CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN VỚI VẤN ĐỀ BĐKH

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN TP.HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 26 - 82)

HÀNH VI CỦA SINH VIÊN VỚI VẤN ĐỀ BĐKH

2.1. Kiến thức

Trong quá trình xử lý và phân tích số liệu, chúng tôi thực hiện phân nhóm đối tượng nghiên cứu thành hai nhóm cụ thể là: nhóm sinh viên ngành môi trường và nhóm sinh viên ngành khác. Có sự khác biệt chung nhất giữa hai nhóm đó là ngành học mà họ đang theo học, trong 4 trường chúng tôi chọn lấy mẫu đều có cả hai khối ngành học này.

Ngành môi trường nói chung bao gồm các ngành học có liên quan nhiều đến môi trường như : ngành Công nghệ Môi trường, Khoa học Môi trường, Địa lý Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Môi trường, Tài nguyên Môi trường, Tin học cho Môi trường.

Ngoài các ngành học đó ra những ngành học ít có liên quan còn lại chúng tôi gộp trong một nhóm “ngành khác”. Chúng tôi chọn cách chia ngành nhằm mục tiêu so sánh kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi của hai khối ngành, để có một cái nhìn khách quan và chuẩn xác hơn trong việc đánh giá kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên TP.HCM với vấn đề BĐKH.

Biểu đồ 1: Sinh viên tự đánh giá mức độ hiểu về BĐKH phân theo ngành học

Kết quả thống kê cho thấy, 100% sinh viên được phỏng vấn đều khẳng định đã từng nghe nói về BĐKH, điều này thể hiện rằng cụm từ “Biến đổi khí hậu” hiện nay không còn lạ lẫm đối với sinh viên trên địa bàn TP.HCM. Đa số sinh viên (52.5%) cho rằng mình hiểu về BĐKH, tuy nhiên số sinh viên không hiểu rõ về BĐKH cũng chiếm tỉ lệ cao tới 47.5%.

Có sự khác biệt trong việc tự đánh giá mức độ hiểu về BĐKH giữa sinh viên ngành môi trường và sinh viên ngành khác, 61.7% sinh viên môi trường cho rằng mình hiểu rõ về BĐKH. Số sinh viên ngành khác tự đánh giá không hiểu rõ lắm về BĐKH chiếm tỉ lệ cao hơn sinh viên môi trường (56.7% so với 38.3%, tương ứng).

Kết quả thống kê các ý kiến ở bảng 5 thể hiện cách hiểu của sinh viên về BĐKH toàn cầu hiện nay. Đa phần sinh viên cho rằng BĐKH là nhiệt độ tăng, trái đất nóng lên (36.6%), nước biển dâng (31.4%), thủy triều lên cao hơn mức bình thường (10.7%), tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan (9.5%).

Bên cạnh đó cũng tới 14.8% ý kiến của sinh viên hiểu về BĐKH còn chưa rõ ràng và cụ thể (ở các nhóm ý từ 5 đến 8, bảng 5). Có tới 9% ý kiến cho rằng “BĐKH là sự thay đổi về thời tiết mang tính toàn cầu”, có thể thấy rõ sinh viên chưa thực sự phân biệt được khái niệm “khí hậu” và “thời tiết” nên hệ quả là có hơn 10% ý kiến đã có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm (nhóm ý 5 và ý 7, bảng 5).

Vậy nên, để sinh viên hiểu rõ về BĐKH thì điều đầu tiên phải làm là cho sinh viên biết về các khái niệm liên quan, có như vậy mới giúp sinh viên vững kiến thức nền để hiểu vấn đề được tốt hơn.

Bảng 5: Hiểu về BĐKH của sinh viên phân theo ngành học BĐKH là gì Ngành môi Ngành học

trường Ngành khác

Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %

1. Nhiệt độ tăng, trái đất

nóng lên 60

40 22 21.8 82 36.6

2. Nước biển dâng 49 32.7 30 29.7 79 31.4

3.Thủy triều lên cao hơn

mức bình thường 16 10.7 11 10.9 27 10.7

4. Tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan gồm: các đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng, các ngày rét và số ngày rét, giông tố, lốc, bão...

