Trong những mô hình hồi quy không trình bày ở đây, tác giả đã thử những cách phân loại khác nhau để kiểm định những động cơ khác đối với sáp nhập và mua lại. Cụ thể hơn, tác giả đã kiểm tra ảnh hưởng của tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ có phải đại diện cho sự đa dạng hóa vốn cho vay theo quy mô của người đi vay hay không: hệ số không có ý nghĩa trong mọi trường hợp, đề xuất rằng sự đa dạng hóa này không có khả năng là động cơ cho sáp nhập hay mua lại. Tác giả cũng kiểm tra tầm quan trọng của vốn huy động (tính bằng phần trăm trong tổng tài sản tài chính): hệ số cũng không có ý nghĩa trong tất cả trường hợp. Rõ ràng là trái ngược với cái nhìn tổng quát, vốn huy động không phải là động cơ chính của M&A.
Tác giả cũng kiểm tra việc đo lường hiệu quả giữa chi phí và lợi nhuận (được tính theo bài nghiên cứu của Berger và Mester, 1997); cụ thể hơn, tác giả ước lượng một chỉ số chi phí và lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng trong mẫu của tác giả. Sau đó tác giả thêm xếp hạng của mỗi ngân hàng vào những biến độc lập trong phân tích xác suất (nói cách khác, chia các ngân hàng theo phân phối hiệu quả chi phí – lợi
nhuận thành 20 nhóm, mỗi nhóm bao gồm 5% các ngân hàng trong mẫu).12 Tuy
nhiên, hệ số của những biến này chỉ có ý nghĩa thấp, và không ảnh hưởng đến những hệ số tương quan khác, vì vậy tác giả quyết định giữ cách phân loại đơn giản hơn, đó là loại bỏ những thước đo hiệu quả rõ ràng, vì tác giả đã có một vài thước đo hiệu quả bao quát (như chi phí hoạt động trên thu nhập thuần) trong khi cố định
thành phần tài sản.13
12 Xếp hạng không nhạy cảm với cách phân loại và những vấn đề ước lượng bằng
con số tuyệt đối đo lường mức hiệu quả.
13
CHƢƠNG 5 KẾT QUẢ MÔ HÌNH DỮ LIỆU TẠI VIỆT NAM
5.1. Tập dữ liệu tại Việt Nam
Trong giai đoạn kinh tế từ 2000 đến nay, ngành ngân hàng Việt Nam tuy có những cải thiện mạnh mẽ nhưng cũng như ngành ngân hàng ở các quốc gia khác, vẫn là ngành chiến lược và có nhiều kiểm soát của chính phủ. Vì vậy, hoạt động M&A xuyên quốc gia ở những quốc gia khác trên thế giới đã phát triển rất nhanh nhưng ở Việt Nam, lĩnh vực này vẫn còn đang ở giai đoạn bắt đầu. Điển hình là các giao dịch được liệt kê trong bảng 5.1.
Nhìn chung, thì hoạt động M&A ngân hàng diễn ra mạnh vào 2007, nhưng sau đó, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nên hoạt động này đã tạm dừng vào năm 2009 theo xu hướng chung của thế giới. Ngoài ra, tất cả các vụ M&A ngân hàng ở Việt Nam tính đến giai đoạn hiện nay đều được xem là mua lại cổ đông thiểu số (minority deals) do tỉ lệ phần trăm đầu tư đều nhỏ hơn 50%. Sở dĩ như vậy là pháp luật Việt Nam quy định các nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư vượt quá 20% vốn điều lệ của ngân hàng.
Để thực hiện mô hình nhằm tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến xác suất tham gia vào M&A xuyên quốc gia của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010, người viết đã thu thập các dữ liệu từ các báo cáo tài chính của những ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn này. Cụ thể là tìm hiểu về các chỉ số lợi nhuận, tổng tài sản, tỉ số nợ xấu, tổng tài sản…để tính toán các biến cần thiết nhằm thực hiện mô hình. Các báo cáo tài chính được lấy từ các website của chính các ngân hàng này.
