Giải thích kết quả đạt được về tình hình M&A ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố thúc đẩy ngân hàng thực hiện mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và việt nam (Trang 62 - 92)

Dựa trên kết quả vừa tìm được ở mô hình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất ngân hàng Việt Nam có cổ đông chiến lược nước ngoài là khả năng tạo ra tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vượt trội cùng với tỉ lệ nợ xấu thấp, tỉ trọng thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập cao. Vậy, sau khi thực hiện M&A, những nhân tố này sẽ thay đổi như thế nào? Hay liệu sau khi có cổ đông chiến lược, hoạt động của những ngân hàng này có thực sự hiệu quả như kì vọng của ban quản lí và của cổ đông hay không?

Để có thể có cái nhìn sơ bộ, trả lời cho câu hỏi trên, người viết thực hiện thống kê mô tả cho các ngân hàng Việt Nam có cổ đông chiến lược nước ngoài từ một năm trước khi thực hiện M&A đến năm 2010.

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Hình 5.2 : Các chỉ số tài chính của Eximbank từ năm 2007-2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng Eximbank qua các năm

Eximbank có cổ đông chiến lược là ngân hàng Sumimoto Mitsui từ năm 2007. Nhìn chung tình hình hoạt động của Eximbank sau khi có cổ đông chiến lược hiệu quả hơn. Tỉ số ROE tăng đáng kể, từ 7% năm 2007 lên đến 13% năm 2010. Thu nhập từ

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 1 2 3 4 ROA ROE Services badloan

lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập. Tỉ lệ phần trăm nợ xấu trên tổng cho vay giữ ở mức khá thấp dưới 2%, dù có tăng đột biến khoảng 4% vào năm 2008. Có thể nói, Eximbank là một trong số những ngân hàng có các chỉ số tài chính được cải thiện tốt nhất sau khi có cổ đông chiến lược với những mức tăng đáng kể trong mở rộng dịch vụ sản phẩm, có hệ thống thẩm định tín dụng tốt ,đem lại lợi nhuận cho cổ đông.

Sacombank

Hình 5.3 :Các chỉ số tài chính của Sacombank từ năm 2005-2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng Sacombank qua các năm

Sacombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng ANZ từ năm 2005. Tỉ lệ nợ xấu (phần ngàn) có sự giảm mạnh vào năm 2007 nhưng tăng trở lại mức các năm 2005- 2006 vào năm 2008. Tuy nhiên, nếu so sánh với các ngân hàng khác cùng thời điểm thì tỉ lệ vẫn ở mức rất thấp. Xét về các chỉ tiêu lợi nhuận, ta thấy chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản vẫn ở mức ổn định qua các năm, nhưng tỉ số ROE có nhiều biến động. Điều này có thể giải thích được do quá trình tăng vốn của ngân hàng trong năm 2008- 2010. Nổi bật nhất là tỉ số thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập tăng mạnh, vào năm 2005, con số này ở mức 13% nhưng năm 2010 đã lên đến 22%. Có thể nói, sau khi có cổ đông chiến lược, Sacombank đã có hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực dịch vụ.

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 1 2 3 4 5 6 ROA ROE Services Badloan

Techcombank

Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC từ năm 2005. Tỉ trọng của thu nhập từ dịch vụ tăng rõ rệt từ 16% năm 2005 đến 23% năm 2010. Tỉ số ROA vẫn ổn định nhưng ROE có nhiều thay đổi. Vào năm 2006, do vốn chủ sở hữu tăng nên ROE giảm, nhưng từ các năm 2007-2008, ROE của Techcombank tăng mạnh từ 14% năm 2006 lên đến 22% năm 2010. Phần trăm nợ xấu của ngân hàng ngoài mức tăng vượt trội vào năm 2008 thì vẫn khá ổn định vào các năm còn lại. Tóm lại, Techcombank trong giai đoạn 2005-2010 có sự cải thiện đáng kể trong lợi nhuận đem lại cho cổ đông và trong tỉ trọng của thu nhập dịch vụ.

