học sinh THPT hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay, xu thế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đang có những thời cơ và vận hội để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau hai lăm năm đổi mới đất nước Việt Nam đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế tăng trưởng liên tục, đời sống nhân dân được cải thiện, từ chỗ là một nước thiếu lương thực phải nhập khẩu, nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Giáo dục, y tế được đầu tư phát triển, tỷ lệ gia tăng dân dân số giảm, tuổi thọ trung bình được nâng cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đời sống văn hoá tinh thần được nâng cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Việt Nam chính thức trở thành viên của ASEAN (1995), thành viên của tổ chức WTO (2007), được bầu làm uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (2008 – 2009). Năm 2009 Việt Nam được thế giới công nhận ra khỏi nước nghèo trở thành một nước trung bình. Tuy nhiên hiện nay nền kinh tế nước ta tuy tăng trưởng cao nhưng chưa vững chắc, tỷ lệ lạm phát cao, số người thất nghiệp còn nhiều, một số vùng kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ tới đời sống nhân dân nói chung và một bộ phận thanh niên nói riêng. Một số thanh niên thích hưởng thụ, sao nhãng trong việc học hành, chây lười trong lao động, lãng quên các giá trị truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng. Những thanh niên này rất dễ bị kẻ thù lợi dung, mua chuộc, kích động làm tay sai cho chúng. Mặt khác các thế lực thù địch tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam, chúng tung tin xấu, bôi nhọ, xuyên tạc các giá trị truyền thống dân tộc như truyền thống yêu nước, căm thù giặc, làm lu mờ ảnh hưởng của các anh hùng giải phóng dân tộc, đặc biệt là chủ tịch Hồ Chí Minh. Bối cảnh đất nước như vậy yêu cầu cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành, trong đó có sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Do vậy: “Sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta hiện nay là một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ và phức tạp và đầy sáng tạo. Quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới theo định hướng XHCN đã và đang gặp sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng chiến lược diễn biến hòa bình, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang từng ngày làm tha hóa nhân cách, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng, điều đó đang là tiếng chuông báo động đối với xã hội ta hiện nay” [26; 9].
1.2.2. Vài nét về trường THPT Nam Đàn 2
Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại khốc liệt của Đế quốc Mỹ, tháng 8 năm 1965, Ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An đã ký quyết định thành lập trường cấp 3 Nam Đàn 2 ( nay là trường THPT Nam Đàn 2) trên cơ sở 2 lớp 9 và 10 (cũ) được tách ra từ trường cấp 3 Nam Đàn 1 và 2 lớp 8 được tuyển mới với 266 học sinh và 15 cán bộ giáo viên. Trường đã chọn xóm Bãi (nay là xóm 10) xã Nam Trung làm nơi đóng. Đó là một nơi cây cối bốn mùa xanh tươi, khí hậu trong lành thoáng mát, ba bề là đồng lúa, rất tiện lợi cho việc phòng tránh máy bay địch. Lúc này, trường là trường kháng chiến nên chỉ có nhà tranh đắp luỹ đất, hầm hào để đảm bảo an toàn, tránh máy bay địch nên không thể đặt sát gần nhau. Các giáo viên đi từ lớp này qua lớp khác đổi giờ cũng mất 10 đến 15 phút, học sinh đi học đều phải mang lá ngụy trang, đội mũ rơm. Là một vùng đất hiếu học nên sau một năm trường đã tăng lên 9 lớp với 450 học sinh.
