môn học như: Văn học, Lịch sử... Môn học GDCD trong đó có phần về giáo dục truyền thống cách mạng cũng như GV có lễ lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống vào mỗi bài học ở chương trình công dân với đạo đức, công dân với vấn đề chính trị xã hội, công dân với pháp luật. Qua các bài học này giáo viên giảng dạy cho học sinh biết được quá trình “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt nam, thông qua lời kể của GV về các trận đánh, về các anh hùng dân tộc, về gương người tốt, việc tốt hiện nay nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm công dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, mỗi khi đất nước bị xâm lăng, thì cả đất nước cùng đứng lên để đánh đuổi giặc, đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Ngày nay tinh thần ấy được thể hiện chung sức, chung lòng xây dựng quê hương đất nước “ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như sinh thời Bác Hồ từng mong muốn. Do vậy nâng cao nhận thức cho học sinh về truyền thống cách mạng vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm xây dựng con người vừa “hồng” vừa “chuyên” để đáp ứng công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy việc công tác thanh niên, đặc biệt là giáo dục về lý tưởng cách mạng nhằm “hình thành một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường XHCN”, “có lý tưởng cao đẹp”, “sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”, biết “nuôi
dưỡng hoài bão lớn”, “tự cường dân tộc” theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ là đòi hỏi và nhiệm vụ đặt ra rất cần thiết và cấp bách.
Do vậy nhiệm vụ đặt ra cho thanh niên nói chung và thanh niên học sinh nói riêng trong giai đoạn CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay bao gồm: lý tưởng, tri thức và đạo đức. Thanh niên phải sống có lý tưởng, hoài bão cao đẹp. Muốn đạt được điều đó, thanh niên hiện nay phải có tri thức đây là chìa khoá để hội nhập và quyết định tiến độ của quá trình CNH, HĐH đất nước nhanh hay chậm, phát triển đất nước bền vững hay không? Ngoài lý tưởng và tri thức người thanh niên phải có đạo đức, tức là sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, sống có tình có nghĩa như truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam tạo dựng nên.
Thanh niên hiện nay là lớp người trẻ tuổi được sinh ra sau khi đất nước được hoà bình, thống nhất. Có được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay là nhờ biết bao mồ hôi, xương máu của cả dân tộc đã đổ xuống để giành được độc lập, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay. Đi qua các cuộc chiến tranh, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã bước vào những đêm hành quân không ngủ, gian lao và gian khổ. Biết bao người con đã “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã nhận lấy hy sinh về mình cho đất nước được “nở hoa”. Biết bao người con ra đi không trở về, hoặc gửi lại một phần xương máu nơi chiến trường, mang trong mình chất độc màu da cam, nỗi đau đó còn để lại cho muôn đời sau. Thật mãnh liệt biết bao, sự đóng góp của các anh, các chị mà thế hệ hôm nay cần phải biết ơn và sống thế nào để xứng đáng với lớp người đi trước. “Có người lính, mùa thu ấy ra đi từ đó không về” để rồi “dòng tên anh khắc vào đá núi, mây ngàn hoá bóng cây che”. Tên của các anh, các chị đã trở thành tên núi, tên sông, máu của các anh, các chị thắm đỏ để cho đất nước được hồi sinh. Có những người mẹ “ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ” bởi vì “các anh không về, mình mẹ lặng đi”. Tiêu biểu trong các bà mẹ
Việt Nam anh hùng là mẹ Nguyễn Thị Thứ có 11 người con và cháu hy sinh vì Tổ quốc. Mất mát thật đau thương, nhưng tinh thần thật dũng cảm.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ, thương bệnh binh và người có công với cách mạng. Nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều phong trào hành động thiết thực đền ơn đáp nghĩa, nhất là hoạt động của phong trào tuổi trẻ cả nước như xây dựng nhà tình nghĩa, phong tặng, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc thương bệnh binh và người có công với cách mạng, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, đi tìm hài cốt liệt sĩ... một phần nào đã làm ấm lại những trái tim, những giọt nước mắt đã khô bởi chiến tranh. Hàng năm nhân dịp các ngày lễ của dân tộc, tổ chức các đoàn tham quan “hướng về cội nguồn”, thăm lại những nơi di tích lịch sử cách mạng, tổ chức lễ hội “tri ân những dòng sông”...
Thật cảm động biết bao, càng ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, phụng dưỡng những bà mẹ Việt Nam anh hùng; nhận chăm sóc những phần mộ, nghĩa trang liệt sĩ; xây nhà tình nghĩa tặng các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng; ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam... Một trong những tấm gương tiêu biểu đó phải kể đến nữ hoạ sĩ Đặng Ái Việt, mặc dù tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng bà đã vượt qua hàng ngàn cây số suốt chiều đất nước bằng chiếc xe máy tự lái của mình để tìm và vẽ chân dung những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Suốt mấy tháng trời ròng rã, qua bao nhiêu vất vả, đường sa xa xôi, nắng mưa thất thường bà đã thăm và vẽ được hơn hai trăm bức chân dung, những bức chân dung này được trưng bày tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam khu vực Nam Bộ.
