Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến thời gian biến thái của ấu trùngtôm he chân trắng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống, thời gian biến thái và sự tăng trưởng của ấu trùng tôm he chân trắng (penaeus vannamei) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 35 - 65)

he chân trắng

Hiện nay nhu cầu về con giống khỏe mạnh, không có mầm bệnh virút và kháng được bệnh ngày càng cao do vậy để đạt được điều đó thì phải tạo ra đàn tôm mẹ khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.

Mật độ là một trong những nhân tố liên quan mật thiết đến tỷ lệ sống, Do đó việc theo dõi và xác định được thời gian biến thái của ấu trùng có vai trò hết sức quan trọng. Mỗi một giai đoạn phát triển đều có nhu cầu về loại thức ăn khác nhau, cũng như số lượng thức ăn như vậy xác định được thời gian biến thái sẽ giúp cho người nuôi điều chỉnh được số lượng cũng lựa chọn được loại thức ăn phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của chúng để chúng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất. Tùy theo mỗi loài tôm sẽ có các mật độ ương nuôi khác nhau, để tìm được mật độ nuôi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng ấu trùng chúng tôi đã tiến hành bố trí thí nghiệm với 3 mật độ khác nhau 200Nauplius/l, 250Nauplius/l, 300Nauplius/l từ đó tìm ra mật độ nuôi thích hợp nhất.

Phân tích phương sai cho thấy có sự sai khác nhau về thời gian biến thái giữa các CT, do vậy chúng tôi đã tiến hành so sánh theo tiêu chuẩn LSD 0,05 về thời gian biến thái thì sự sai khác này là có ý nghĩa.

Bảng 3.3. Thời gian biến thái của ấu trùng theo giai đoạn phát triển tại 3 CTTN

Giai đoạn Thời gian biến thái(h)

CT1 (TB ± SD) CT2 (TB ± SD) CT3(TB±SD) N6-Z1 4,67a ± 0,58 5,00a ±1 ,00 5,67a ± 0,58 Z1-Z2 27,33a ± 1,53 29,00a ± 1,00 29,67a± 3,79 Z2-Z3 28,33a ± 0,53 29,67a ±1 ,53 31,33b ± 1,15 Z3-M1 27a ± 1,00 28,67ab ±1 ,00 31,00b ± 1,00 M1-M2 25,33a ± 0,58 27,00ab ± 2,00 28,67b ± 1,15 M2-M3 26,33a ± 0,58 29,00b ± 1,00 31,33c ± 1,53 M3-P1 25a ± 1,00 28,67b ± 1,53 32,33c ± 2,52 tổng 164 175,33 190

(Ghi chú: Số liệu ở cùng một hàng, có ký hiệu số mũ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thông kê.)

Dựa vào bảng 3.2 chúng ta nhận thấy rằng đã có sự sai khác nhau về thời gian biến thái, nhìn chung tại các lô thí nghiệm có mật độ ương nuôi thấp cho thời gian biến thái ngắn ngược thời gian càng kéo dài với những lô thí nghiệm có mật độ ương nuôi dày hơn.

Giai đoạn N6 – Z1: Chưa thấy có sự khác nhau giữa các công thức Tại CT1 có thời gian biến thái nhanh hơn so với CT2, CT3. CT1 có thời gian biến thái là 4,67 (giờ) và sai khác này không có ý nghĩa so với CT2 và CT3, trong khi đó thời gian biến thái của CT2 là 5,00 (giờ), và ở CT3 là 5,67 (giờ). Như vậy so với các loài tôm he khác thì thời gian biến thái tại giai đoạn Nauplius của ấu trùng tôm he chân trắng nhanh hơn nhiều nếu chúng ta lựa chọn được mật độ nuôi thích hợp không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ấu trùng. So với loài P.monodon

trung bình cho thời gian biến thái mỗi giai đoạn phụ của Nauplius từ 6,6-7 (giờ) nếu nhiệt độ nước biến động từ 28-290C, như vậy chứng tỏ điều kiện nhiệt độ tại Ninh Thuận cũng rất thuận lợi cho việc sản xuất tôm giống.

Giai đoạn Z1 - Z2: ở CT1 có thời gian biến thái ngắn với 27,33 (giờ), còn CT2 với thời gian biến thái là 29 (giờ), trong khi đó tại CT3 có thời gian biến thái 29.67 (giờ). CT1 biến thái ngắn nhưng sai khác này không có ý nghĩa so với 2 CT còn lại

Sự khác biệt về thời gian biến thái bắt đầu được thể hiện rõ khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Z2 - Z3: CT3 có thời gian biến thái kéo dài hơn và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với 2 CT còn lại chiếm tới 31,33 (giờ), CT1 cho thời gian biến thái ngắn nhất với 28,33 (giờ) tuy sự sai khác đó không có ý nghĩa về mặt thống kê so với CT2 (29,67 giờ)

