Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cho sinh viên về biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN TP.HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 108 - 113)

CHƯƠNG BỐN: KIẾN NGHỊ

4.1. Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cho sinh viên về biến đổi khí hậu

khí hậu

4.1.1.Về nội dung và hình thức truyền thông a. Nội dung

- Thiết thực phù hợp với từng đối tượng theo từng khối ngành học, từng hình thức ĐT vì các đối tượng sinh viên khác nhau có trình độ kiến thức cơ sở về môi trường, BĐKH khác nhau, độ tuổi khác nhau dẫn đến khả năng tiếp nhận thông tin khác nhau.(vd: Sinh viên môi trường sẽ có nội dung tuyên truyền khác với sinh viên ngành khác, sinh viên chính quy khác sinh viên học hệ tại chức).

- Phong phú, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, sử dụng từ ngữ đơn giản gắn liền với đời sống hàng ngày.

- Các thuật ngữ, khái niệm phải được đưa ra giải thích, làm rõ trước khi tuyên truyền về nó.

- Nội dung phải có nguồn gốc chính xác, đáng tin cậy có số liệu, tư liệu, sự kiện, căn cứ, lập luận rõ ràng và thống nhất trên tất cả mọi phương tiện.

- Đưa ra những dẫn chứng cụ thể và sát thực giữa lợi ích và chi phí thực hiện BVMT, ứng phó với BĐKH.

b. Hình thức

Đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: như tuyên truyền miệng, phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động văn hóa văn nghệ, treo băng rôn, áp phích, phát tờ rơi...

- Phổ biến các thông tin về BĐKH cũng như các hoạt động có liên quan trên các bảng tin ở các trường học, trên website, forum, facebook của từng lớp, từng khoa...

- Xây dựng các diễn đàn trên mạng thông tin tin điện tử như: website, forum dành riêng cho vấn đề BĐKH/BVMT. Yêu cầu thiết kế đẹp mắt, ấn tượng và rõ ràng để thu hút người xem. Bên cạnh đó cập nhật thường xuyên các thông tin về BĐKH cũng như các hoạt động phong trào có liên quan đến BĐKH.

- Biên soạn các cuốn sổ tay “những điều cần biết về BĐKH” phát miễn phí đến tận tay các sinh viên (yêu cầu sổ tay trình bày đẹp, bắt mắt, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và tiện lợi để mang theo bên mình).

- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo về các mô hình khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ nguồn nước, xử lý, giảm thiểu và tái sử dụng, tái chế chất thải, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát minh và sử dụng nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.

- Các buổi nghe nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, diễn đàn ... về BĐKH cần được tăng cường hơn nữa và cần phổ biến thông tin về nội dung, hình thức, mục tiêu, thời gian, địa điểm cụ thể đến từng lớp, khoa, trường, trên các tờ rơi, áp phích, phương tiện truyền thông để sinh viên biết mà tham gia.

- Kêu gọi tất cả sinh viên tiết kiệm trong chi tiêu, thu gom các phế liệu, nuôi heo đất, góp quỹ cho các hoạt động vì môi trường nhằm giải bài toán về kinh phí hoạt động hiện nay.

- Xây dựng các bài phát thanh trong kí túc xá, trong khu trọ phát vào sáng sớm và chiều tối lúc sinh viên tập trung đông nhất, kết hợp với treo áp phích, băng rôn, phát sổ tay “những điều cần biết về BĐKH”.

- Chiếu phim có nội dung về BĐKH cho sinh viên, tìm kiếm những đoạn video hay về môi trường trình chiếu và coppy qua USB, laptop để sinh viên đó tham khảo và cho bạn bè họ xem.

- Truyền thông phải tiến hành thường xuyên, liện tục, có hệ thống và có những đợt tập trung cao điểm, tránh tình trạng để đứt quãng .

4.1.2. Với các tổ chức Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên các cấp

- Đặt tiêu chí chất lượng lên làm tiêu chí trọng tâm trong truyền thông nâng cao nhận BĐKH cho sinh viên hiện nay.

- Các hoạt động phải mang tính xuyên suốt, liên tục, tránh trường hợp bị gián đoạn.

- Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên thành phố nên làm cầu nối cho các CLB, đội, nhóm tình nguyện vì môi trường và BĐKH gặp mặt, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, cùng hoạt động chung và hỗ trợ nhau trong các sự kiện truyền thông lớn.

- Đưa nội dung giáo dục về bảo vệ, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, BVMT, ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững vào chương trình hoạt động hàng năm của các cấp Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động trong triển khai thực hiện.

- Tăng cường sự phối hợp giữa Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên các cấp với Bộ TN&MT và các đơn vị có liên quan trong các hoạt động truyền thông.

- Tích cực động viên, khen thưởng kịp thời các gương tốt, việc tốt, các sáng kiến hay và chất lượng của sinh viên trong việc ứng phó với BĐKH để tạo bước chuyển biến sâu rộng từ nhận thức đến hành động.

