Ảnh hởng thể hiện trên hệ thống ngôn từ, câu chữ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nho giáo, phật giáo ở phương diện lý giải số phận con người trong truyện kiều nguyễn du (Trang 28 - 39)

Truyện Kiều không phải là một chuyện tình nh Hoa Tiên, lại càng không phải một chuyện luân lý nh Lục Vân Tiên, chỉ là một truyện tả thân phận con ngời - đúng hơn là thân phận của một ngời đàn bà tài sắc trớc định mệnh. Điều đó ai cũng nhận ra, chính tác giả cũng đã nói rõ cho ta thấy ngay ở đầu truyện và nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần nữa trong suốt tác phẩm Truyện Kiều. Một số ngời coi đó là một truyện tình hoặc một chuyện luân lý, rồi ngời thì chê tà dâm uỷ mị, là t tởng mâu thuẫn, kẻ thì khen trung hiếu tiết nghĩa, dung hòa đợc cả tam giáo.

Truyện Kiều ngay sau khi ra mắt độc giả đã có lắm ngời khen nhng cũng không ít kẻ chê. Mỗi ý kiến đều có cho mình một lập luận riêng. Tuy nhiên, điều mọi ngời không thể phủ định đó là Nguyễn Du khi lý giải số phận con ngời trong Truyện Kiều có chịu sự ảnh hởng sâu sắc của học thuyết Nho giáo.

Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất cho rằng: Nếu nh chủ đề của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là ''tình” và “khổ'', đợc giới hạn trong câu chuyện của một con ngời, một hạng ngời. Thì chủ đề của trong

mệnh tơng đố'' là cách lý giải của Nguyễn Du về số phận con ngời, về quyền sống của con ngời dới chế độ phong kiến.

Đây là những câu mở đầu của tác phẩm:

Trăm năm trong cõi ngời ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Còn đây là những câu kết của tác phẩm:

Ngẫm thay muôn sự tại trời, Trời kia đã bắt làm ngời có thân.

Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới đợc phần thanh cao.

Các nhà nghiên cứu nh Hoài Thanh, Phan Ngọc, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Na, Đặng Thanh Lê đều đã khẳng định ''Tài mệnh t… - ơng đố'', ''Thân mệnh tơng đố'' là vấn đề riêng của thời đại Nguyễn Du là một phần t tởng chủ đề của Truyện Kiều.

Đào Duy Anh từng viết trong công trình Khảo luận về Kim Vân Kiều

rằng: “T tởng chủ yếu của Nguyễn Du trong sách này là ''Tài mệnh tơng đố'', t tởng này làm nòng cốt tinh thần cho toàn truyện. Mỗi một chơng, mỗi một đoạn chỉ là để chứng minh cho nó thôi''. [1, tr. 398 ]

Nguyễn Lộc cũng đã từng khẳng định:'' Trong Truyện Kiều t tởng định mệnh không chỉ là lời mở đầu và kết thúc, không chỉ ở phần lý thuyết ngoại đề của tác giả mà rải rác đó đây mà một chừng mực nào đó xâm nhập vào nội dung hình tợng tác phẩm và diễn biến kết cấu của câu chuyện '' [8, tr. 405].…

Đặng Thanh Lê trong công trình Truyện Kiều và thể loại Truyện Nôm đã khẳng định: ''Lý giải đau khổ của cuộc đời Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng chữ ''mệnh'' của nhà Nho, Thuý Kiều khổ vì nàng có tài, có sắc. Những con ngời nh nàng phải chịu sự chi phối của quy luật '' Tài mệnh tơng đố'' [ 8, tr. 165 ].