Năm 1968, giặc Mỹ leo thang chiến tranh ác liệt hơn, chúng bắn phá điên cuồng vào những làng mạc. Để đảm bảo an toàn cho các trường học, Huyện uỷ Nam Đàn chủ trương sơ tán các trường lên miền núi, trường cấp 3 Nam Đàn 2 được sơ tán lên Nông trường quốc doanh Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn. Buổi hành quân biết bao khó nhọc, nhưng nhờ chi bộ Đảng nhà trường bàn bạc kỹ, tìm phương án tối ưu nhất nên việc chuyển trường diễn ra an toàn. Chỉ sau một tuần
lễ với sự hợp sức của giáo viên và học sinh, nhà trường đã dựng đủ lán trại phục vụ giảng dạy và học tập. Nhưng do nhu cầu để bảo đảm an toàn nên các khối cũng không được đóng gần nhau. Khối 8 ở đội Tên lửa, khối 9 ở Đồi Cam, khối 10 ở đội Cơ khí, cách xa nhau ít cũng 8km, xa cũng 18km. Gian khổ là vậy nhưng tình cảm thầy trò, bạn bè, tình cảm cán bộ công nhân nông trường giành cho nhà trường ngày càng keo sơn gắn bó. Sau mùa xuân 1969, Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, thầy và trò lại trở về xuôi.
Từ năm 1969 trở đi, cuộc chiến tranh càng thêm ác liệt, đòi hỏi sự chi viện sức người, sức của cho chiến trường càng khẩn thiết hơn bao giờ hết. Với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến. Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Hàng trăm học sinh và các thầy giáo đã tạm xếp bút nghiên để lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày ấy nhiều học sinh đã cắt tay lấy máu mình viết đơn xin nhập ngũ. Nhiều học sinh đang học dở lớp 9, nhiều học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp lớp 10 cũng lên đường nhập ngũ. Trong số hàng trăm học sinh của trường lên đường nhập ngũ ngày ấy có 65 người mãi mãi nằm lại chiến trường, có 111 người là thương, bệnh binh các loại.
Từ đó đến nay, nhà trường đã mấy lần di chuyển địa điểm từ xóm Bãi lên Bãi Mồ (xóm 4, xã Nam Trung ngày nay) rồi về địa điểm như hiện nay. Trong hai trận đại hồng thuỷ năm 1978 và 1988, một số cơ sở vật chất nhà trường đã bị nước lũ cuốn trôi, các thế hệ thầy và trò nhà trường lại cùng chung tay xây dựng lại. Đến nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trên khuôn viên rộng hơn 26.000m2 thuộc địa bàn 2 xóm: xóm 6 và xóm 8, xã Nam Trung, cơ sở vật chất Nhà trường được xây dựng kiên cố hoá, 100% phòng học và phòng làm việc nhà trường thuộc dãy nhà cao tầng cho học sinh học một ca.
Năm học 2010 – 2011 trường có 36 lớp với 1516 học sinh (trong đó số đoàn viên là 1088) và 90 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thầy và trò nhà trường đã có nhiều cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có nhiều học sinh giữ các cương vị
cao trong Đảng và Nhà nước, nhiều người được phong hàm giáo sư, phó giáo sư, nhiều người có học vị tiến sĩ. Có 975 học sinh tham gia quân đội và lực lượng vũ trang, trong đó có 327 là sĩ quan, 26 chiến sĩ thi đua, 14 chiến sĩ quyết thắng. Có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Truyền thống đó luôn luôn được nhà trường nêu gương, thu hút được hàng ngàn học sinh học tập mỗi năm học.
1.2.3. Thực trạng về nhận thức truyền thống cách mạng của học sinh trường THPT Nam Đàn 2
1.2.3.1. Vài nét về thanh niên huyện Nam Đàn và thanh niên học sinh trường THPT Nam Đàn 2
Hiện nay tổng số thanh niên huyện Nam Đàn (từ 16 - 30 tuổi) có 23.454
người, chiếm 15% dân số và 46% lực lượng lao động. Số thanh niên được tập hợp vào tổ chức là 16.360 người (69%). Trong đó thanh niên khối nông thôn là 5.456 chiếm 34,4%, thanh niên khối trường học là 10.744 chiếm 65,7%, thanh niên khối cơ quan là 160 đồng chí chiếm chiếm 0,9%. Toàn huyện có 556 chi đoàn, trong đó khu vực nông thôn 320 chi đoàn/tổng số 331 xóm - khối, các trường học có 221 chi đoàn, các cơ quan trực thuộc có 15 chi đoàn.