- Nghiên cứu, xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu, các ấn phẩm, liên quan đến chính sách, pháp luật về tài nguyên và BVMT, ứng phó với BĐKH để đưa vào nội dung tuyên truyền, tập huấn, giáo dục và sinh hoạt của các cấp Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên.

- Gắn tiêu chí hoạt động bảo vệ, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, BVMT, hành động ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững để đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, ĐT cho cán bộ Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên về BĐKH.

4.1.3. Đạo tạo và hỗ trợ đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt

- Thành lập nhóm sinh viên nòng cốt tuyên thông về BĐKH bằng hình thức tuyển chọn các sinh viên nhiệt tình, sôi nổi, kinh nghiệm trong các hoạt động của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên.

- Tổ chức lớp tập huấn, cung cấp kiến thức về BĐKH cho các nhóm sinh viên nòng cốt một cách đầy đủ, chính xác.

+ Hiện trạng BĐKH trên thế giới, Việt Nam và địa phương

+ BĐKH có thể ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, nghề nghiệp, sức khỏe, an ninh lương thực... hiện nay và trong tương lai.

+ Những hoạt động gì có thể làm giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH. + Cần làm gì để ứng phó và thích ứng với BĐKH và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

- ĐT các kỹ năng cho sinh viên nòng cốt (kỹ năng nói chuyện trước công chúng, xử lý tình huống, làm việc nhóm...)

- Phổ biến các phương pháp truyền thông liên quan đến BĐKH cho sinh viên nòng cốt.

- Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho những sinh viên nòng cốt, tạo điều kiện cho những sinh viên này hoàn thành tốt nhiệm vụ và giảm nỗi lo về chi phí hoạt động (hỗ trợ vé xe buýt, tiền điện thoại liên lạc...).

- Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền viên giỏi nhằm giúp sinh viên nòng cốt luôn hướng tới việc rèn luyện nầng cao năng lực, trình độ bản thân để hoàn thiện mình và làm tốt nhiệm vụ.

- Tích cực động viên, khen thưởng kịp thời các sinh viên, nhóm sinh viên nòng cốt có thành tích cao trong các hoạt động truyền thông về BĐKH và BVMT.

4.1.4. Với các câu lạc bộ, Đội nhóm, tổ chức tình nguyện vì môi trường, chống biến đổi khí hậu

- Đặt tiêu chí chất lượng lên làm tiêu chí trọng tâm trong truyền thông nâng cao nhận BĐKH cho sinh viên.

- Kết hợp song song hoạt động online và offline

- Tăng cường đầu tư cho website: về nội dung các thông tin về môi trường và BĐKH phải được cập nhật thường xuyên, phong phú, có trích dẫn nguồn gốc tin cậy; về hình thức nên đầu tư dao diện website đẹp mắt, khoa học, dễ sử dụng. Các thông tin hoạt động của CLB cũng được đăng tải chi tiết để các thành viên biết đến và tham gia.

- Tổ chức các chương trình giao lưu giữa các CLB để tạo mối gắn kết, thống nhất trong mọi hoạt động và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tăng cường kêu gọi, tìm kiếm các đơn vị tập thể, cá nhân quan tâm đến môi trường đầu tư, hỗ trợ về chi phí hoạt động cho CLB.

Phần

KẾT LUẬN

BĐKH đã và đang hiệu hữu, nó trở thành một vấn đề mang tính cấp thiết, sống còn đối với con người trên toàn cầu. Sinh viên là đội ngũ tri thức cao trong xã hội

và là những nhà quản lý xã hội trong tương lai, họ cần biết và có quyền được biết về các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Hiện nay, sinh viên TP.HCM đã có một lượng kiến thức về BĐKH nhất định, sinh viên cũng hiểu rõ về sự tồn tại và những tác động của BĐKH mang lại cho cuộc sống của họ cũng như toàn xã hội. Sinh viên có thái độ quan tâm và quan điểm đúng đắn về vấn đề BĐKH nhưng trong các hành vi sinh hoạt hàng ngày vẫn còn mang nhiều nguy cơ làm tăng BĐKH....Tích cực đầu tư, thuyền thông về BĐKH cũng như giáo dục BĐKH cho đối tượng sinh viên là việc làm rất cần thiết và mang tính thiết thực. Điều này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp, bổ sung thêm các thông tin còn thiếu cũng như nâng cao nhận thức cho sinh viên. Hướng sinh viên từ có thái độ đúng đi đến những hành vi sinh hoạt đúng, hạn chế những hoạt động nguy cơ gây BĐKH, góp phần tích cực trong thích ứng và giảm nhẹ BĐKH toàn cầu.

Với một đội ngũ lực lượng sinh viên đông đảo, có kiến thức và nhận thức cao, có thái độ và hành động thống nhất thì sẽ gióp phần không nhỏ trong việc giảm nhẹ sự tác động của BĐKH, đảm bảo hướng tới một cuộc sống ổn định, thịnh vượng cho tất cả mọi người trong ngôi nhà chung mang tên Trái đất.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN TP.HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w