0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Phương hướng giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trường

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GDCD TẠI TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 68 -76 )

HIỆN NAY

3.1. Phương hướng giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinhtrường THPT thông qua môn GDCD trường THPT thông qua môn GDCD

3.1.1.Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh thông qua môn GDCD

C. Mác đã dạy chúng ta rằng: “Con người làm ra lịch sử của mình, nhưng không phải làm ra một cách tuỳ tiện, mà bao giờ cũng dựa vào những cái có sẳn do xã hội trước để lại”[33; 377].

Khi nói về vai trò tích cực của truyền thống V.I.Lênin đã khẳng định: “Chúng ta chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa cộng sản từ cái tổng số kiến thức, tổ chức và thiết chế, bằng cái số dự trử nhân lực và phương tiện mà xã hội cũ đã để lại cho chúng ta”. Lênin cũng đã từng cảnh báo rằng “quên quá khứ là phản bội”. Người đã nghiêm khắc lên án quan điểm sai lầm, quay lưng lại với quá khứ, cắt đứt mối liên hệ giữa hiện tại và quá khứ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên nói riêng. Người coi thanh niên là rường cột của nước nhà, là lực lượng chủ yếu trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục truyền thống cách mạng luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nhằm giáo dục ý thức, tình cảm, trách nhiệm của công dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy mà Văn kiện Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ; “Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” [9; 81]. Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) của Đảng đã chỉ rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên”.

Như vậy, từ trước đến nay, qua các thời kỳ cách mạng cho thấy Đảng ta luôn luôn coi trọng công tác giáo dục truyền thống cho thanh niên, trong đó có thanh niên học sinh nhằm bồi dưỡng cho thanh niên về lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, hướng tới mục tiêu xây dựng những lớp người kế tục trung thành tuyệt đối theo lý tưởng: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Theo đồng chí Đào Ngọc Dung trình bày phát biểu tại Đại hội X

của Đảng năm 2006: “Lý tưởng ấy được cụ thể hoá trong mỗi giai đoạn của cách mạng Việt Nam thành những sứ mệnh lịch sử mạng tính thời đại của thanh niên. Chính vì vậy, khi nước nhà bị xâm lăng, chân lý và lý tưởng cách mạng mà thanh niên hướng đến không gì khác ngoài tranh đấu xả thân cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ quốc; và hôm nay, trong thời kỳ cách mạng mới, nhiệm vụ chính trị cao cả của thanh niên là cùng với toàn Đảng, toàn dân tộc ra sức phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Năm 2011, năm được Đảng và Nhà nước chọn là “Năm thanh niên”. Năm có nhiều sự kiện lớn của dân tộc: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày hội bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước... Đây là niềm tự hào vinh dự lớn lao của tuổi trẻ Việt Nam, đồng thời cũng là dịp thuận lợi để tổ chức Đoàn đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp và giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ trẻ.

Với phương châm “Hành động vì một môi trường xã hội lành mạnh cho tuổi trẻ”, cùng với thanh niên cả nước, thanh niên huyện Nam Đàn đang ra sức học tập, lao động, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng là tuổi trẻ quê hương Bác Hồ: “Rèn luyện thanh, thiếu niên thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phát động và đẩy mạnh thực hiện phong trào “Tuổi trẻ quê Bác thắm mãi sức thanh xuân” [23; 70].

3.1.2. Kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: “Gia đình - nhà trường - xã hội” nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh

Muốn thực hiện lời dạy của các nhà kinh điển Mác – Lênin, của Bác Hồ và của Đảng chúng ta phải kết hợp chặt chẽ việc giáo dục của gia đình – nhà trường và xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục và hoàn chỉnh, coi nó như là một nguyên tắc cơ bản. Giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh

THPT không phải là công việc của riêng nhà trường mà cần kết hợp với gia đình và xã hội để làm tốt công tác này. Nếu tách rời ba yếu tố đó thì việc giáo dục truyền thống cách mạng sẽ kém hiệu quả. Tại Điều 66, Hiến pháp năm 1992 đã chỉ rõ: “Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc” [48; 292-293].

