Bảng 3.4 So sánh đa dạng lưỡng cư, bò sát VQG Pù Mát với những VQG, KBTTN ở Bắc Trường Sơn

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát vườn quốc gia pù mát (Trang 101 - 104)

- 72 mẫu thu được từ điều tra thực địa tại 36 điểm thuộc 5 khu vực điều tra được lưu trữ tại VQG Pù Mát; 334 mẫu lưu trữ tại Phòng thí nghiệm Động vật rừng, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Đại học Lâm nghiệp.

Bảng 3.4 So sánh đa dạng lưỡng cư, bò sát VQG Pù Mát với những VQG, KBTTN ở Bắc Trường Sơn

VQG, KBTTN ở Bắc Trường Sơn

STT Địa điểm Diện tích(ha) Thành phần loài Bảo tồn Số bộ Số họ Số loài SĐVN IUCN 1 Pù Mát 94.804 4 23 130 28 19 2 Bến En 16.634 3 21 85 15 14 3 Pù Huống 36.458 3 21 83 19 14 4 Phong Nha Kẻ Bàng 85.754 3 22 141 22 18 5 Bạch Mã 22.031 3 19 93 10 14

Như vậy, không có sự khác nhau đáng kể về các bậc Taxon (bộ và họ) giữa VQG Pù Mát và các VQG, KBTTN trong khu vực Bắc Trung Bộ - Bắc Trường Sơn. Tuy nhiên ở bậc loài thì VQG Pù Mát có số loài (130 loài) gần bằng số loài của VQG Phong Nha Kẻ Bàng (141 loài), nhưng vượt hẳn so với VQG Bến En (85 loài), VQG Bạch Mã (93 loài), KBTTN Pù Huống (83 loài).

Số loài quý hiếm, theo Danh lục Đỏ của IUCN (2008) thì VQG Pù Mát có số loài (19 loài) tương đương với VQG Phong Nha Kẻ Bàng (18 loài), nhiều hơn so với VQG Bến En, VQG Bạch Mã, KBTTN Pù Huống (14 loài). Nhưng theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) số loài quý hiếm của VQG Pù Mát (28 loài) vượt hẳn so với VQG Bến En (15 loài), VQG Bạch Mã (10 loài), KBTTN Pù Huống (19 loài).

3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ LƯỠNG CƯ BÒ SÁT VQG PÙ MÁT3.2.1. Đặc điểm sinh cảnh các vùng điều tra 3.2.1. Đặc điểm sinh cảnh các vùng điều tra

Khu vực này điều tra tại các điểm: Bản Cao Vều, Sông Giăng (Vực Bụt), Khe Súc (Mốc 140 ranh giới VQG, UTM 049433; 2079777), đỉnh Cao Vều (UTM 049392; 2083296).

Bản Cao Vều, điều tra lưỡng cư, bò sát trên các sinh cảnh: Khu dân cư; ruộng lúa nước; rẫy trồng Ngô, Sắn.

Sông Giăng (vực Bụt) điều tra sinh cảnh sông suối có phân bố Rùa, Giải khổng lồ (Pelochelys cantorii).

Đặc điểm sinh cảnh của điểm điều tra Khe Súc: Địa hình đồi núi đất, có độ cao 480m – 920m. Khe Súc là suối nhỏ, lòng suối hẹp, bờ suối vách dốc, lưu lượng nước ít. Thảm thực vật là rừng thường xanh mưa mùa hỗn giao cây lá rộng sau khai thác tỉa chọn trên đai thấp, thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa bị tác động ở đai thấp.

Đặc điểm sinh cảnh của điểm điều tra đỉnh Cao Vều: Địa hình sườn đỉnh núi, sườn đốc; có độ cao trên 1.000m. Thảm thực vật là rừng thường xanh thứ sinh mưa mùa hỗn giao cây lá rộng – lá kim bị tác động ở đai cao, thuộc kiểu rừng thường xanh mưa mùa bị tác động ở đai cao. Khu vực cấu trúc rừng bị phá vỡ, hiện trạng diễn thế tái sinh rừng mạnh.

Khu vực II: Lục Dạ - Môn Sơn - Khe Khặng

Khu vực này điều tra tại các điểm: Bản Xiềng, bản Nam Sơn, bản Cửa Rào, bản Cò Phạt, bản Cò Ngựu (Môn Sơn), cánh đồng Mường Quạ, núi đá vôi. Điều tra các khe suối như Khe Mọi, Khe Cá; Khe Khặng là suối lớn, thượng nguồn của sông Giăng có lưu vực rộng; Khe Bê (UTM 2089569 – 047910), Khe Bống (UMT 2082640 – 048350), Thung Cầm (UTM 048700 - 2080806, mỏ muối khoáng), Khe Ca (UTM 2080750 - 048055) và Khe Sài Kia (nhánh của Khe Bống).

Đặc điểm sinh cảnh của điểm điều tra Khe Bê (UTM 2089569 – 047910), tiểu khu 834, địa hình Sườn đồi, độ cao dưới 800m.Thảm thực vật là rừng kín thường xanh mưa mùa trên đai thấp bị tác động. Khu vực này cấu trúc rừng đã bị phá vỡ, nhưng nay rừng đang phục hồi.