Theo Đặng Thanh Lê, '' Tài mệnh tơng đố'' không phải là một triết lý của Nho giáo nguyên thuỷ, nó chỉ gắn bó với triết lý ''Thiên mệnh'' của Nho giáo Nguyên thuỷ. Theo quan niệm của Khổng Tử , ''Thiên mệnh'' là một lực l- ợng siêu hình có khả năng chi phối cuộc sống, số phận con ngời, quan niệm

này dùng để giải đáp những vấn đề mà bản thân con ngời không thể lý giải nổi. Hạnh phúc hay khổ đau của con ngời đều do lực lợng siêu nhiên ấy chi phối: ''tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên'' (Sống chết có số mệnh, giàu sang do trời định). Hay nh Lý Thơng ẩn đời Đờng từng viết: ''Cổ lai tài mệnh lỡng tơng phơng'' (Xa nay tài mệnh vẫn thờng hại nhau).

Trong học thuyết của Nho giáo, triết lý ''Thiên mệnh'' đợc dùng một cách triệt để để giải thích một hiện tợng đặc thù dới xã hội phong kiến: bi kịch của những tài năng dới chế độ cũ.

Ngời ta không đi vào khai thác những nguyên nhân xã hội mà đi theo h- ớng duy tâm cho rằng: sở dĩ có điều bất bình là bởi đạo trời vốn ghét cái trọn vẹn. Cho nên cái lẽ ''bỉ sắc t phong'' ngời ta gọi là cái luật thừa trừ trong kiếp ngời. Và con ngời gần nh mặc nhiên thừa nhận nó.

Theo Đào Duy Anh ''Tài là t chất hay năng lực giỏi của ngời ta'' [1, tr. 331]. ''Mệnh là số phận do trời định'' [1, tr. 231].

Hoài Thanh cho rằng: ''Nói có tài, có sắc ở đây chẳng qua là có tình''. Lê Đình Kỵ cho rằng: ''Thực chất chữ tài trong ''Truyện Kiều'' cũng là chữ tình Trong nội dung hình t… ợng Thuý Kiều, tài và tình mở rộng ra là sự tự ý thức về cuộc sống'' [8, tr. 412].

''Tài'' là một giá trị thực tại, “số phận” là một thực thể siêu hình và không có hiệu lực thực tại nhng trong Truyện Kiều “số phận” lại giữ vai trò cực kì to lớn:

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Nguyễn Du viết Truyện Kiều, lấy cốt truyện một tiểu thuyết chơng hồi trong văn học Trung Quốc, đồng thời là một nhà Nho, ông chịu ảnh hởng rất sâu sắc của học thuyết Nho giáo, mà ở đây là thuyết ''Tài mệnh tơng đố''. Thuyết này đợc cụ thể hoá bằng triết lý ''Tài tử đa cùng'' và ''Hồng nhan đa truân''. Trong tác phẩm của mình bằng việc xây dựng hệ thống hình tợng nhân vật Thanh Hiên đã từng bớc chứng minh rõ hai triết lý ấy.

với cái tài của họ. Những con ngời thực trong xã hội đều khoe tài và nhân vật trong tác phẩm đều có tài. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà trong các tác phẩm văn học thời kì này xuất hiện rất nhiều nhân vật có tài.

Một buổi sáng thanh minh, nàng Kiều ''tài sắc'' cùng hai em đi chơi. Chung quanh họ ''dập dìu tài tử giai nhân''. Họ dừng lại trớc nấm mồ của một ngời ''nổi danh tài sắc một thì''. Kiều đang bàng hoàng thì bỗng gặp ''một bậc tài danh'', một ''thiên tài''. Sống trong thế giới này, con ngời không thể không có tài. Sở Khanh cũng biết làm thơ ngân vang lên. Thúc Sinh cũng biết làm một bài thơ Đờng Luật, Hồ Tôn Hiến cũng là kẻ '' kinh luân gồm tài''.

Thuý Kiều là một điển hình cho cái tài dới xã hội cũ. Có đến 11 ngời trong tác phẩm thừa nhận nàng có tài: Thuý Kiều, tác giả, thầy tớng số, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Thúc Sinh, Hoạn Th, Từ Hải, Họ Đô, viên quan, Hồ Tôn Hiến. '' Đấng anh hùng'' Từ Hải cũng đợc 6 ngời khen ngợi cái tài ấy.