Hình 5.4 : Các chỉ số tài chính của Techcombank từ năm 2005-2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng Techcombank qua các năm

Habubank

Ngân hàng Deutsche Bank trở thành cổ đông chiến lược của Habubank vào năm 2007. Trước và sau khi có cổ đông chiến lược nước ngoài, tỉ trọng thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập của Habubank có xu hướng giảm chứ không tăng như những hàng tham gia vào M&A khác. Tỉ số ROE của ngân hàng sụt giảm mạnh vào năm 2006 cho đến 2008 do ngân hàng thực hiện tăng vốn chủ sở hữu từ 391 tỉ VND năm 2005 lên 1.756 tỉ VND năm 2006 và lên đến 3.000 tỉ vào năm 2008. Tỉ số ROA của ngân hàng không có nhiều biến động trong giai đoạn quan sát. Đáng chú ý là không giống như những ngân hàng khác có tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh vào 2008 và đều sụt giảm vào 2009, 2010,

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 1 2 3 4 5 6 ROA ROE Services Badloan

Habubank có tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 1,25% năm 2008 lên đến 5% vào 2009 và không có dấu hiệu giảm bớt vào năm 2010. Tóm lại, dù có cổ đông chiến lược từ khá sớm, vào năm 2005, nhưng Habubank vẫn không làm gia tăng nhanh chóng thu nhập từ dịch vụ, và tỉ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng cho thấy cần phải xem xét lại khả năng thẩm định tín dụng.

Hình 5.5: Các tỉ số tài chính của Habubank từ năm 2004-2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng Habubank qua các năm

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Phƣơng Đông (OCB)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông có cổ đông chiến lược là ngân hàng BNP Paris từ năm 2007. Vào năm 2007, ROE của ngân hàng ở mức khá cao (16%). Tuy nhiên, sau khi có cổ đông chiến lược, vốn chủ sở hữu tăng và lợi nhuận giảm khiến cho tỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 14%, 9% và 10% lần lượt vào các năm 2008, 2009 và 2010. Cùng xu hướng đó, chỉ số ROA của OCB có xu hướng giảm trong giai đoạn 2008-2010. Trong khi lợi nhuận bình quân ngành ngân hàng sụt giảm vào năm 2008 và phục hồi tăng trở lại vào các năm 2009, 2010 thì ROA của ngân hàng OCB vẫn không có dấu hiệu phục hồi vào 2010, chứng tỏ ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Tuy vậy, điểm đặc biệt của ngân hàng Phương Đông là tỉ trọng thu nhập dịch vụ có cải thiện qua các năm và tỉ lệ nợ xấu có xu hướng giảm đều trong vòng bốn năm 2007-2010 (không giống như các ngân hàng khác có tỉ lệ nợ xấu

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 1 2 3 4 5 6 7 ROA ROE Services badloan

tăng mạnh vào năm 2008). Nhìn chung, sau khi có cổ đông chiến lược, ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông không cải thiện được nhiều về chỉ tiêu lợi nhuận nhưng có phát triển về mặt dịch vụ và quản trị thể hiện qua tỉ số nợ xấu giảm dần qua từng năm.

Hình 5.6: Các chỉ số tài chính của OCB từ 2007-2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng OCB qua các năm

Phƣơng Nam bank

Hình 5.7: Các chỉ số tài chính của ngân hàng Phương Nam từ 2006-2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng Phương Nam qua các năm

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 1 2 3 4 ROA ROE Services Badloan 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 1 2 3 4 5 ROA ROE Services Badloan

United Overseas Bank (UOB) là cổ đông chiến lược của ngân hàng Phương Nam từ năm 2007. Vào năm 2006, tỉ số ROE của ngân hàng ở mức 9%, tỉ số này giảm mạnh vào năm 2008 do lợi nhuận giảm và vốn chủ sở hữu tăng nhưng đã tăng nhanh vào các năm 2009-2010 (vào khoảng 12% vào năm 2010). Ngân hàng Phương Nam nổi bật với thu nhập từ dịch vụ tăng ấn tượng từ khoảng 9 tỉ VND năm 2007 lên 47 tỉ VND năm 2009 và 31 tỉ vào năm 2010. Tỉ lệ nợ xấu luôn được ngân hàng kiểm soát ở mức thấp và ổn định qua các năm. Thật vậy, sau khi có cổ đông chiến lược, ngân hàng Phương Nam đã có bước phát triển về dịch vụ ngân hàng thông qua tỉ trọng của thu nhập dịch vụ tăng mạnh qua các năm và có cải thiện về khả năng sinh lời thể hiện qua tỉ số ROE cao hơn so với bình quân ngành ngân hàng.

