IV Khe Choăng

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát vườn quốc gia pù mát (Trang 26 - 30)

Điều tra nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ 3/2007 đến 4/2008 Tại VQG Pù Mát, gồm vùng lõi và vùng đệm, các xã Phúc Sơn

IV Khe Choăng

Khe Choăng Khe Bu IV Khe Choăng IV.1 Bản Bu IV.2 Bản Nà IV.3 Bản Khe Nóng IV.4 Khe Nóng 10- 22/5/2007 13

Khe Bu

IV.6 Khe Đá Mài UTM 0470700 - 2098200

IV.7 Khe Chát 180057.12 - 104041.17

IV.8 UTM 2095850 - 0470350

IV.9 Khe Phường UTM 2095528 - 0463579

IV.10 Khe Bu UTM 2102366 - 0468762

26/4 - 9/5/2007 14 IV.11 Tùng Bục V Khe Thơi V.1 Bản Tân Hương V.2 Bản Tùng Hương V.3 Bản Liên Hương

V.4 Khe Thơi UTM 2108781 - 0455451

30/5 -14/6/2007 16

V.5 Băng Ca UTM 2107613 – 0451321

V.6 Khe Mặt 19001’ 59’’- 104034’17’’

Khu vực điều tra lưỡng cư, bò sát tại VQG Pù Mát (Bản đồ 2.1.)

- Khu vực I: Phúc Sơn - Cao Vều. Khu vực này ở về phía đông nam của Vườn, có đỉnh Cao Vều cao hơn 1200m, điều tra theo Khe Súc.

- Khu vực II: Lục Dạ - Môn Sơn - Khe Khặng. Khu vực này nằm ở phía nam của Vườn có khe Khặng là thượng nguồn của sông Giăng có lưu vực lớn, có cánh đồng Mường Quạ, có dải núi đá vôi.

- Khu vực III: Trung Chính - Khe Kèm, Khe Mọi. Khu vực này nằm ở giữa Vườn, có núi đá vôi, nương rẫy, rừng sản xuất.

- Khu vực IV: Khe Choăng, Khe Bu. Đây là khe chính của Vườn có lưu vực rộng lớn.

- Khu vực V: Khe Thơi. Đây là khe chính của Vườn có lưu vực rông lớn, có độ cao lớn và có đỉnh Pù Mát, Pù Xám Liệm.

Sinh cảnh cảnh điều tra lưỡng cư, bò sát

1 - Rừng kín thường xanh mưa mùa chưa bị tác động (Rừng nguyên sinh). 2 - Rừng kín thường xanh mưa mùa bị tác động (Rừng thứ sinh).

3 - Trảng thường xanh nhiệt đới (Trảng cỏ). 4 - Núi đá vôi.

5 - Sông suối (Thảm thực vật trên đất ẩm ướt).

6 - Đất sản xuất (Rừng sản xuất, nương rẫy, vườn đồi). 7 - Đồng ruộng.

8 - Bản làng (Khu dân cư).

Theo kết quả nghiên cứu về ĐDSH thực vật VQG Pù Mát [42], độ cao trên 800m so với mặt nước biển có sự phân bố của thảm thực vật thường xanh đai cao, dưới 800 m so vơí mặt nước biển có sự phân bố của thảm thực vật thường xanh đai thấp. Dựa vào đó chúng tôi phân chia sinh cảnh phân bố lưỡng cư, bò sát theo độ cao: đai cao có độ cao trên 800m, đai thấp có độ cao thấp hơn 800m so với mặt nước biển.

Điều tra và thu mẫu

Tại các điểm điều tra, tiến hành điều tra và thu mẫu. Thời gian điều tra vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, trong ngày thì điều tra lưỡng cư vào thời điểm từ 16h - 23h, điều tra bò sát vào thời điểm 7h30 - 10h 30; 15h - 23h.

Do quy định về bảo tồn nên buộc chúng tôi phải hạn chế thu mẫu, chỉ quan sát, chụp ảnh và ghi nhận đặc điểm của loài và đặc điểm sinh cảnh phân bố. Phương pháp, phương tiện thu mẫu đối với lưỡng cư, thằn lằn bắt chủ yếu bằng tay, vợt; Đối với các loài rắn sử dụng kẹp, móc bắt rắn.

Mẫu lưỡng cư, bò sát thu được đựng trong các túi lưới, theo từng nhóm khác nhau và có nhãn.

Xử lý mẫu

Trước khi tiến hành xử lý mẫu cần được làm tê liệt hoặc chết bằng Ethyl acetate, bằng cách cho các túi lưới đựng mẫu thu được vào trong túi nilon lớn rồi bỏ lọ đựng bông thấm Ethyl acetate vào và buộc chặt miệng túi nilon. Làm sạch mẫu vật, gắn Etiket thực địa và tiến hành xử lý mẫu.

Mẫu được cố định bằng foocmon 10%, ngâm mẫu trong dung dịch foocmon 10% khoảng 7-10 ngày. Sau đó rửa sạch và ngâm trong dung dịch foocmon 3-5% để bảo quản lâu dài.

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát vườn quốc gia pù mát (Trang 26 - 30)