Trong ba môi trường giáo dục thì giáo dục gia đình là môi trường đầu tiên và là môi trường quan trọng nhất. Gia đình là nơi đứa trẻ sinh ra, lớn lên và trưởng thành, là môi trường quan trọng nhất để hình thành và phát triển nhân cách. Việt Nam là một dân tộc từ xưa đến nay rất chú trọng giáo dục trong gia đình, nhằm thiết lập nề nếp, sự hiếu thuận, đề cao gia phong nên cơ cấu gia đình rất bền vững. Có thể nói gia đình là tế bào của xã hội, xã hội mạnh hay yếu, thịnh hay suy đều phụ thuộc vào mỗi gia đình. Trong gia đình, cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con cái. Ngoài ra còn kể đến ông bà là những người giàu kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Gia đình phải có trước có sau, có trên có dưới, vợ chồng chung thuỷ, con cái hiếu thảo thuận hoà là cơ sở của việc xây dựng gia đình hạnh phúc. Do vậy đạo hiếu thờ cha kính mẹ, mến yêu ông bà, không chỉ làm nên chân dung của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, của toàn xã hội mà còn là những giá trị cao sang của mỗi dân tộc. Nếu kêu gọi giữ gìn bản sắc dân tộc thì đây là một giá trị đạo đức có bản sắc nhất, khác biệt nhất so với nhiều dân tộc khác.

Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, một số gia đình có điều kiện, họ đã quá chiều chuộng con cái, chúng muốn gì được nấy, đáp ứng đầy đủ những nhu cầu vật chất, trong khi đó sự quan tâm về mặt tinh thần thì lại thiếu hụt trầm trọng. Một số gia đình cho rằng, cứ kiếm được nhiều tiền, họ sẽ tìm cách để bù đắp những giá trị tinh thần cho chúng. Bên cạnh đó một bộ phận

phụ huynh lại quan niệm rằng, con cái có thể giao khoán hết cho nhà trường hoặc những người giúp việc, bởi họ cũng có thể làm được những điều như cha mẹ chúng mong muốn. Có được những đồng tiền do bố mẹ chúng cung cấp, một số em đã sa vào các tệ nạn xã hội như nghiện ma tuý, nghiện thuốc lá, nghiện chơi game... mà quên đi nhiệm vụ chính là học hành. Trong những năm gần đây, hiện tượng bạo lực học đường diễn ra thường xuyên có cả học sinh nữ mà nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ gia đình.

Ngoài gia đình nhà trường là môi trường thứ hai để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, việc giáo dục của nhà trường đối với thế hệ trẻ hôm nay giữ một vị trí và vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ nhà trường là một chủ thể giáo dục có tổ chức chặt chẽ, được sự lãnh đạo của Đảng, nắm vững quan điểm và đường lối giáo dục, có đội ngũ chuyên gia sư phạm. Nhà trường không đơn giản chỉ làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, truyền thụ tri thức cho học sinh mà còn góp phần tích cực giáo dục lao động, thể chất, đạo đức, thẩm mỹ... góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách toàn diện cho học sinh. Mọi sinh hoạt học tập trong nhà trường đều có tính tổ chức, tính kế hoạch cao. Nhà trường có thể khuấy động và động viên được nhiều phong trào cả về bề nổi lẫn bề sâu, tạo ra sự ganh đua lành mạnh giữa các cá nhân, giữa các nhóm và các tập thể lớp, trường vì vậy phát huy được thế mạnh của tuổi trẻ.

Nhà trường còn là nơi đào tạo tay nghề, giúp các em có một vốn tri thức có hệ thống để được bước vào đời trở thành những công dân có ích cho xã hội. Tất cả những điều đó ở giáo dục gia đình và ngoài xã hội khó mà có được. Bên cạnh đó lượng thời gian học tập ở trường ngày càng tăng thêm, chiếm hầu hết số thời gian trong ngày.

