Phần KếT LUậN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nho giáo, phật giáo ở phương diện lý giải số phận con người trong truyện kiều nguyễn du (Trang 55 - 60)

Vì con ngời, vì hạnh phúc của nàng Kiều mà Nguyễn Du đã trăn trở suy nghĩ, tìm kiếm chân lý. Ông suy t, lý giải bằng tất cả những gì mà thời đại ấy cấp cho ông, bằng vốn tri thức sách vở và vốn sống phong phú ngoài đời, bằng sự suy ngẫm đầy ý vị triết học siêu hình từ triết lý, t tởng Nho giáo, Phật giáo và bao gồm cả sự từng trải hết nơi phong trần đến nơi lầu son gác tía. Ông là nhà thơ vĩ đại chính là ở sự kết hợp tinh tế, sâu sắc từ nhiều hớng lý giải cho số phận, cho hạnh phúc của nàng Kiều va cho tất cả những con ngời bất hạnh đ- ơng thời.

Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chịu ảnh hởng sâu sắc của học thuyết Nho giáo và Phật giáo. Trong tác phẩm của mình ông đã sử dụng khá nhiều thuật ngữ của hai học thuyết này, một hệ thống ngôn ngữ của Nho giáo cũng nh của Phật giáo đợc Nguyễn Du vận dụng một cách sáng tạo trong tác phẩm khiến cho tác phẩm vừa chứa đựng cảm quan hiện thực vừa có giọng điệu mang cảm quan tôn giáo. Đồng thời ông xây dựng cho tác phẩm của mình một hệ thống nhân vật thể hiện cho hai học thuyết đó, đó là nàng Kiều hiếu hạnh thuỷ chung nhng có một số phận bi kịch, đó là bóng ma Đam Tiên thoắt ẩn thoắt hiện, đó là S Tam Hợp đạo cô vừa là ngời phát ngôn cho t tởng phật giáo vừa dùng học thuyết Nho giáo để giải thích căn nguyên đau khổ của cuộc đời Thuý Kiều, đó là chàng nho sĩ Kim Trọng thuỷ chung tình nghĩa...

Nguyễn Du đã đi từ thuyết “tài mệnh tơng đố” của Nho giáo sang thuyết “nghiệp báo luân hồi” của Phật giáo, từ “trung hiếu tiết nghĩa” của Đạo Khổng tới “tu tâm tích đức” của Thích Ca. Tính chất pha tạp trong triết lý đã không tránh khỏi những xung đột. Mặt khác, triết lý của Nguyễn Du không đơn thuần là một bài triết lý khô khan hay một bài triết học thuần tuý. Nếu chỉ có vậy, Nguyễn Du sẽ không đợc ngời đời trân trọng đến thế. Là một Nho sĩ đợc đào tạo trong cửa Khổng sân Trình, sống trong thời kỳ phong kiên, gia đình, dòng họ có nhiều ngời ra làm quan và bản thân cũng đã phục vụ mời chín năm

dới triều Nguyễn, Nguyễn Du chịu ảnh hởng của học thuyết Nho giáo là điều dễ hiểu. Tình cảm u ái mà Nguyễn Du dành cho đạo Phật trớc sau vẫn chính là điểm gặp gỡ huyền diệu mà ông bắt gặp ở Thích Ca đó chính là tình yêu thơng bao la dành cho con ngời. Từ tấm lòng quảng đại của Phật Tổ, Nguyễn Du đã nâng lên thành mối đồng cảm với nỗi đau khổ của con ngời, mối bất bình với những dục vọng xấu xa, ngợi ca những phẩm chất ngời sáng. Tấm lòng “Từ bi bác ái” có trong đạo Phật đã góp thêm tình yêu thơng cho chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du thêm cao cả nhng không đủ dẫn dắt ông vợt sóng gió cuộc đời. Hiện thực sôi động của xã hội và trái tim vốn rất nhạy cảm tinh tế với cuộc đời bao giờ cũng có sức mạnh dẫn dắt cuộc đời và sự nghiệp thơ ông. Đó chính là giá trị cao cả đằng sau cảm quan triết lý tôn giáo của Nguyễn Du. Thanh Hiên là nhà thơ tiến bộ trớc khi là nhà triết học duy tâm. Ông viết Truyện Kiều theo tiếng gọi của tình cảm trớc khi theo giáo lý của Nho giáo hay Phật giáo.