Ngân hàng tiếp nhận cổ đông chiến lược nước ngoài
Cổ đông chiến lược nước ngoài
Năm thực hiện giao dịch
Tỷ lệ sở hữu
Sacombank ANZ 2005 10%
ACB Standard Chartered 2005 15%
Techcombank HSBC 2005 20%
VP Bank OCBC 2006 14,9%
Đông Á Bank Citi Bank 2007 10%
Habu Bank Deutsche Bank 2007 10%
Southern Bank UOB 2007 15%
Eximbank SMBC 2007 15%
ABBank MayBank 2008 15%
VIBank Commonwealth 2010 15%
Viettin Bank IFC 2011 10%
Vietcombank Mizuho 2011 15%
Oricombank BNP Paris 2006 15%
SeABank Societe Generale 2008 15%
Tiền Phong Bank SBI Holding 2009 20%
Bảng 5.1: Những ngân hàng có cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài từ 2005 - 2010
5.2. Kết quả và kiểm định mô hình
Mô hình nghiên cứu:
Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình của tác giả Dario Focarelli trong bài
nghiên cứu “Why do banks merge?” với dữ liệu của các ngân hàng thương mại Việt
Nam nhằm xác định những đặc tính của những ngân hàng tham gia vào hoạt động M&A.
Prob (Ev = i, i=0,1) = F(a1.ROA + a2.SIZE + a3.BADLOAN + a4.LABORCOST + a5.INTPAID + a6.LOANFIN + a7.LABORCOST + a8.INTERBANK + a2.ROE)
Trong đó, i = 0: đại diện cho những ngân hàng thương mại Việt Nam không có cổ đông chiến lược nước ngoài trong giai đoạn 2004 – 2010.
i = 1: đại diện cho những ngân hàng thương mại Việt Nam có cổ đông chiến lược nước ngoài trong giai đoạn 2004 – 2010.
Giải thích biến cho mô hình:
Biến ROA: Lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng (%)
Biến ROE: Lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (%)
Biến BADLOAN: Tỉ lệ nợ xấu trên tổng vốn cho vay (%)
Biến SIZE: Tổng tài sản của ngân hàng (triệu VND)
Biến SERVICE: Tỉ trọng thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập của ngân hàng (%)
Biến LABORCOST: Tỉ trọng chi phí nhân viên trên tổng lợi nhuận (%)
Biến INTPAID: Tỉ lệ chi phí lãi trên tổng lợi nhuận (%)
Biến INTERBANK: được xác định bằng vị thế cho vay (dấu dương) hay vay (dấu âm) thuần trên thị trường liên ngân hàng chia cho tổng tài sản (%)
Biến LOANFIN: Tổng cho vay trên tổng tài sản tài chính(%). Trong đó, tài sản tài chính được xác định bằng tiền mặt cộng chứng khoán cộng tổng vốn cho vay.
Bảng kết quả:
Variables in the Equation
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
Step 1a ROA 2.253 1.115 4.081 1 .043 9.520 INTPAID .002 .002 .697 1 .404 1.002 LOANFIN .081 .042 3.663 1 .056 1.084 LABORCOST -.014 .020 .482 1 .488 .986 INTERBANK .028 .031 .808 1 .369 1.029 SERVICE .243 .107 5.190 1 .023 1.275 SizemilVND .000 .000 6.035 1 .014 1.000 Badloan -2.242 .941 5.671 1 .017 .106 ROE .190 .107 3.173 1 .075 1.210 Constant -15.889 5.628 7.970 1 .005 .000
a. Variable(s) entered on step 1: ROA, INPAID, LOANFIN, LABORCOST, INTERBANK, SERVICE, SizemilVND, badloan, ROE.
Bảng 5.2: Bảng kết quả từ mô hình với tập mẫu Việt Nam
Từ bảng kết quả trên, ta thấy, ngoại trừ biến INTPAID, LABORCOST, INTERBANK không có ý nghĩa (do P-value >10%), thì các biến còn lại trong mô hình này bao gồm Tổng tài sản,ROA, ROE, Service, Loanfin và Badloan đều có ý nghĩa thống kê (p-value <10%).
Biến INTPAID không có ý nghĩa thống kê. Thực tế cũng cho thấy rằng trong giai đoạn này, ngành ngân hàng Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, các ngân hàng bắt đầu cạnh tranh với nhau gay gắt về nguồn vốn huy động, cùng với những quy định về trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên chi phí huy động vốn giữa những ngân hàng Việt Nam không có nhiều khác biệt.