Song giáo dục ở nhà trường không phải là hoàn toàn ưu việt, nhất là trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Bởi nhà trường chủ yếu là lo dạy chữ, ít quan tâm đến dạy người, các hoạt động xã hội bổ ích ít được chú trọng, thiếu các sân chơi lành mạnh. Trong trường học, do chạy theo thành tích

mà cả giáo viên và học sinh đều có sự định hướng các môn học liên quan đến thi đại học hoặc tốt nghiệp, ít quan tâm hoặc thậm chí xem thường các môn học như: công nghệ, thể dục, giáo dục công dân... Hiện tượng học sinh bị suy đồi giá trị đạo đức, dễ nhiễm các thói hư tật xấu của bạn bè, sa vào các tệ nạn xã hội, học sinh đi học không vào lớp mà vào các quán sá...

Do vậy mỗi nhà trường phải làm tốt công tác giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa việc dạy chữ và dạy người “tiên học lễ, hậu học văn”, làm tốt công tác quản lý học sinh để các em đi vào nề nếp, để “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

Như vậy, việc giáo dục truyền thống cho học sinh cần phối kết hợp giữa ba môi trường giáo dục là gia đình – nhà trường – xã hội. Nếu thiếu một trong ba môi trường đó thì việc đó thì việc giáo dục sẽ kém hiệu quả. Tại hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội, thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; người lớn làm gương cho con trẻ noi theo”[44; 3].

3.1.3. Quá trình giáo dục gắn với quá trình tự giáo dục của học sinh nhằm nâng cao nhận thức về truyền thống cách mạng

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư giáo dục là: “ Quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức,năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên

ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại”.

Như vậy “giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hoá từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần và làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tinh thần cách ứng xử trong xã hội”.

Quá trình giáo dục không tách rời quá trình tự giáo dục. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư tự giáo dục là: “Một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là hoạt động có ý thức, có mục đích, có tính độc lập của cá nhân, xuất hiện nhờ sự tác động qua lại giữa cá nhân với môi trường sống, nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Trong quá trình tự giáo dục, người được giáo dục hoạt động với tư cách là chủ thể giáo dục. Tiền đề quan trọng của quá trình tự giáo dục là sự hình thành tự ý thức. Yếu tố chủ đạo của nội dung tự giáo dục là những phẩm chất ý chí và đạo đức. Các biện pháp phổ biến nhất để tự giáo dục là tự cam kết, tự phân tích, tự kiểm tra và tự đánh giá. Phép biện chứng của sự điều khiển quá trình tự giáo dục là biến những yêu cầu sư phạm từ bên ngoài thành những yêu cầu của bản thân người được giáo dục: biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục”.

Như vậy tự giáo dục là một quá trình tự rèn luyện của bản thân sao cho các mục tiêu của giáo dục trở thành mục đích tự thân phải đạt được. Nghĩa là những yêu cầu khách quan phải trở thành những yêu cầu chủ quan của chủ thể nhận thức và hành động. Quá trình tự học của học sinh không thể tách rời ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. “Tự học không có nghĩa là

học một mình mà là học trong môi trường nhà trường, xã hội, gia đình... Môi trường này hết sức quan trọng. Tự học sẽ khó phát triển nếu thiếu sự hướng dẫn của thầy, của bạn bè và môi trường xã hội” [3; 135-136].

Trong giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh thì khâu tự giáo dục là rất cần thiết. Ở đây các em tự trau dồi kiến thức, tự học hỏi, tự liên hệ bản thân đã làm những được những gì cho Tổ quốc hôm nay? Việc làm của các em có hổ thẹn với các thế hệ đi trước hay không? Điều này luôn đặt ra cho các em phải suy nghĩ và trả lời bằng những việc làm thiết thực biểu hiện tinh thần yêu nước, biết hướng về cội nguồn, biết ơn những vị anh hùng dân tộc. Các em đã tham gia vào các hoạt động do Đoàn trường và Đoàn xã tổ chức như tu bổ đình Trung Cần, đình Hoành Sơn, dâng hương các đài tưởng niệm lịệt sĩ, thăm hỏi và trao quà các gia đình thương binh, liệt sĩ nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, tham gia phong trào “nghĩa tình biên giới hải đảo” “vì Trường Sa thân yêu”... Bác Hồ thường nhắc nhở thanh niên phải tự tu dưỡng, rèn luyện mình thành những người “vừa có đức, vừa có tài”, “vừa hồng, vừa chuyên”. Người nói: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác, tự

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GDCD TẠI TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 68 -76 )

×