Ở trường THPT Nam Đàn 2, năm học 2010- 2011 đoàn trường có 1.516 đoàn viên thanh niên, trong đó số đoàn viên là 1.088 (chiếm 71,8%), đoàn viên thanh niên là giáo dân là 17 (chiếm 1,1%) sinh hoạt ở 36 chi đoàn (khối 12: 12 chi đoàn với 505 đoàn viên thanh niên; khối 11: 12 chi đoàn với 502 đoàn viên thanh niên; khối 10: 12 chi đoàn với 509 đoàn viên thanh niên).
Thanh niên học sinh trường THPT Nam Đàn 2 đa số các em đều sinh ra trong những gia đình nông dân nghèo, đời sống kinh tế - xã hội còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ, chất lượng văn hóa còn thấp so với học sinh các trường khác trong huyện, trong tỉnh. Những điều kiện này đã tác động không nhỏ đến nhận thức của học sinh trong đó có nhận thức về truyền thống cách mạng. Tuy nhiên được
sự quan tâm của các cấp, các ngành nên sự nghiệp giáo dục đào tạo được chú trọng, tỷ lệ học sinh đến lớp ngày càng tăng, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt trong đó có chất lượng về giáo dục truyền thống cách mạng.
1.2.3.2. Thực trạng về nhận thức truyền thống cách mạng của học sinh trường THPT Nam Đàn 2
Cũng giống như học sinh cả nước, do tác động của tình hình thế giới, cũng như mặt trái của cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay đã tác động không nhỏ đến quá trình nhận thức của học sinh trường THPT Nam Đàn 2. Phần lớn các em đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhận thức đúng đắn về cách mạng, có ý thức trong học tập và lao động, nguyện cống hiến sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó một số ít học sinh còn mơ hồ về chính trị và đã cho rằng đất nước đã hòa bình thì không còn kẻ thù nên chưa có ý thức giác ngộ cách mạng. Các em không thích học các môn khoa học xã hội, không thích tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội. Một số em thích hưởng thụ, lười học tập, lười lao động, sa vào các tệ nạn như trốn học, nghiện chơi game, đánh nhau, nói dối cha mẹ, thầy cô...
Hiện nay còn một số học sinh không quan tâm hoặc hiểu biết mơ hồ về vấn đề dân tộc nói chung và truyền thống cách mạng nói riêng. Các vị anh hùng dân tộc, các di tích lịch sử văn hoá, các cuộc cách mạng trong lịch sử có rất nhiều học sinh không biết hoặc nhầm lẫn giữa sự kiện này với sự kiện khác.
Qua khảo sát 33 học sinh khối 12 năm học 2010 -2011 tại trường THPT Nam Đàn 2 về nhận biết các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thì có 19/33 em trả lời đúng các di tích (chiếm 57,6%), 14/33 em trả lời sai tên các di tích (chiếm 42,4%) trong đó có em trả lời sai tên di tích trên địa bàn huyện Nam Đàn. Kết quả cũng cho thấy có 3 em trả lời được 3 di tích (9,1%), 10 em trả lời được 4 di tích (30,3%), 4 em trả lời được 6 di tích (12,1%), 1 em trả lời được 7 di tích (3,0%) và 2 em trả lời được 8 di tích
(6,1%). Trong khi đó trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh di tích lịch sử văn hóa rất nhiều.
Qua khảo sát 45 em học sinh lớp 11 về kể tên các chiến sĩ cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước thì có 19/45 em trả lời đúng (42,2%), có 26 em trả lời sai (57,8%). Trong số những em trả lời sai tên này phần lớn là không có thực (17/45), một số khác là sai ở thời đại (9/45).