Những việc làm đó chưa bù đắp được hết thảy những mất mát, hy sinh, máu xương của bao chiến sỹ đã để lại nơi chiến trường, những thiệt thòi, hy sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ, của những nạn nhân chất độc
màu da cam. Nhưng đã một phần nào đó làm ấm lại tấm lòng của những người đã khuất cũng như những người đang sống.
Có được cuộc sống như ngày hôm nay, thế hệ thanh niên không được phép và không cho phép mình được lãng quên quá khứ oanh liệt và bi tráng của dân tộc. Do vậy cả dân tộc Việt Nam nói chung và thanh niên nói riêng phải có lòng biết ơn truyền thống, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, biết ơn sự chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc đây là nền tảng, tiểm tựa để thế hệ trẻ có thêm niềm tin phấn đấu, hướng tới tương lai.
Thế hệ trẻ hôm nay phải luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình đối với vận mệnh non sông đất nước, nhưng trước hết phải biết cội nguồn dân tộc. “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”, đó không chỉ là khẩu hiệu mà là phương châm hành động thiết thực của tuổi trẻ. Cha ông ta đã rửa được nổi nhục mất nước, giành lại độc lập, chủ quyền tự do cho cả dân tộc, thế hệ trẻ hôm nay phải quyết tâm rửa cho bằng được nổi nhục nghèo nàn, vì một xã hội phồn vinh. Tuổi trẻ hôm nay phải ra sức học tập, rèn luyện để làm chủ tương lai đất nước. Dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nghề gì khi Tổ quốc cần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. “Ngày nay, yêu nước là yêu nền hòa bình, độc lập của đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nước là làm cho nước mạnh, dân giàu, là phải trung với Đảng, hiếu với dân. “Trung” và “hiếu” là hai giá trị nổi bật của đạo đức con người cần trong mọi thời kỳ” [43; 23].
3.2.2. Giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu, các buổi tham quan, dã ngoại, hướng về nguồn
Nam Đàn nói riêng và Nghệ - Tĩnh nói chung là quê hương giàu truyền thống các mạng, mảnh đất địa linh nhân kiệt, đã sinh ra những người con ưu tú của dân tộc như: Mai Thúc Loan , Phan Bội Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh... Do vây việc tổ chức cho học sinh tham qua các các khu di tích lịch sử là rất cần cần
thiết nhằm giáo dục cho thanh niên học sinh tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của chi bộ Đảng và Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên đã tổ chức được những buổi tham quan thực tế tới các địa danh lịch sử như: Khu di tích Kim Liên, Nhà tưởng niệm cụ Phan bội Châu, Phòng truyền thống huyện Nam Đàn, Nhà thờ Vua Mai, Thành Lục Niên, Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, Ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn... Qua các buổi tham quan thực tế này giúp các em hiểu được cuộc đời và sự đóng góp to lớn trong phong trào giải phóng dân tộc của những người con ưu tú của dân tộc. Đoàn trường đã phát động các phong trào “áo lụa tặng bà”, “đền ơn đáp nghĩa”, nhận chăm sóc Đình Trung Cần- khu di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Hàng năm tổ chức cho thanh niên học sinh tham gia các lễ hội như: Lễ hội Vua Mai (tổ chức vào những ngày giữa tháng 1 âm lịch), Lễ hội Làng Sen (tổ chức và dịp sinh nhật Bác Hồ). Vào dịp 27/7 hàng năm cùng với thanh niên trong huyện tổ chức các hoạt động: dâng hương, dâng hoa, thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ huyện và các đài tưởng niệm liệt sĩ ở địa phương. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về Đoàn thanh niên, các cuộc thi văn nghệ chú trọng các ca khúc truyền thống cách mạng ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Anh bộ đội Cụ Hồ, ca ngợi quê hương đất nước... Ngoài ra còn hướng dẫn cho học sinh đọc sách như: nhật ký của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, “mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc... Qua các hoạt động này giúp các em nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, biết ơn và noi gương các anh hùng dân tộc, sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Từ năm 2005, Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam và Nhà xuất bản Thanh niên đã xuất bản hai cuốn nhật ký của 2 liệt sỹ trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước, hai cuốn nhật ký đó đã thắp thêm ngọn lửa về tinh thần yêu nước của thế hệ thanh niên hiện nay - Thế hệ sinh ra trong hoà bình, không có bom đạn chiến tranh giúp cho họ hiểu biết thêm về cuộc chiến đấu và anh
dũng hy sinh của thế hệ đi trước, đem lại nền độc lập cho dân tộc. Thế hệ trẻ hôm nay phải biết ơn và tự hào về điều đó. Gắng ra sức học tập và rèn luyện để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Trong cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm, ngày 7/5/1970 chị viết: “Kỷ niệm 16 năm ngày chiến thắng Điện Biên. Vậy mà mười sáu năm qua đất nước vẫn chưa ngừng xương rơi máu chảy. Miền Nam đã hai lăm năm trong lửa đạn chiến tranh. Đất nước ơi! Hai lăm năm trong lửa đạn vẫn còn kiên cường gan góc, vẫn ngẫng cao đầu trong thế tiến công. Mỗi bước đi máu thấm đỏ trên chặng đường chiến đấu! Cả thế giới này có nơi nào chịu nhiều khổ đau như đất nước ta chăng?...” [50; 241-242].