Truyện Kiều của Nguyễn Du tuy nhiều lúc mang nặng tính chất triết lý, mang nặng ảnh hởng t tởng sai lầm của Nho giáo, của Phật giáo nhng Nguyễn Du là một nghệ sĩ chứ không phải là một triết gia. Nguyễn Du triết lý bằng hình tợng nghệ thuật chứ hoàn toàn không phải bằng một bài triết học thuần tuý, khô khan. Nguyễn Du cố gắng triết lý nhng bản thân hình tợng nghệ thuật lại không chấp nhận triết lý đó. Nguyễn Du bị xáo trộn, xung đột trong khi triết lý nhng lại không hề tỏ ra day dứt. Phải chăng Nguyễn Du đang có ý thức về chỗ hở đó của mình? Cái kẽ hở mà ông đã cố tình tạo ra để chuyển tải tâm hồn mình vào tác phẩm, đến với con ngời và đến với cuộc đời.

Nguyễn Du luôn xảy ra xung đột giữa nhà thơ và nhà t tởng. Nhng cái đáng quý là càng tỏ ra xung đột, ông càng tạo ra những hình tợng nghệ thuật có ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Sự xuất hện của hệ thống nhân vật: Thuý Kiều, Đạm Tiên, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến...và hàng loạt những nhân vật khác trong thế giới Truyện Kiều đã tháo gỡ dần những mâu thuẫn trong triết lý của Nguyễn Du. Đi sâu vào khai thác những hình tợng nghệ thuật trong tác phẩm chúng ta sẽ thấy lấp lánh những giá trị vĩnh hằng

Phật giáo mà Nguyễn Du đã vận dụng để lý giải cho số phận bi kịch của nhân vật trong Truyện Kiều, của con ngời dới xã hội cũ. Và tất nhiên, giá trị của một nhà t tởng mang trái tim của một nghệ sĩ tài hoa - Nguyễn Du – luôn là niềm ngỡng mộ của toàn nhân loại.

Tài liệu tham khảo

1. Đào Duy Anh (2000), Từ điển truyện Kiều, Nxb Văn hoá thông tin. 2. Trịnh Bá Đĩnh (2001), Nguyễn Du về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 3. Trịnh Bá Đĩnh (2000), Bình giảng Truyện Kiều, Nxb Văn học.

4. Hà Huy Giáp (2000), Truyện Kiều của Nguyễn Du chú thích chủ

giải và những t liệu gốc, Nxb Văn hoá thông tin.

5. Vũ Hạnh (1993), Đọc lại truyện Kiều, Nxb Văn nghệ.

6. Trần Ngọc Hởng (2000), Luận về Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nxb Văn nghệ.

7. Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb Khoa học xã hội.

8. Nguyễn Lộc (1997), Văn học Việt Nam (giai đoạn từ thế kỷ XVIII

hết thế kỷ XIX ), Nxb Giáo dục.

9. Dơng Vũ Ninh (2000), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục. 10. Phan Ngọc (2003), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện

Kiều, Nxb Thanh niên.

11. Bùi Văn Nguyên (1992), Nguyễn Du tình ngời và Nguyễn Du ngời tình, Nxb Cà Mau.

12. Phạm Đan Quế (1991), Truyện Kiều đối chiếu, Nxb Hà Nội.

13. Phạm Đan Quế (1991), Bói kiều, bình Kiều, vịnh Kiều, Nxb Hà Nội. 14. Phạm Đan Quế (2002), Về những thủ pháp nghệ thuật và văn chơng

truyện Kiều, Nxb Giáo dục.

15. Trần Đình Sử (2007), Thi pháp truyện Kiều, Nxb Giáo dục.

16. Trơng Xuân Tiếu (2001), Bình giảng mời đoạn Truyện Kiều, Nxb Giáo dục.

18. Trơng Xuân Tiếu, Thạch Kim Hơng (2001), Bài giảng văn học Việt Nam trung đại II, Nxb Đại học Vinh.

19. Xuân Thành (2002), Hỏi đáp văn chơng Việt Nam, Nxb Thanh niên. 20. Phạm Tuấn Vũ (2005), Tìm hiểu về văn học Trung đại Việt Nam, Nxb

Đại học quốc gia.

21. Phạm Tuấn Vũ (2007), Văn học Trung đại Việt Nam trong nhàtrờng, Nxb Giáo dục.

22. Trần Quốc Vợng (2001), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục. 23. Ngoài sử dụng hệ thống tài liệu trên, trong quá trình thực hiện khoá

luận chúng tôi có tham khảo một số trang web:

http:// www chuabaominhgialai.com. http:// www thuvienhoasen.org. http://thanhnienphattu.net.

MụC LụC A. Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3.1. Các công trình liên quan 3.2. Nhận xét

4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tợng nghiên cứu

4.2. Phạm vi nghiên cứu 5. Phơng pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc của khoá luận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nho giáo, phật giáo ở phương diện lý giải số phận con người trong truyện kiều nguyễn du (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w