An Binh Bank

Hình 5.8: Các chỉ số tài chính của ngân hàng An Bình từ 2007-2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng qua các năm

Ngân hàng Maybank trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng An Bình vào năm 2008. Đến năm 2009, ngân hàng An Bình có thêm cổ đông chiến lược thứ hai là Deutsche Bank. Nhìn vào đồ thị, tỉ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp và có xu hướng giảm chứng tỏ ngân hàng An Bình có hệ thống thẩm định tín dụng tốt và luôn kiểm soát để giảm thiểu tỉ số này. Vào năm 2007, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng ở mức 7% (gần bằng với trung bình ngành), chỉ số này giảm mạnh vào năm 2008 do lợi nhuận giảm và vốn chủ sở hữu tăng. Tuy nhiên, ROE đã tăng mạnh trở lại lên

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 1 2 3 4 ROA ROE Services Badloan

9% vào năm 2009 và vào khoảng 10% năm 2010 cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả, có khả năng sinh lời tốt. Hơn thế nữa, trước khi có cổ đông chiến lược, tỉ trọng thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập khá thấp (vào khoảng 2%), nhưng đến năm 2010, tỉ số này là 10%. Dù xét về tỉ lệ phần trăm vẫn thấp hơn những ngân hàng khác nhưng khi xét theo xu hướng cho thấy ngân hàng An Bình có những bước tiến vượt bậc trong thẩm định tín dụng và thu nhập từ dịch vụ. Có thể nói, sau khi có cổ đông chiến lược, ngân hàng An Bình đã cải thiện cả về khả năng sinh lời, hệ thống thẩm định tín dụng và các hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ ngân hàng.

Ngân hàng Đông Á

Hình 5.9: Các chỉ số tài chính của ngân hàng Đông Á từ 2006-2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng Đông Á qua các năm

Citi Bank trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng Đông Á vào năm 2007. Tỉ trọng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng Đông Á xét về tỉ lệ phần trăm luôn ở mức cao so với các ngân hàng khác dù có nhiều biến động (tỉ lệ này thấp nhất vào năm 2008 ở mức 15% nhưng vẫn cao hơn so với trung bình ngành). Lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng Đông Á ổn định qua các năm từ 2006-2010. Tỉ lệ nợ xấu tăng vào năm 2008 lên mức 2,43% so với 0,44% vào năm 2007. Tuy nhiên chỉ số này đã giảm dần vào các năm 2009 (1,33%) và 2010 (1,6%) . Mặc dù vốn chủ sở hữu tăng nhưng chỉ số ROE của ngân hàng vẫn tăng từ 10% vào năm 2007 lên đến 15% vào năm 2008, và vào khoảng 14% năm 2009. Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của ngân

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 1 2 3 4 5 ROA ROE Services Badloan

hàng cao (chỉ số ROA của ngân hàng vào khoảng 1,18% đến 1,55%). Có thể thấy, sau khi có cổ đông chiến lược vào 2007, ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, đặc biệt thể hiện trong lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu và thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

SeA bank

SeA Bank có cổ đông chiến lược là công ty cho thuê tài chính Societe Generale Viet Finance vào năm 2008. Vào năm 2008, SeA Bank có mức tăng mạnh trong tỉ trọng thu nhập dịch vụ từ 1% năm 2007 lên gần 16% năm 2008, chứng tỏ sự cải thiện về khả năng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Xét về các chỉ tiêu lợi nhuận. tỉ số ROE tuy có giảm nhẹ vào năm 2008 nhưng tăng trở lại vào năm 2009, 2010 từ 8% lên đến 11% (cao hơn trung bình ngành ở mức 8%). Tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn được kiểm soát ở mức thấp và ổn định (luôn ở mức dưới 1%). Điều này cho thấy ngân hàng có khả năng thẩm định tín dụng khá tốt trước cả khi có cổ đông chiến lược. Nhìn chung, sau khi có cổ đông chiến lược, SeA Bank đã cải thiện được thu nhập từ dịch vụ và khả năng tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu (thể hiện qua ROE) của mình.

