Các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu Các nhân tố thúc đẩy ngân hàng thực hiện mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và việt nam (Trang 44 - 46)

Các biến trong mô hình hồi quy ghi nhận những động cơ có thể xảy ra trong một giao dịch: ngân hàng mua có thể muốn mua và tái cấu trúc một ngân hàng trong điều kiện nghèo nàn (nói cách khác, sinh lợi kém hơn, với chi phí và tỉ lệ nợ xấu cao) hay xâm nhập vào những thị trường mới nhằm tăng thu nhập từ phí. Cuối cùng, ngân hàng đó có thể muốn đa dạng hóa nguồn vốn huy động và danh mục cho vay của họ.

Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) là thước đo khả năng sinh lời. Nếu M&A được thúc đẩy bởi mong muốn khai thác tính bất hiệu quả bằng cách chuyển giao kĩ năng quản lý ưu việt từ ngân hàng mua sang ngân hàng bán, tác giả kì vọng khả năng sinh lời tương quan dương với khả năng trở thành ngân hàng chủ động (ngân hàng thầu hay ngân hàng mua) hay tương quan âm với khả năng trở thành bị động (ngân hàng bị mua lại hay ngân hàng mục tiêu). Những ngân hàng càng hiệu quả hơn càng có khả năng trở thành chủ động, trong khi đó những ngân hàng kém hiệu quả hơn có nhiều khả năng trở thành bị động: do đó tác giả kì vọng hệ số của LABORCOST (tỷ lệ của chi phí lao động trong thu nhập thuần, là chỉ số tiêu chuẩn để đo lường tính hiệu quả) sẽ âm đối với ngân hàng chủ động và dương đối với

ngân hàng bị động. Tính rủi ro của danh mục cho vay có thể nhìn thấy được trong tỷ lệ nợ xấu trong tổng vốn cho vay (BADLOAN). Tỷ lệ này cao có thể phản ánh chiến lược rủi ro cao – lợi nhuận cao có cân nhắc hay đơn giản chỉ là sự quản lý sai lầm. Do đó tác giả kì vọng những ngân hàng bị động có tỷ lệ nợ xấu cao hơn, trong khi đó tác giả không kì vọng bất kì giá trị nào đối với ngân hàng chủ động, bởi vì nếu như được quản lý tốt thì danh mục rủi ro cao cũng có thể đem lại lợi nhuận cao.

Ngân hàng chủ động có thể muốn tăng thu nhập phí của họ bằng cách cung cấp thêm nhiều loại dịch vụ hay đạt được nhiều khách hàng hơn. Biến SERVICES (tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập thuần) tương ứng với tầm quan trọng của các sản phẩm dựa trên phí do ngân hàng cung cấp. Tại Italy, các dịch vụ tài chính rất sinh lãi và mở rộng mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu. Do đó, tác giả kì vọng những ngân hàng chuyên về lĩnh vực này (hệ số cao) sẽ thâu tóm những ngân hàng không cung cấp nhiều dịch vụ nhằm giới thiệu sản phẩm của họ đến những khách hàng của nhóm ngân hàng sau.

Tác giả cũng sử dụng số dư ròng liên ngân hàng INTERBANK, được xác định bằng vị thế cho vay (dấu dương) hay vay (dấu âm) thuần trên thị trường liên ngân hàng chia cho tổng tài sản. Những ngân hàng với số dư âm hay số dư dương nhỏ có khả năng sẽ nhạy cảm với rủi ro từ những cú shock thanh khoản, có thể buộc họ phải tìm kiếm những nguồn vốn tương đối đắt đỏ như thị trường liên ngân hàng. Vì vậy tác giả kì vọng họ có khả năng sẽ mua những ngân hàng với số dư dương nhằm đa dạng hóa rủi ro này (hệ số âm của biến INTERBANK đối với những ngân hàng chủ động). Ngoài ra, ngân hàng chủ động có thể cắt giảm chi phí huy động vốn (lãi trên vốn huy động và chứng chỉ tiền gửi) bằng cách thâu tóm một ngân hàng bị động với chi phí huy động vốn thấp (INTPAID). Cuối cùng, nếu sáp nhập hay mua lại bị thúc đẩy bởi việc chuyển giao kĩ năng quản lý rủi ro tín dụng,thì cả ngân hàng chủ động và bị động có thể có giá trị LOANFIN cao (tổng vốn cho vay chia cho tổng tài sản tài chính): ngân hàng chủ động vì nó có lợi thế tương đối trong quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng bị động vì những khoản cho vay của nó là lý do nó bị nhắm đến. Hơn thế nữa, tác giả kì vọng những ngân hàng có chỉ số LOANFIN cao

có khả năng trở thành bên bị động, đại diện cho một số lượng lớn ngân hàng đi vay, những ngân hàng là khách hàng tiềm năng cho các dịch vụ tài chính khác.

Biến cuối cùng là SIZE (tổng tài sản), vì những ngân hàng lớn có khả năng trở thành chủ động, và những ngân hàng nhỏ trở thành bị động, vì quá trình tái cấu trúc của những ngân hàng này có thể quản lý được.

Một phần của tài liệu Các nhân tố thúc đẩy ngân hàng thực hiện mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và việt nam (Trang 44 - 46)