8. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến
thức mới
Kiến thức vật lí trong trường phổ thông là những kiến thức đã được loài người khẳng định; tuy vậy, chúng luôn là mới mẻ đối với HS. Việc nghiên cứu
kiến thức mới sẽ thường xuyên tạo ra những tình huống đòi hỏi HS phải đưa ra các kiến thức mới,giải pháp mới đối với chính bản thân họ.
Tổ chức quá trình nhận thức vật lí theo chu trình sáng tạo sẽ giúp cho HS trên con đường hoạt động nhận thức biết được: chỗ nào có thể suy nghĩ dựa trên hiểu biết đã có, chỗ nào phải đưa ra kiến thức mới,giải pháp mới. Việc tập trung sức lực vào chỗ mới đó sẽ giúp cho hoạt động sáng tạo có hiệu quả,rèn luyện cho tư duy trực giác biện chứng nhạy bén, phong phú. Trong nhiều trường hợp, GV có thể giới thiệu cho HS kinh nghiệm sáng tạo của các nhà bác học. Bất kì ở đâu và bất kì lúc nào,sự sáng tạo chỉ có thể xảy ra trong khi giải quyết vấn đề, nghĩa là trong khi giải quyết những trở ngại, vướng mắc trên con đường nhận thức.
Theo quan điểm hoạt động, quá trình vật lí được xây dựng đi từ dễ đến khó, phù hợp với trình độ HS, tận dụng những kinh nghiệm sống hàng ngày của họ, tạo điều kiện cho họ có cơ hội đề xuất ra những ý kiến mới mẽ có ý nghĩa, làm cho họ cảm nhận được hoạt động sáng tạo là hoạt động thường xuyên có thể thực hiện được với sự cố gắng nhất định. Sự tự tin trong hoạt động sáng tạo là một yếu tố tâm lý rất quan trọng làm cho chủ thể nhận thức thoát khỏi những ràng buộc, hạn chế của những hiểu biết cũ hay những ý kiến của người khác, nhất là của những nhà bác học. Như vậy, kiểu dạy học “thông báo - minh họa” về nguyên tắc không thể rèn luyện cho HS năng lực sáng tạo.Cần phải tổ chức quá trình dạy học theo kiểu nêu và giải quyết vấn đề một cách kiên trì thì mới có thể rèn luyện cho HS năng lực sáng tạo được.