Nhng rồi những ngời có tài trong thế giới Truyện Kiều đều gặp phải bất hạnh. Kiều ô nhục suốt 15 năm đoạn trờng chìm nổi, Kim Trọng chờ đợi trong mỏi mòn, khắc khoải, Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Triết lý ''Tài mệnh tơng đố'' của Nho giáo đợc cụ thể hoá qua hệ thống nhân vật đồng thời thể hiện rất rõ qua ngôn từ, câu chữ.

Tác giả mở đầu tác phẩm bằng một triết lý:

Trăm năm trong cõi ngời ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Để rồi tiếp theo, trong suốt diễn trình tác phẩm, cụ Nguyễn Du còn sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần chữ “tài”. Địa hạt của chữ “tài” mở rộng chung cho cả nhân vật chính diện lẫn nhân vật phản diện. Chữ “tài” đợc Nguyễn Du nhắc lại 28 lần trong tác phẩm, chiếm 0.68% toàn bộ tác phẩm (28/3254 dòng lục bát). Đây là một con số không nhỏ, nó đợc nhắc đi nhắc lại nh một ám ảnh nghệ thuật.

Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Du nhiều lần nhắc đến '' trời'', đến '' thiên mệnh'' nh các nhà kinh điển của Nho gia. Trong 3254 dòng lục bát có tới 85 dòng thơ có sử dụng chữ ''trời'', 55 dòng thơ sử dụng từ ngữ chỉ ông trời:

''hoá công'' (dòng 85), ''khuôn thiêng'' (dòng 343), ''khuôn xanh'' (dòng 412), ''hoá nhi'' ( dòng 1129), ''khuôn duyên'' (dòng 1634) trong đó có đến 47 dòng thơ nhắc đến ông trời nh là nhắc đến ''thiên mệnh'', chiếm 1,44% toàn bộ tác phẩm (47/3254 dòng lục bát). Học thuyết Nho giáo cho rằng con ngời sinh ra ai cũng có số mệnh và số mệnh ấy là do trời định. Chính vì vậy mà để giải quyết mọi đau khổ trong cuộc sống con ngời, ngời ta thờng vin vào triết lý ''Thiên mệnh''. Nhân vật Thuý Kiều hay Đạm Tiên, Từ Hải khổ đều do trời… định. Chẳng cần phải băn khoăn hay né tránh, vợt qua số phận bởi ''Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên''. Kiều là ''phận đàn bà'' trong xã hội cũ đã là bạc mệnh rồi, nàng còn là bậc hồng nhan nữa, không dừng lại ở đó, nàng còn là nhân vật đa tài. Mà trong xã hội cũ thì ''Tài mệnh tơng đố''. Dù cố gắng, Thuý Kiều vẫn không thể chạy trốn khỏi số phận 15 năm chìm nổi. Chữ ''phận'' đợc tác giả sử dụng tới 42 lần, chiếm 1,29% tác phẩm (42/3254 dòng thơ). Thân phận của ngời phụ nữ trong xã hội cũ chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn khổ cực. Nó đã trở thành niềm cảm thơng sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ giàu lòng trắc ẩn. Nó trở đi trở lại trong ông nh một niềm trăn trở. Số phận của ngời phụ nữ ở đây cũng là số phận của những con ngời bé nhỏ dới đáy xã hội phong kiến.

Trong thơ cổ đã có câu ''Từ cổ hồng nhan đa bạc mệnh''. Để chứng minh cho thuyết ''Hồng nhan bạc mệnh'', Nguyễn Du tập trung vào xây dựng hai nhân vật, hai kẻ ''Đồng hội đồng thuyền'' là Thuý Kiều và Đạm Tiên. Hai kẻ ''Hồng nhan bạc mệnh'' ấy là đại diện cho cả một kiếp ngời bé nhỏ dới xã hội cũ. Chữ ''hồng nhan'' ở đây đợc dùng với nghĩa má hồng, tức chỉ ngời con gái đẹp. Hai chữ này đợc trở đi trở lại 13 lần nữa trong tác phẩm nhằm khẳng định vẻ đẹp ''Nghiêng nớc nghiêng thành'' của Thuý Kiều. Song sau mỗi chữ ''hồng nhan'' xuất hiện lại chính là một lần nó chứng minh cho cái phận ''bạc mệnh'' của Thuý Kiều. Từ ''Bạc mệnh'' đợc Nguyễn Du sử dụng nhằm chỉ vận mệnh, số mệnh mỏng manh của Thuý Kiều nói riêng và những ngời tài sắc nói chung.