19 12.6 5 5 24 9.5

5. Là do ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới tầng khí quyển

làm xáo trộn thời tiết 1 0.7 6 5.9 7 2.7

6. Là núi lửa hoạt động, gây động đất, xuất hiện nhiều sóng thần làm BĐKH.

5 5 5 1.9

7. Là sự thay đổi về thời tiết,

mang tính toàn cầu 5

3.3 19 18.8 24 9

8. Là sự thay đổi của khí hậu có tính chất quy luật tự nhiên.

3 2.9 3 1.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số ý kiến 150 100 101 100 251 100

Kết quả bảng thống kê còn cho thấy rằng các ý kiến của sinh viên trả lời cho câu hỏi “BĐKH là gì” phần lớn nói ngay tới các biểu hiện (nhiệt độ tăng, nước biển dâng, thủy triêu lên cao hơn...) mà ít đề cập tới nguyên nhân của BĐKH. Điều này một phần được giải thích khá rõ khi xem xét kết quả thống kê bảng 14, có tới 75% sinh viên cho rằng lượng kiến thức về BĐKH mà nhà trường cung cấp trong chương trình học là chưa đủ. Vì vậy, trong các chương trình học về các vấn đề liên quan đến BĐKH, cần cung cấp đầy đủ hơn nữa cho sinh viên đặc biệt là về nguyên nhân và những tác động của BĐKH đối với đời sống con người.

Khi tự đánh giá mức độ hiểu về HƯNK tương tự như đối với BĐKH, kết quả thống kê bảng 6 cho thấy 100% sinh viên được phỏng vấn đều khẳng định đã nghe nói tới HƯNK. Đây là cụm từ khá quen thuộc với sinh viên và được sinh viên khẳng định là nghe nhắc tới sớm hơn BĐKH.

Hộp 1: Sinh viên nghe nói tới vấn đề HƯNK

* “Mình nhớ hiện tượng HƯNK đã được nhắc tới hồi mình còn học cấp 3 rồi, môn học nào thì không nhớ rõ đâu, nhưng chắc chắn là có học rồi, còn về BĐKH thì là chuyện mới thôi, dạo này mới nghe đài báo nhắc tới nhiều”.

Nam sinh viên (22 tuổi) - trường ĐHBK TP.HCM

Tuy nhiên, đa số sinh viên tự cho rằng mình không hiểu rõ lắm về HƯNK, tỉ lệ này chiếm 51.7%. Khi so sánh giữa sinh viên hai ngành, Đa số sinh viên môi trường (68.3%) tự nhận thấy rằng đã hiểu về HƯNK, tỉ lệ này cao hơn 2.5 lần so với sinh viên ngành khác.

Bảng 6: Sinh viên tự đánh giá mức độ hiểu về HƯNK phân theo ngành học Ngành học

Ngành môi trường Ngành khác

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

Có nghe nói tới và hiểu

rõ HƯNK 41 68.3 17 28.3 58 48.3

Có nghe nói tới và

không hiểu rõ về HƯNK 19 31.7 43 71.7 62 51.7

Tổng số 60 100 60 100 120 100

Kết quả thống kê bảng 7 (tổng hợp tất cả các ý kiến thể hiện cách hiểu của sinh viên về hiện tượng HƯNK) cho thấy sinh viên hiểu khá rõ ràng về HƯNK (nhóm ý kiến 1) chiếm tới 37% trong tổng số các ý kiến nêu. Có sự khác biệt sâu sắc giữa sinh viên hai ngành ở ý kiến này trong đó ngành môi trường có tỉ lệ ý kiến cao gấp 5 lần sinh viên ngành khác.

Chiếm tỉ lệ cũng khá cao lên tới 35.5% là các nhóm ý kiến (2, 3, 4, 5 ở bảng 7) thể hiện cách hiểu chưa được rõ ràng của sinh viên, cụ thể các ý kiến như: HƯNK là do các thành phố công nghiệp phát triển, khói của nhà máy, các chất thải gây nên;

Là sự tích tụ CO2 gây nên hậu quả xấu đối với con người; HƯNK là do hiện tượng tăng CO2 trong khí quyển, (18.1%, 17.2%, 6.8%, tương ứng).

Bảng 7: Hiểu về HƯNK của sinh viên phân theo ngành học

HƯNK là gì?

Ngành học

Tổng số Ngành môi

trường Ngành khác

Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %

1. Là hiện tượng khí nhà kính hấp thu bức xạ sóng ngắn từ mặt trời chiếu xuống trái đất, bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bức xạ sóng dài, không xuyên qua được khí nhà kính nên bị giữ lại làm trái đất nóng lên. 36 70.6 7 10.8 43 37.0

2. Là sự tích tụ CO2 gây nên hậu

quả xấu đối với con người 7

13.7

13 20 20 17.2

3. Là sự nóng lên của trái đất 4 6 4 3.4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. HƯNK là do các thành phố công nghiệp phát triển, khói của nhà máy, các chất thải gây nên.