Bảng tổng hợp khảo sát về nêu tên những chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
Số tên chiến sĩcách mạng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số em trả lời đúng 1 1 0 0 2 3 1 6 8 11 11 0 1 Chiếm tỉ lệ (%) 2,2 2,2 0 0 4,4 6,7 2,2 13,3 17,8 24,4 24,4 0 2,2
Hiện nay còn một số học sinh chưa thuộc lời bài hát “Quốc ca” hay “Đoàn ca”, các bài hát truyền thống cách mạng chưa được học sinh chú ý. Qua khảo sát 40 em học sinh khối 11 tại trường về thuộc lời bài hát “Quốc ca” thì có 36/40 em trả lời thuộc (90%), 4/40 em trả lời không thuộc (10%). Còn về thuộc bài hát “Đoàn ca” thì chỉ có 13/40 học sinh trả lời thuộc (32,5%), có tới 27/40 em trả lời không thuộc (67,5%).
Đề cập đến những hạn chế của thanh niên nói chung và thanh niên học sinh nói riêng hiện nay, Đảng ta đã chỉ rõ: “Thế hệ trẻ hiện nay, bên cạnh những ưu điểm đang có những biểu hiện phức tạp và những chiều hướng phát triển đáng lo ngại. Việc phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với chính trị, chạy theo lối sống thực dụng tầm thường, tỷ lệ thanh thiếu niên trong những người mắc các tệ nạn xã hội tăng nhanh v.v..., tình trạng thiếu việc làm trong thanh niên khá trầm trọng” [14; 259].
Do vậy việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh là một việc làm cần thiết và cấp bách. Nhất là tinh thần yêu nước, yêu CNXH, đóng góp sức mình vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2.3.3. Thực trạng công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trường THPT Nam Đàn 2 hiện nay
Hiện nay công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho HS trường THPT Nam Đàn 2 đã được sự quan tâm của Chi bộ, Ban giám hiệu, các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cũng như các tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh v.v... Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động nội, ngoại khóa liên quan đến giáo dục truyền thống chưa nhiều, đôi khi còn xem nhẹ, có khi tổ chức chỉ mang tính hình thức chưa chú trọng đến nội dung. Trong việc giảng dạy thiếu các phương tiện, tài liệu, phương pháp chưa được đổi mới nên gây nhàm chán cho học sinh, phần lớn thời gian ngoài học chính khoá, học sinh đầu tư cho việc học thêm. Một số học sinh khá giỏi từ chối công việc lớp trưởng, bí thư khi được phân công vì sợ ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Kinh phí giành cho các buổi ngoại khoá còn eo hẹp nhất là các buổi dã ngoại tham quan các khu di tích lịch sử văn hoá nên số lượng HS tham gia chưa nhiều, những em được tham gia chủ yếu là cán bộ lớp, cán bộ đoàn. Một số học sinh hiện nay không thích học các môn khoa học xã hội trong khi đó các môn này có vai trò rất lớn trong việc giáo dục truyền thống nói chung và truyền thống cách mạng nói riêng như Văn học, Lịch sử, GDCD... Nhà trường chưa tổ chức được các buổi sinh hoạt 15 phút đầu buổi, để qua đó các em được ôn lại truyền thống thông qua các ca khúc cách mạng, các câu chuyện kể về những tấm gương điển hình trong chiến đấu. Trong các buổi chào cờ đầu tuần cũng như các buổi lễ mít tinh khác việc hát quốc ca đã có băng đĩa, học sinh không phải hát nên dẫn đến dễ quên lời bài hát. Các tổ chức chính trị - xã hội trong trường học chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, chưa tạo nhiều sân chơi bổ ích để lôi cuốn niềm đam mê của học sinh
vào quá trình học tập. Sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội một số nơi chưa được thực hiện tốt, một số gia đình còn khoán trắng cho nhà trường