Các biến không có ý nghĩa thống kê khác là LABORCOST và INTERBANK hàm ý rằng giữa các ngân hàng Việt Nam có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài và các ngân hàng Việt Nam không có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tỷ trọng chi phí lao động trong tổng thu nhập thuần và số dư ròng liên ngân hàng không có nhiều sự khác biệt. Sở dĩ như vậy là do ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung vẫn còn đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng, chủ yếu là phát triển về chiều rộng hơn là phát triển chiều sâu, các ngân hàng đều nằm trong giai đoạn tăng trưởng mạnh về số lượng, mở rộng các chi nhánh, do đó, chi phí lao động luôn chiếm một tỷ trọng cao trong thu nhập thuần được tạo ra. Ngoài ra, trong những năm qua, khu vực tư nhân tại Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng đáng kể do nhiều sự kiện kinh tế trong nước và thế giới tạo cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp, nhiều công ty mới được thành lập đẩy mạnh nhu cầu về tín dụng trong khu vực này. Chính vì hệ quả đó, tăng trưởng tín dụng cho khu vực tư của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất cao và trong tương lai vẫn còn hứa hẹn sẽ tăng cao hơn nữa, do đó các ngân hàng Việt Nam thường rất ít sử dụng đến cho vay liên ngân hàng như một kênh cho vay hiệu quả.
Trong các biến có ý nghĩa thống kê trên thì biến Tổng tài sản (SIZE) có hệ số khá thấp (0.000), nên ta có thể kết luận rằng tổng tài sản không tác động nhiều tới xác suất liệu ngân hàng có cổ đông chiến lược nước ngoài hay không. Nói cách khác, khi lựa chọn đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam, các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không quan tâm nhiều đến quy mô của ngân hàng đó.
Ngược lại, các biến tổng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tổng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và biến Service có hệ số khá tốt (lần lượt là 0,163 và 0,374) cho thấy ROE và Service có mối tương quan dương đối với xác suất ngân hàng có tham gia M&A hay không. Nếu ngân hàng có lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao, lợi nhuận trên tổng tài sản cao, tỉ trọng thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập càng cao thì xác suất ngân hàng có cổ đông chiến lược nước ngoài càng cao.
Ngoài ra, biến Badloan trong mô hình có mối tương quan nghịch biến chứng tỏ, khi lựa chọn đầu tư vào các ngân hàng thương mại Việt Nam, các đối tác nước ngoài chú trọng vào tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng đó. Nếu như ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu thấp, hệ thống thẩm định tín dụng tốt thì khả năng hợp tác với cổ đông chiến lược nước ngoài sẽ cao hơn.
Nói tóm lại, những nhân tố khiến các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cân nhắc những ngân hàng Việt Nam làm ngân hàng để đầu tư là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên tổng tài sản, khả năng hoạt động hiệu quả, có thể phát triển về mặt dịch vụ ngân hàng và khả năng thẩm định tín dụng tốt hơn là quy mô ngân hàng cũng như vị thế của ngân hàng đó. Đây cũng là điểm đặc biệt so với các kết luận trong bài nghiên cứu “Why do banks merge?” của tác giả Dario Forcarelli. Theo như tác giả thì những ngân hàng có lợi nhuận trên tổng tài sản thấp, quy mô nhỏ, tỉ lệ nợ xấu cao, tỉ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập thấp sẽ có xác suất tham gia vào hoạt động M&A. Như vậy, có thể nói, nếu như trên thế giới, những ngân hàng tham gia vào M&A thường là những ngân hàng hoạt động không hiệu quả so với các ngân hàng khác trên cùng thị trường thì ở Việt Nam, các ngân hàng tham gia vào M&A thường là những ngân hàng hoạt động khá hiệu quả so với các đối thủ. Sở dĩ các ngân hàng này tham gia vào M&A là do mong muốn cải thiện khả năng quản lí, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và giúp cho quá trình tăng vốn của ngân hàng được thuận lợi hơn.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình:
Thực hiện các kiểm định nhằm xem xét mức độ phù hợp của mô hình đối với tập dữ liệu, ta có được bảng kết quả sau đây:
Model Summary
Step -2 Log likelihood
Cox & Snell R Square
Nagelkerke R Square
1 33.000a .408 .702
a. Estimation terminated at iteration number 11 because parameter estimates changed by less than .001.
Dựa vào bảng trên ta thấy, hệ số Nagelkerke R Square ở mức khá cao, vào khoảng 0,702 (hệ số này có mức tối đa là 1), chứng tỏ mô hình vừa chạy phù hợp khoảng 70% dữ liệu ở Việt Nam.