4 7.8 17 26 21 18.1

5. HƯNK là do hiện tượng tăng

CO2 trong khí quyển 3

5.9

5 7.8 8 6.8

6. Là khí CO2 thải ra từ hoạt động công nghiệp làm thủng tầng Ôzôn gây nên HƯNK

1 2 9 13.9 10 8.6

7. Là hiện tượng khí độc làm thủng tầng khí quyển, tia tử ngoại chiếu xuống trái đất, làm tăng các bệnh ung thư da

3 4.7 3 2.5

8. Là hiện tượng các tòa nhà kính thải ra khí CO2 gây ảnh hưởng đến khí hậu 7 10.8 7 6 Tổng số 51 100 65 100 116 100

Có 17.1% số ý kiến của sinh viên về HƯNK theo chúng tôi đánh giá là chưa chính xác (ở các nhóm ý 6, 7, 8 ở bảng 7) như việc sinh viên cho rằng HƯNK là khí CO2 thải ra từ hoạt động công nghiệp làm thủng tầng Ôzôn (8.6%), Là hiện tượng các tòa nhà kính thải ra khí CO2 gây ảnh hưởng đến khí hậu (6%).

Trong khi điều tra thu thập số liệu chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên có phần cân nhắc hơn khi tự đánh giá hiểu biết của mình về HƯNK. Tuy rằng HƯNK được nhắc tới sớm hơn, trong chương trình học trung học cơ sở và phổ thông trung học cũng được chính thức đưa vào bài giảng nhưng khi sinh viên nói tới HƯNK thì vẫn có những sinh viên không biết thực sự nó như thế nào, vì sao lại gọi là HƯNK… Điều này đặt ra câu hỏi là tại sao HƯNK được nhắc tới đã lâu, trong chương trình học của học sinh cũng đã có vậy mà sao vẫn còn sinh viên hiểu không đúng, hiểu chưa rõ ràng về nó đến vậy? Để trả lời câu hỏi này đã có sinh viên giải thích như sau.

Hộp 2: Lý do các thông tin về HƯNK khó nhớ hơn BĐKH

* Khái niệm BĐKH và các cụm từ liên quan như nhiệt độ tăng, băng tan, nước biển dâng… khiến bọn mình khá là dễ nhớ. Trong khi đó HƯNK thì nhiều thứ quá, chu trình khí, các tia bức xa, các khí nhà kính… khiến cho tụi mình mà đặc biệt là các bạn học ngành không liên quan đến môi trường thấy rắc rối và khó hiểu, khó nhớ.

Nam sinh viên (22 tuổi) trường ĐH Nông Lâm

Bảng 8: Tỉ lệ sinh viên biết về các loại khí gây HƯNK phân theo ngành học Ngành học

Ngành môi trường Ngành khác

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

CO2 có 60 100 55 91.7 115 95.8 không 5 8.3 5 4.2 Tổng số 60 100 60 100 120 100 CH4 có 49 81.7 2 3.3 51 42.5 không 11 18.3 58 96.7 69 57.5 Tổng số 60 100 60 100 120 100 N2O cókhông 2832 46.753.3 60 100 2892 23.376.7 Tổng số 60 100 60 100 120 100 HFCS có 9 15.0 7 11.7 16 13.3 không 51 85.0 53 88.3 104 86.7 Tổng số 60 100 60 100 120 100 PFCS có 7 11.7 7 5.8 không 53 88.3 60 100 113 94.2 Tổng số 60 100 60 100 120 100 SF6 có 9 15.0 3 5.0 12 10.0

không 51 85.0 57 95.0 108 90.0 Tổng số 60 100 60 100 120 100 CFCS có 60 100 30 50 90 75 không 30 50 30 25 Tổng số 60 100 60 100 120 100

Khi được hỏi về các loại khí nhà kính, đa số sinh viên đều biết nhiều tới các khí CO2, CFCs (95.8%, 75%, tương ứng).

Đáng chú ý là có một lượng lớn sinh viên không hề biết tới các loại khí này chiếm tỉ lệ rất cao, theo thứ tự phần trăm giảm dần như: PFCs, SF6, HFCS, N2O, CH4, (94.2%, 90.0%, 86.7%, 76.7%, 57.5%, tương ứng).

Có sự khác biệt sâu sắc giữa sinh viên hai ngành, sinh viên môi trường biết nhiều về các loại khí nhà kính hơn hẳn sinh viên ngành khác.

Để giải thích điều này sinh viên cho rằng tên của các loại khí này khá là khó nhớ tương tự như ý kiến sau:

Hộp 3: Lý do nhớ và không nhớ các loại khí nhà kính

* “Như mấy khí CO2, CFC thì khỏi nói vì nghe quá trời nhiều rồi, đặc biệt CO2 thì đã biết tới hồi học cấp 1, cấp 2 và cả cấp 3 rồi, vậy nên hễ nói tới HƯNK hay đại loại là các khí nào gây ô nhiễm môi trường thì khí đầu tiên mình nghĩ ngay tới là CO2... Còn những khí khác nữa thì chắc cũng nghe nói tới rồi nhưng không nhớ nổi đâu, vì một phần là tên cũng khó nhớ, một phần là do chẳng mấy khi nhắc tới nên cũng không để ý nhiều”.