Trên muôn nẻo đờng đi tìm lời giải cho số phận bi kịch của nàng Kiều, Nguyễn Du đã tìm thấy một phần câu trả lời ở học thuyết Nho giáo, qua triết lý ''Tài mệnh tơng đố''. Trong “Truyện Kiều”, hệ thống ngôn từ, câu chữ có mang đậm màu sắc t tởng Nho giáo. Tất nhiên sự khảo sát của chúng tôi cha thể nói là đầy đủ và hoàn thiện nhng qua đó cũng hệ thống và khái quát đợc phần nào sự ảnh hởng của Nho giáo đối với vấn đề lý giải số phận con ngời trong Truyện Kiều.

2.3. Nhận xét

Truyện Kiều chịu ảnh hởng khá đận nét của t tởng, học thuyết Nho giáo tuy nhiên sự ảnh hởng này không triệt để. Sự không triệt để này không chỉ thể hiện trên hệ thống nhân vật chính diện và phản diện mà còn thể hiện trên hệ thống ngôn từ câu chữ.

Xây dựng mối tình Kim Kiều đầy diễm lệ, Nguyễn Du đã đi ngợc lại với quan điểm đạo đức phong kiến. Tình yêu tự do, trong sáng, chân thành giữa Kim Kiều đã bị biết bao lời chê bai của các nhà Nho xa. Ngời ta xem tình yêu đó là tội vô cùng lớn khi hai ngời dám yêu mà cha đợc xã hội cho phép. Là phận làm con trong quan điểm đạo đức nho giáo đặc biệt là ngời con gái thì phải là ''cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy'' nhng Thuý Kiều và Kim Trọng lại tự tìm đến với nhau, hẹn hò và đính ớc.

Trong thiên tình sử này, nhân vật bị phê phán nhiều nhất là Thuý Kiều. Trong con mắt nhà Nho xa Thuý Kiều là kẻ ''tà dâm'', Nguyễn Công Trứ đã nhận xét về Kiều nh sau:

Tiết nghĩa chẳng lầm ngời mệnh bạc, Đoạn trờng cho đáng kiếp tà dâm

Thuý Kiều táo bạo đến với tình yêu, nàng không cần mợn lễ giáo che đậy lòng mình nh Giao Tiên, không bi quan quá đáng nh Quỳnh Ngọc, nàng không kiềm chế trái tim mình một cách giả tạo. Nàng đã chủ động trong việc trao trái tim mình cho kẻ khác và đã nhận lời chàng Kim kết nghĩa trăm năm. Ngời ta đã ngạc nhiên biết bao khi thấy Nguyễn Du để cho Kiều nhân lúc mẹ cha đi vắng để sang trò chuyện riêng cùng ngời yêu ''Gót sen thoăn thoắt dạo

ngay mái tờng''. Cái “gót sen thoăn thoắt” ấy quả thật còn làm ngơ ngác nhiều thiếu nữ ngày này nh Hoài Thanh nói. Kim Kiều tình tự với nhau cả một ngày, thời gian ngày hôm ấy sao trôi nhanh đến vậy? Trời tối, Thuý Kiều sực tỉnh ''vắng nhà chẳng tiện ngồi dai'' nàng vội vàng về nhà. Cha mẹ và hai em vẫn cha về, nàng vội vàng ''xăm xăm băng lối vờn khuya một mình''. Nhà Nho nghiêm khắc sẽ nhìn một hành vi nh thế với con mắt thế nào? Những ngời theo quan điểm Nho giáo cho rằng Kiều là kẻ “tà dâm”, là một “nữ tặc”. Chế độ phong kiến không cho phép con ngời có những tình cảm yêu đơng mãnh liệt nh thế. Tâm hồn đa cảm của Kiều tất nhiên là không dung nổi trong cái khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến.

