Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực suy luận thông qua dạy học giải toán bất đẳng thức đại số ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ toán học (Trang 97 - 101)

Dựa vào những đánh giá định tính, cùng với kết quả chấm bài kiểm tra của hai lớp một cách khách quan, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Điểm Lớp [0.0;3.0] [3.5;4.5] [5.0;6.5] [7.0;7.5] [8.0;10.0] 10A1 (46HS) SL 0 3 26 14 3 TL (%) 0 6,52 56,53 30,43 6,52 10A2 (45HS) SL 0 1 20 17 7 TL (%) 0 2,22 44,44 37,78 15,56

Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp điểm kiểm tra lớp 10A1 và 10A2

Biểu đồ tần suất hình cột điểm kiểm tra của lớp 10A1 và 10A2

Từ những kết quả trên, ta có nhận xét sau:

Tỉ lệ điểm dưới trung bình của lớp thử nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng. Trong khi tỉ lệ điểm khá và giỏi của lớp thử nghiệm cũng cao hơn so với lớp đối

chứng. Kết quả thử nghiệm trên cho thấy, nếu giáo viên biết vận dụng những biện pháp được trình bày trong chương 2 của luận văn thì kết quả học tập thu được của học sinh là rất khả quan.

Kết luận chương 3

Quá trình thử nghiệm cùng những kết quả thu được sau thử nghiệm cho thấy: Mục đích thử nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp nêu ra đã được khẳng định. Thực hiện các biện pháp đó, trước hết sẽ giúp học sinh có những kỹ năng giải toán cần thiết, sau nữa sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển tư duy Toán học cho các em, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường phổ thông.

KẾT LUẬN

Luận văn đã thu được những kết quả chính sau đây:

1. Luận văn đã trình bày một số quan điểm về năng lực Toán học, cấu trúc năng lực Toán học của học sinh. Luận văn cũng đã nêu lên được khái niệm suy luận, các vấn đề liên quan đến suy luận chứng minh, suy luận có lí và mối quan hệ của chúng trong dạy học môn Toán.

2. Luận văn đã nêu được một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực suy luận cho học sinh thông qua dạy học giải toán bất đẳng thức.

3. Đã tổ chức thử nghiệm sư phạm để minh họa tính khả thi và tính hiệu quả của những biện pháp đề xuất đó.

4. Luận văn thực sự có ý nghĩa đối với tác giả, vì nó có tầm quan trọng trong quá trình dạy học môn Toán nói chung cũng như dạy học giải toán bất đẳng thức nói riêng.

Như vậy, có thể khẳng định rằng mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Các chuyên đề chọn lọc bồi dưỡng học sinh năng khiếu toán học hệ THPT chuyên (Tuyển tập các báo cáo), Hà Nội.

2. Lê Hải Châu (2004), Phát huy sáng tạo qua việc giải toán thông minh tập 2, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

3. V. A. Cruchetxki (1980), Tâm lí năng lực Toán học của học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Phan Đức Chính (1997), Bất đẳng thức, NXB Giáo dục.

5. Phan Đức Chính, Phạm Văn Điều, Đỗ Văn Hà, Phan Văn Hạp, Phạm Văn Hùng, Phạm Đăng Long, Nguyễn Văn Mậu, Đỗ Thanh Sơn, Lê Đình Thịnh (2000), Một số phương pháp chọn lọc giải các bài toán sơ cấp tập 2, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Hoàng Chúng (1997), Những vấn đề về lôgic trong môn Toán ở trường phổ thông trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Đồng, Nguyễn Văn Vĩnh (2001), Lôgic Toán, NXB Thanh Hóa, Thanh Hóa.

8. Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981), Giáo dục học môn Toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Thái Hòe (2001), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập toán, NXB Giáo dục.

10. Phạm Kim Hùng (2010), Sáng tạo bất đẳng thức, NXB Hà Nội, Hà Nội.

11. Phan Huy Khải (1994), 500 bài toán bất đẳng thức (tập 1 và 2), NXB Hà Nội, Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Lương (2002), Dạy và học hợp qui luật hoạt động trí óc, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

13. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Mậu (2006), Bất đẳng thức, định lý và áp dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hưởng (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB ĐHSP, Hà Nội.

16. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội.

17. J. Piaget (2000), Tâm lý học và giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. G. Polya (1997), Sáng tạo toán học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. G. Polya (1997), Toán học và những suy luận có lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. G. Polya (1997), Giải một bài toán như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Trần Phương (2009), Những viên kim cương trong bất đẳng thức Toán học, NXB Tri thức, Hà Nội.

22. Đoàn Quỳnh, Nguyễn Huy Đoan, Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng Thắng, Trần Văn Vuông (2006), Đại số 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Đoàn Quỳnh, Doãn Minh Cường, Trần Nam Dũng, Đặng Hùng Thắng (2010), Tài liệu chuyên Toán Đại số 10, NXN Giáo dục, Hà Nội.

24. Đào Tam, Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học Toán ở trường đại học và trường phổ thông,

NXB ĐHSP, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Hữu Hậu (2010), Phát hiện và sửa chữa sai lầm cho học sinh trong dạy học Đại số - Giải tích ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực suy luận thông qua dạy học giải toán bất đẳng thức đại số ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ toán học (Trang 97 - 101)