Nữ sinh viên (23 tuổi) - trường ĐH KHXH&NV

Chúng tôi nhận thấy rằng để sinh viên biết về các loại khí này thì không có gì quan trọng hơn là làm sao cho sinh viên nghe nói về các loại khí này thường xuyên, trên nhiều hình thức thông qua các phương tiện truyền thông hay trong nhà trường.

Bảng 9: Tỉ lệ sinh viên nghe nói về các nghị định, hội nghị, công ước quốc tế có liên quan đến BĐKH phân theo ngành học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành học Ngành môi

trường Ngành khác

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

Nghị định Thư Kyoto (1997) có 60 100 28 46.7 88 73.3 không 32 53.3 32 26.7 Tổng số 60 100 60 100 120 100 Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về BĐKH tổ có 30 50.0 18 30.0 48 40.0 không 30 50.0 42 70.0 72 60.0 Tổng số 60 100 60 100 120 100

Hội nghị BĐKH ở Cancun – Mehico

có 15 25.0 8 13.3 23 19.2

không 45 75.0 52 86.7 97 80.8

Tổng số 60 100 60 100 120 100

Công ước khung về BĐKH của LHQ

Có 20 33.3 9 15.0 29 24.2

không 40 66.7 51 85.0 91 75.8

Tổng số 60 100 60 100 120 100

Để đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về những thông tin hoạt động trên Thế giới có liên quan đến BĐKH trong thời gian vừa qua, phân tích kết quả thống kê bảng 9 cho thấy:

Đa số sinh viên (73.3%) từng nghe nói tới Nghị định Thư Kyoto và biết rằng nó có liên quan tới vấn đề môi trường, trong đó tỉ lệ sinh viên môi trường là 100% cao hơn 2 lần sinh viên ngành khác. Điều này có thể được hiểu vì Nghị định Thư Kyoto là nghị định rất quan trọng bàn về vấn đề có liên quan tới việc cắt giảm khí nhà kính, ảnh hưởng tới hàng trăm quốc gia trên Thế giới. Nghị định Thư Kyoto đã được chính thức đưa vào chương trình học, lồng ghép trong các môn học như Địa lý, Sinh học, Lịch sử cấp phổ thông trung học và các chương trình học có liên quan đến môi trường ở hệ cao đẳng, đại học hiện nay vậy nên sinh viên không mấy lạ lẫm khi nhắc tới Nghị định Thư Kyoto này.

Các sự kiện có liên quan đền BĐKH đã diễn ra như: Hội nghị BĐKH ở Cancun – Mehico tháng 11/2010, Công ước khung về BĐKH của LHQ năm 1994, Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về BĐKH tổ chức tại Copenhagen – Đan Mạch tháng 12/2009, chiếm tỉ lệ khá cao sinh viên không biết tới theo thứ tự phần trăm bao gồm (80.8%, 75.8%, 60%, tương ứng). Điều này cho thấy việc truyền thông cho sinh viên về các sự kiện quốc tế liên quan đến BĐKH hiện nay còn rất hạn chế. Bên cạnh đó còn vì sinh viên cũng chưa mấy quan tâm, để ý, tìm hiểu nhiều về các sự kiện quốc tế này.

Hộp 4: sinh viên nghe nói tới các hội nghị

* Mình chưa nghe nói tới các hội nghị lớn đó đâu, mà cũng có thể nghe nói tới rồi nhưng không lưu lại gì cả. vì Nếu tình cờ nhìn thấy thông tin đâu, hay nghe đâu đó thì biết vậy thôi chứ thực sự mình chẳng quan tâm các vấn đề của nhà nước đến nỗi tìm hiểu về nó đâu.

Nữ sinh viên ngành khác (22 tuổi) - trường ĐH Bách Khoa

Đặc biệt đây lại là các Hội nghị, Công ước mang tầm quốc tế về vấn đề ấm lên toàn cầu nên lại càng bị sinh viên bỏ qua vì được xem là những việc đại sự, lớn lao và nó thuộc trách nhiệm của các nhà lãnh đạo 19.2% (xem bảng 37). ngành môi trường có tỉ lệ sinh viên biết tới các Hội nghị và Công ước nhiều hơn sinh viên

ngành khác vì trong chương trình học sinh viên môi trường có điều kiện tiếp cận thông tin về các vấn đề này nhiều hơn thông qua các bài học và trong quá trình tìm, đọc các tài liệu để phục vụ cho học tập và nâng cao kiến thức chuyên ngành.

Biểu đồ 3: Tỉ lệ sinh viên nghe nói đến “Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH” (12/2008) phân theo ngành học.

Biểu đồ 4: Tỉ lệ sinh viên nghe nói đến “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam” (4/2009) phân theo ngành học.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN TP.HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 26 - 82)