Nguyễn Du không những đồng tình ủng hộ mà còn rất nâng niu trân trọng và bảo vệ tình yêu cho hai nhân vật của mình. Nếu nh lễ giáo phong kiến dùng những định kiến hẹp hòi nhất để phê phán tình yêu Kim Kiều thì Nguyễn Du lại sử dụng những câu thơ hay nhất, đẹp nhất để ca ngợi tình yêu tự do của đôi bạn trẻ. Tác giả cũng dành một dung lợng lớn tác phẩm để viết về tình yêu giữa Thuý Kiều và Kim Trọng.

Trong xã hội phong kiến nh xã hội của Truyện Kiều, xây dựng mối tình Kim Kiều là một ớc mơ tốt đẹp, một bớc nhảy vào tơng lai của Nguyễn Du. Nó đầy tinh thần nhân đạo chống chủ nghĩa phong kiến, nó thấm nhuần chất lãng mạn một cách đậm đà. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử

Truyện Kiều ngày càng đợc đông đảo bạn đọc mến mộ một phần cũng vì lẽ đó.

Nhng nếu khi nói đến sự ảnh hởng không triệt để của Nho giáo ở phơng diện lý giải số phận con ngời, nếu chỉ mới dừng lại ở việc Nguyễn Du hết lời ca ngợi tình yêu Kim Kiều thôi không cha đủ. Trong tác phẩm của Nguyễn Du có một nhân vật cũng mang tính lý tởng, đi ngợc lại quan điểm Nho gia - nhân vật Từ Hải.

Từ Hải trong lịch sử là nhân vật có thật, có động cơ chiến đấu vì mục đích cá nhân (cớp bóc, chiếm đoạt) có tính chất võ biền, Từ Hải trong Truyện Kiều

năng phi thờng. Dới con mắt của những nhà Nho triều đình phong kiến thì Từ Hải chỉ là một tên giặc cỏ không hơn không kém nhng khi đi vào trong tác phẩm của Nguyễn Du thì Từ Hải là đấng anh hùng. Nguyễn Du đặc biệt chú ý miêu tả cái tài của Từ Hải. Tuy nhiên, “tài” của Từ Hải không nằm trong vòng vây của chữ mệnh và mâu thuẫn với lý tởng anh hùng phong kiến.

T tởng tự do là quan điểm nổi bật ở nhân vật Từ Hải. Đây là một t tởng lớn, có màu sắc chính trị, không vì quyền lợi cá nhân, Từ Hải đại diện cho khát vọng công lý.

Đối với bậc quân tử, chủ nghĩa phong kiến có công thức sống của nó: Tu- tề-trị-bình, để củng cố các quan hệ xã hội của trật tự phong kiến. Đó là cái khuôn mà mọi cá tính buộc phải bó mình vào đó nếu không muốn trở thành một “loạn thần” hay “tặc tử”. Tất nhiên con đờng ấy cũng là con đờng công danh phú quý hoặc ít ra nó cũng là con đờng yên ổn, Từ Hải thì không theo con đờng ấy. Con ngời Từ sinh ra không phải để gò mình vào cái khuôn khổ cứng nhắc chật hẹp của lề giáo phong kiến. Từ là con ngời của trời cao đất rộng, Từ lấy giang hồ làm nhà cửa, lấy việc chèo chống non sông làm nơi vùng vẫy của mình. Cuộc sống yên ổn không thể giam hãm cánh chim bằng. Do vậy, chẳng có gì lạ khi Từ khinh bỉ bọn ngời vào luồn ra cúi. Thanh gơm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nho giáo, phật giáo ở phương diện lý giải số phận con người trong truyện kiều nguyễn du (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w