Hơn nữa, dựa vào bảng phân loại bên dưới, ta thấy trong số 82 trường hợp không có cổ đông chiến lược nước ngoài thì mô hình dự đoán chính xác được 76 trường hợp, sai 4 trường hợp. Trong số 15 ngân hàng có cổ đông chiến lược nước ngoài thì mô hình dự đoán chính xác được 10 trường hợp, sai 5 trường hợp. Tỉ lệ dự đoán chính xác của mô hình là 90.5%.
Như vậy, dựa vào hệ số Nagelkerke R Square và dựa vào Bảng phân loại vừa trình bày ở trên, ta có thể nói rằng mô hình khá phù hợp với tập dữ liệu ở Việt Nam. Vì vậy, những kết quả thu thập được từ mô hình là có thể tin cậy.
Classification Tablea Observed Predicted Pr Percentage Correct 0 1 Step 1 Pr 0 76 4 95.0 1 5 10 66.7 Overall Percentage 90.5
a. The cut value is .500
Bảng 5.4: Bảng phân loại
Step number: 1
Observed Groups and Predicted Probabilities
80 ┼ ┼ │ │ │ │ F │ │ R 60 ┼ ┼ E │ │ Q │0 │ U │0 │ E 40 ┼0 ┼ N │0 │ C │0 │ Y │0 │ 20 ┼0 ┼ │0 │ │00 │ │00 1 │ Predicted ─────────┼─────────┼─────────┼─────────┼─────────┼─────────┼─────────┼─────────┼─────────┼────────── Prob: 0 .1 .2 .3 .4 .5 .6 .7 .8 .9 1 Group: 0000000000000000000000000000000000000000000000000011111111111111111111111111111111111111111111111111 Predicted Probability is of Membership for 1
The Cut Value is .50 Symbols: 0 - 0 1 - 1
Each Symbol Represents 5 Cases.
5.3. Giải thích kết quả và dự báo cho các ngân hàng ở Việt Nam
5.3.1. Giải thích kết quả đạt được về tình hình M&A ngân hàng tại Việt Nam
Dựa trên kết quả vừa tìm được ở mô hình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất ngân hàng Việt Nam có cổ đông chiến lược nước ngoài là khả năng tạo ra tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vượt trội cùng với tỉ lệ nợ xấu thấp, tỉ trọng thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập cao. Vậy, sau khi thực hiện M&A, những nhân tố này sẽ thay đổi như thế nào? Hay liệu sau khi có cổ đông chiến lược, hoạt động của những ngân hàng này có thực sự hiệu quả như kì vọng của ban quản lí và của cổ đông hay không?
Để có thể có cái nhìn sơ bộ, trả lời cho câu hỏi trên, người viết thực hiện thống kê mô tả cho các ngân hàng Việt Nam có cổ đông chiến lược nước ngoài từ một năm trước khi thực hiện M&A đến năm 2010.
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
Hình 5.2 : Các chỉ số tài chính của Eximbank từ năm 2007-2010
Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng Eximbank qua các năm
Eximbank có cổ đông chiến lược là ngân hàng Sumimoto Mitsui từ năm 2007. Nhìn chung tình hình hoạt động của Eximbank sau khi có cổ đông chiến lược hiệu quả hơn. Tỉ số ROE tăng đáng kể, từ 7% năm 2007 lên đến 13% năm 2010. Thu nhập từ
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 1 2 3 4 ROA ROE Services badloan
lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập. Tỉ lệ phần trăm nợ xấu trên tổng cho vay giữ ở mức khá thấp dưới 2%, dù có tăng đột biến khoảng 4% vào năm 2008. Có thể nói, Eximbank là một trong số những ngân hàng có các chỉ số tài chính được cải thiện tốt nhất sau khi có cổ đông chiến lược với những mức tăng đáng kể trong mở rộng dịch vụ sản phẩm, có hệ thống thẩm định tín dụng tốt ,đem lại lợi nhuận cho cổ đông.
Sacombank
Hình 5.3 :Các chỉ số tài chính của Sacombank từ năm 2005-2010
Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng Sacombank qua các năm
Sacombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng ANZ từ năm 2005. Tỉ lệ nợ xấu (phần ngàn) có sự giảm mạnh vào năm 2007 nhưng tăng trở lại mức các năm 2005- 2006 vào năm 2008. Tuy nhiên, nếu so sánh với các ngân hàng khác cùng thời điểm thì tỉ lệ vẫn ở mức rất thấp. Xét về các chỉ tiêu lợi nhuận, ta thấy chỉ số lợi nhuận trên