Đặc điểm sinh cảnh của điểm điều tra Khe Bống (UMT 2082640 – 048350), tiểu khu 835, địa hình sườn núi, độ cao dưới 800m. Thảm thực vật là rừng kín thường xanh mưa mùa trên đai thấp bị tác động. Cấu trúc rừng bị phá vỡ, tầng cây gỗ có tổ thành loài thực vật đa dạng.

Khu vực III: Trung Chính - Khe Kèm - Khe Mọi

Khu vực này được phân chia không theo lưu vực khe chính, là khu vực dễ tiếp cận nhất có thể đi bằng xe ô tô từ văn phòng VQG Pù Mát, thị trấn Con Cuông vào tận nơi. Khu vực này điều tra tại bản Trung Chính, Trung Hương, Khe Mọi, Khe Kèm, Khe Hen, Khe Chạc Cáu.

Đặc điểm sinh cảnh của điểm điều tra đỉnh Khe Kèm (UTM 2096000 – 047780), tiểu khu 796, địa hình sườn núi, có độ cao trên 1.000m. Thảm thực vật thuộc kiểu rừng thường xanh mưa mùa hỗn giao cây lá rộng – lá kim bị tác động ở đai cao. Khu vực này trước đây đã có hoạt động khai thác gỗ Pơ Mu, cấu trúc rừng bị phá vỡ, hiện trạng diễn thế tái sinh rừng diễn ra mạnh, cấu trúc rừng đang phục hồi.

Đặc điểm sinh cảnh của điểm điều tra Khe Mọi (UTM 2094464 – 0479483), tiểu khu 806: Thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất thấp bị tác động. Cấu trúc rừng đã bị phá vỡ hoàn toàn, đang phục hồi.

Khu vực IV: Khe Choăng - Khe Bu

Khu vực nghiên cứu này dựa trên lưu vực của Khe Choăng - Khe Bu, là khe chính của Vườn có lưu vực rộng. Khu vực này điều tra tại bản Bu, bản Nà, bản Khe Nóng, Khe Choăng (UTM 2095528 - 0463579), Khe Nóng, Khe Đá Mài (UTM 0470700 - 2098200), Khe Chát (1800 57.12 - 1040 41.17; UTM 2095850 - 0470350), Khe Phường (UTM 2095528 - 0463579), khu vực Tùng Bục và hạ lưu Khe Bu (UTM 2102366 - 0468762).

Đặc điểm sinh cảnh của điểm điều tra Khe Choăng (UTM 2095528 – 0463579), tiểu khu 798; Thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất thấp đã bị tác động. Cấu trúc rừng bị phá vỡ, đang phục hồi, quần xã thực vật tương đối khép kín.

Đặc điểm sinh cảnh của điểm điều tra Khe Chát (180 57.12 - 104 41.17; UTM 2095850 – 0470350): Độ cao trên 500m, thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất thấp đã bị tác động. Cấu trúc rừng đã bị phá vỡ và đang dần ổn định lại. Quần xã thực vật tương đối khép kín, rừng đã có chia tầng rõ rệt.

Đặc điểm sinh cảnh của điểm điều tra Khe Phường (UTM 2095528 – 0463579), tiểu khu 798, độ cao dưới 500 m, Thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất thấp đã bị tác động. Tán rừng đã bị phá vỡ, tầng trên còn sót lại một số cây to nhưng có phẩm chất xấu, có nhiều dây leo.

Đặc điểm sinh cảnh của điểm điều tra Khe Bu (UTM 2102366 – 0468762), tiểu khu 791, độ cao trên 500 m, Thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất thấp đã bị tác động. Khu vực này cách bản Bu và bản Nà khoảng 03 giờ đồng hồ đi bộ, rừng đã bị khai thác, cấu trúc rừng bị phá vỡ.

Khu vực V: Khe Thơi

Khu vực này điều tra tại bản Tân Hương, Tùng Hương, Liên Hương, Khe Thơi (UTM 2108781 - 0455451), Băng Ca (UTM 2107613 – 0451321), Khe Mặt (19001’

59’’- 104034’17’’). Đây là khe có lưu vực rộng lớn, có độ cao lớn và có đỉnh Pù Mát, Pù Xám Liệm. Thảm thực vật là rừng nguyên sinh và thứ sinh phân bố ở đai cao và đai thấp.

Đặc điểm sinh cảnh của điểm điều tra Khe Thơi (UTM 2108781 – 0455451), tiểu khu 707; Khu vực này trước đây có dân cư sinh sống (bản Khe Hạ) nhưng đã chuyển ra khỏi rừng từ lâu. Trước đây rừng bị phá hoại, cấu trúc rừng bị phá vỡ hoàn toàn, nhưng nay rừng đã được phục hồi.

3.2.2. Phân bố lưỡng cư, bò sát theo các khu vực điều tra

Khu vực I (Phúc Sơn - Cao Vều): ghi nhận có sự phân bố của 3 bộ (Anura, Squamata, Testudinata), 17 họ với 50 loài, 38,5% số loài.

Khu vực II (Lục Dạ - Môn Sơn - Khe Khặng): Khu vực này có sự phân bố của cả 4 bộ, với 22 họ và 92 loài, 70,8% số loài.

Khu vực III (Trung Chính - Khe Kèm - Khe Mọi): có sự phân bố của 3 bộ và 22 họ với 108 loài, 83,1 % số loài.

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát vườn quốc gia pù mát (Trang 101 - 104)