Dài thân (L.): Từ mút mõm đến khe huyệt 2 Dài đuôi (L.cd.): Từ khe huyệt đến mép đuôi.

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát vườn quốc gia pù mát (Trang 32 - 36)

2. Dài đuôi (L.cd.): Từ khe huyệt đến mép đuôi.

3. Số vảy thân (C.): Số lượng vảy thân ở cổ, giữa thân và trước khe huyệt.

4. Số vảy bụng (V.): Số lượng vảy bụng từ cổ đến vảy tiếp giáp với vảy hậu môn. 5. Vảy dưới đuôi (S.cd.): Số lượng vảy dưới đuôi

6. Vảy trước mắt (Pro.). 7. Vảy sau mắt (Pto.).

8. Vảy dưới mắt (Ino.).

9. Tấm môi trên (Lbs.): Số lượng tấm môi trên ở một bên. 10. Tấm môi dưới (Lbi.): Số lượng tấm môi dưới ở một bên.

11. Vẩy thái dương (T.): Gồm các vẩy nằm giữa vẩy đỉnh và các tấm môi trên. 12. Vảy má.

13. Lỗ mắt: Hình dạng (tròn, bầu dục, elip) 14. Tấm cằm trước (MA.).

15. Tấm cằm sau (MP.).

16. Tấm hậu môn (A.): Chia hoặc nguyên.

Các chỉ số hình thái phân loại rùa

1. Dài mai (L.ca.): Từ mép trước tấm gáy đến mép sau tấm đuôi. 2. Cao mai (H.ca.): Từ yếm đến chỗ cao nhất của mai.

3. Rộng mai (L.ca.): Kích thước chỗ rộng nhất của mai. 4. Rộng tấm họng (P.G.).

5. Rộng tấm cánh tay (P.H.). 6. Rộng tấm ngực (P.P.). 7. Rộng tấm bụng (P.AB.). 8. Rộng tấm đùi (P.F.).

10. Dài yếm (PL.). 11. Dài tấm họng (L.G.). 12. Dài tấm cánh tay (L.H.). 13. Dài tấm ngực ( L.P.). 14. Dài tấm bụng (L.AB.). 15. Dài tấm đùi (L.F.).

16. Dài tấm hậu môn (L.AN.). 17. Dài đuôi (L.cd.).

18. Cầu nối (P.o.).

Định loại mẫu

Mẫu vật sau khi ghi nhận dấu hiệu hình thái, tiến hành định loại theo phương pháp của Mayr. E (1974) [26] và dựa vào những tài liệu và khoá định loại lưỡng cư, bò sát của Bryan L. Stuart, Peter Paul van Dijk, Douglas B. Hendrie (2001) [3], Đào Văn Tiến (1977,1979,1981,1982) [44,45,46,47], Hoàng Xuân Quang (1993) [29], Nguyễn Văn Sáng (2007) [41], Er - Mi Zhao và K.Adler (1993) [53], M. A. Smith (1943) [55], S.M. Campden - Main (1970) [56] và các tài liệu liên quan.

Tên khoa học của loài theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005), Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam [40].

Mỗi loài được giới thiệu: Tên khoa học của loài, tên Việt Nam, xuất xứ, những ghi nhận của các tác giả có nghiên cứu tại VQG Pù Mát, tư liệu nghiên cứu, đặc điểm phân loại, phân bố của loài tại sinh cảnh, độ cao, khu vực điều tra nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tinPhương pháp phỏng vấn trực tiếp Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn trực tiếp để điều tra đa dạng sinh học, thực trạng và sự tác động của con người đến đa dạng sinh học. Nội dung phỏng vấn bao gồm các vấn đề:

- Tên địa phương, đặc điểm bên ngoài, nơi bắt gặp, mùa sinh sản... các thông tin phỏng vấn cũng được kiểm tra lại bằng ảnh màu của loài để đảm bảo độ tin cậy. - Các thông tin về hoạt động khai thác, săn bắt, buôn bán động vật hoang dã và các hoạt động khác của con người có tác động đến đa dạng sinh học.

Đối tượng phỏng vấn là những thợ săn có kinh nghiệm hoặc những người thường đi rừng khai thác lâm sản.

Thu thập thông tin liên quan

Thu thập thông tin liên quan đến các nội dung nghiên cứu như sự tác động của con người đến tính đa dạng của khu hệ lưỡng cư, bò sát, bao gồm: tình hình săn bắt, buôn bán động vật hoang dã và các hoạt động khai thác, sản xuất gây ảnh hưởng đến môi trường sống của khu hệ lưỡng cư, bò sát (khai thác lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy, cháy rừng ...). Các số liệu này được thu thập từ các Hạt Kiểm Lâm các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương, các Lâm Trường Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương và các cơ quan chính quyền, người dân, những người buôn bán động vật hoang dã.

2.2.4. Nghiên cứu sinh cảnh phân bố lưỡng cư, bò sát

Trong phạm vi đề tài này chúng tôi nghiên cứu đặc điểm các sinh cảnh phân bố lưỡng cư, bò sát, gồm các yếu tố: Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, thuỷ văn, thảm thực vật.

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Những số liệu về chỉ số hình thái phân loại, phân bố của lưỡng cư, bò sát và số liệu về tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã được phân tích xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2003.

2.2.6. Phương pháp kế thừa

Chúng tôi kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học ở VQG Pù Mát đã được công bố [8, 10, 11, 27, 33, 40].

2.3. TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát vườn quốc gia pù mát (Trang 32 - 36)