Hay trong cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi”, Liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, anh viết cho anh nhưng lại như viết cho tuổi trẻ ngày hôm nay và cũng như gửi lời nhắn nhủ với tuổi trẻ ngày nay về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc: “Ai đấy, khi nắm tay người bạn thân yêu của mình, khi cánh buồm xanh đi về, cánh cửa trời rộng mở, chớ quên dưới chân mình là cát sỏi, là hòn đất đượm mồ hôi, thấm máu của bao thế hệ mà cuộc sống của họ đã xa xôi. Ai đấy khi khoác vai người bạn yêu quý của mình, chỉ cho bạn, kia là ngôi sao Hôm - ngôi sao Mai. Ngôi sao ban chiều là ngôi sao bình minh. Chớ quên rằng, có buổi sáng nào, sao Mai mang màu đỏ, màu máu và màu lửa! Chớ quên rằng để đêm trăng, để đêm trăng có những ngôi sao tình tự, để con người tự do mơ ước vươn tới những đỉnh cao xa, có những trái tim đầy khát vọng phải xếp vào ba lô những ước mơ hiền dịu nhất, mọi tương lai cá nhân quen thuộc nhất mà đánh giặc”[49; 62].
3.2.3. Phối kết hợp giữa các tổ chức trong nhà trường để giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh
Trong trường THPT cần có sự phối kết hợp giữa chi bộ nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh, hội cựu chiến binh nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay. Cần coi trọng vai trò của tổ chức Đoàn, Hội nơi tập hợp HS vào sinh hoạt nhằm giúp các em nâng cao nhận thức về chính trị, có bản lĩnh vững vàng, thông qua tổ chức này để các em phấn đấu và trưởng thành. Trong trường học, mỗi chi đoàn là một đơn vị cơ sở mà nơi đó các thanh niên học sinh tham gia sinh hoạt. Cần giành nhiều thời gian hơn cho sinh hoạt đoàn để các em tránh xa các hoạt động không lành mạnh đang có xu hướng gia tăng trong giai đoạn hiện nay. Tổ chức đoàn trong trường học tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị như: “Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng”, “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”... Đoàn tổ chức cho đoàn viên thanh niên học tập 6 bài học lý luận chính trị, tổ chức diễn đàn thanh niên: “Tiếp lửa truyền thống mãi mãi tuổi 20”, “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”, tham gia hội trại “Thanh niên Nam Đàn với Bác Hồ” do Huyện đoàn tổ chức. Trong những năm gần đây hoạt động đoàn trong trường học có nhiều chuyển biến, 100% thanh niên trường học tham gia sinh hoạt, nhiều em có sự phấn đấu tôt được Chi bộ Đảng giới thiệu tham gia học lớp cảm tình Đảng và kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bảng số liệu học sinh tham gia học đối tượng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại trường THPT Nam Đàn 2 từ năm 2005-2010
Năm học 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 Số học sinh được học đối tượng Đảng 5 7 14 15 12 Số học sinh được kết nạp Đảng 5 5 8 9 7
( Nguồn tin do Chi bộ và Đoàn trường THPT Nam Đàn 2 cung cấp)
Vào các dịp lễ lớn, thanh niên học sinh trong trường được nghe các cựu chiến binh nói chuyện về các trận đánh, về các tấm gương tiêu biểu để các em khắc sâu thêm về lòng yêu nước. Ngoài ra học sinh còn tham gia các hoạt động
phong trào do nhà trường và đoàn trường tổ chức như: Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, hiến máu nhân đạo, nhận chăm sóc các khu di tích lịch sử văn hóa, các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng...
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý học sinh, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực góp phần vào việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh
Hiện nay do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, có một số học sinh