Hình 5.10: Các chỉ số tài chính của SeA Bank từ 2007-2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng SeA Bank qua các năm

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 1 2 3 4 ROA ROE Services Badloan

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng (VP Bank)

Hình 5.11: Các chỉ số tài chính của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng từ 2005- 2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng VP bank qua các năm

OCBC (Oversea-Chinese Banking Corporation) là cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng vào năm 2006. Vào năm 2005, trước khi có cổ đông chiến lược, tỉ số ROA và ROE của ngân hàng khá cao (lần lượt là 0,91% và 17%). Trong các năm sau khi có cổ đông chiến lược, tỉ số ROA của ngân hàng vẫn khá ổn định qua các năm. Tuy nhiên, do quá trình tăng vốn của ngân hàng nên ROE giảm mạnh từ 17% năm 2005 xuống còn khoảng 6% năm 2008. Sau đó, tỉ số có xu hướng tăng lên đến gần 10% năm 2010 (cao hơn mức trung bình ngành). Nổi bật là tỉ trọng của thu nhập dịch vụ tăng đáng kể từ 4% năm 2005 đến 16% năm 2010 chứng tỏ ngân hàng đã cải thiện được hiệu quả dịch vụ ngân hàng. Tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn ở mức thấp, luôn dưới 1% trong các năm 2005, 2006, 2007. Tuy tỉ lệ này tăng mạnh lên đến 3,41% vào năm 2008 nhưng đã giảm thấp vào năm 2009 (1,63%), và năm 2010 (1,2%). Tóm lại, sau khi có cổ đông chiến lược, ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là trong thu nhập từ dịch vụ của mình.

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 1 2 3 4 5 6 ROA ROE Services Badloan

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB)

Hình 5.12: Các chỉ số tài chính của ngân hàng ACB từ năm 2004-2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng ACB qua các năm

Ngân hàng ACB có cổ đông chiến lược là ngân hàng Standard Chartered vào năm 2005. Xem xét các chỉ số trên báo cáo tài chính ta thấy, tỉ số ROE trong năm 2004, 2005 khá cao, ở mức 25%-30% nhưng từ năm 2007-2010 thì sụt giảm mạnh mẽ, nguyên nhân là do ACB tăng nhanh vốn chủ sở hữu vào các năm này nhưng lợi nhuận vẫn ổn định ở mức 2.200 tỉ/năm. Tỉ trọng của thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập ở mức cao vào các năm trước khi có cổ đông chiến lược nhưng sau đó giảm mạnh. Tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng có dấu hiệu sụt giảm sau khi thực hiện M&A nhưng tăng mạnh vào năm 2008. Nhìn chung, không giống như các ngân hàng khác, hiệu quả hoạt động của ACB trước và sau khi có cổ đông chiến lược có sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi.

Kết luận:

Đa số các ngân hàng tham gia có cổ đông chiến lược có ROE cao trước khi tham gia, sau đó sụt giảm do quá trình tăng vốn chủ sở hữu. Nhưng trong vòng 1-2 năm sau đó, ROE tăng nhanh, đem lại lợi ích cho chủ sở hữu cả trong nước và nước ngoài.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1 2 3 4 5 6 7 ROA ROE Service Badloan

Tỉ trọng thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập từ lãi và thu nhập dịch vụ cũng có mức tăng nhanh sau khi có sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài.

Tỉ số ROA thì không có nhiều ý nghĩa trong việc quan sát hiệu quả của ngân hàng sau khi có sự tham gia của cổ đông chiến lược do tài sản ngân hàng thường tăng nhanh hơn so với lợi nhuận.

Tỉ lệ nợ xấu không ổn định, bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình kinh tế hơn là hiệu quả quản trị (kĩ năng thẩm định tín dụng của ngân hàng), bởi tình hình nợ xấu của hầu hết các ngân hàng đều gia tăng trong năm 2008 và sau đó giảm dần trong các năm 2009, 2010.

Nhìn chung thì từ việc xem xét các chỉ số tài chính của các ngân hàng sau khi tham gia M&A, ngoại trừ số ít các ngân hàng có tỉ trọng thu nhập dịch vụ giảm thì các ngân hàng còn lại đều có tỉ trọng thu nhập dịch vụ tăng. Điều này có thể giải thích một phần là do có sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài có hiệu quả, họ đã giúp

Một phần của tài liệu Các nhân tố thúc đẩy ngân hàng thực hiện mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và việt nam (Trang 62 - 92)