Giai đoạn Z3-M1: Tại CT1 có thời gian biến thái ngắn hơn cả chỉ chiếm 27 (giờ) trong khi đó CT2 có thời gian là 28,67 (giờ) và ở CT3 là 31 (giờ). CT1 biến thái ngắn (27 giờ) có sự sai khác có ý nghĩa so với CT3. Như vậy kết thúc giai đoạn Zoea thì CT1 có tổng thời gian biến thái là 82,66 (giờ), CT2 có tổng thời gian biến thái là 87 (giờ), chậm nhất là CT3 với 92 (giờ) so sánh với kết quả nghiên cứu của Hồ Hữu Danh (2006) thì chúng tôi thu được thời gian biến thái nhanh hơn, có được kết quả

trên đầu tiên phải nói đến chất lượng tôm giống tại CP, điều kiện thời tiết khí hậu và quá trình quản lý chăm sóc được đảm bảo.

Giai đoạn M1 - M2: CT1 có thời gian biến thái ngắn 25,33 (giờ) hơn so với CT2 là 27,33(giờ) và CT3 là 29,33 (giờ). Nhìn chung đây là giai đoạn có thời gian biến thái ngắn của cả 3 CT trong tất cả 6 giai đoạn trong quá trình nghiên cứu thí nghiệm. Nguyên nhân chính là do xác định được thời gian chuyển giai đoạn nên cuối giai đoạn Zoea 3 chúng tôi đã tiến hành xiphon lấy hết lượng thức ăn dư thừ, chất thải và xác chết của ấu trùng làm sạch môi trường khiến đàn tôm lột xác nhanh và đồng đều.

Giai đoạn M2 - M3: ở CT1 có thời gian biến thái ngắn nhất với 26,33 (giờ) có sự sai khác có ý nghĩa so với 2 CT còn lại, tiếp theo là CT2 biến thái trong thời gian 29 (giờ) và chậm nhất là tại CT3 chiếm 31,33 (giờ).

Giai đoạn M3 - P1: Thời gian biến thái của CT1 là ngắn nhất 25 (giờ), có sự sai khác có ý nghĩa so với CT2và CT3, trong khi đó thời gian biến thái của CT2 là 28,67 (giờ), chậm nhất vẫn là CT3 chiếm 32,33 (giờ).

Như vậy chứng tỏ mật độ ương nuôi đã tác động lên thời gian biến thái của ấu trùng và tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Trong đó CT1 cho thời gian biến thái nhanh nhất và dài nhất đối với CT3, như vậy sử dụng CT1 tốt nhất nhằm rút ngắn thời gian biến thái của ấu trùng. Mật độ nuôi càng cao sẽ hạn chế khoảng không gian hoạt động của ấu trùng, xảy ra sự cạnh tranh về oxy và nguồn thức ăn thường xuyên khiến cho thời gian biến thái của ấu trùng kéo dài

Hình 3.3:Thời gian biến thái của ấu trùng trong thời gian thí nghiệm

Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta cũng nhận thấy rằng tổng thời gian biến thái của CT1 là ngắn nhất 164,00 (giờ), tiếp theo là CT2 với tổng thời gian biến thái là 175,33 (giờ) và chậm nhất tại CT3 với 190 (giờ). Như vậy trong thực tiễn ương nuôi với quy mô lớn nếu chúng ta lựa chọn được mật độ nuôi thích hợp sẽ rút ngắn được thời gian biến thái, tiết kiện được thời gian nuôi, nguồn thức ăn và một số chi phí khác do đó nó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.

3.4. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến sự tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng tôm he chân trắng.

Bảng 3.4: Sự tăng trưởng về chiều dài trung bình của ấu trùng tại 3 CTTN

Giai đoạn chiều dài thân ấu trùng

CT1 (TB ± SD) CT2 (TB ± SD) CT3 (TB ± SD) Z1 0,95a ±0,04 0,91a ±0,03 0,90a ± 0,34 Z2 1,61a ± 0,03 1,58a ± 0,06 1,56a ± 0,58 Z3 2,67a ± 0,06 2,45b ± 0,10 2,38b ± 0,92 M1 3,46a ± 0,07 3,11b ± 0,04 2,90c ± 1,20 M2 3,95a ± 0,09 3,53b ± 0,04 3,27c ± 1,36 M3 4,57a ± 0,21 4,20b ± 0,05 3,84c ± 1,58

(Ghi chú: Số liệu ở cùng một hàng, có ký hiệu số mũ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê.)

Dựa vào bảng 3.3 cho thấy rằng, trong cùng điều kiện nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm thì sự tăng trưởng về chỉ số dài thân trung bình của ấu trùng tôm tăng dần theo ngày nuôi và giai đoạn ở các công thức thí nghiệm. Trong những ngày đầu thí nghiệm chiều dài ấu trùng trong các CT là như nhau. Bắt đầu chuyển sang giai đoạn zoea1 ấu trùng bắt đầu tập làm quen với nguồn thức ăn bên ngoài và hoàn thiện dần các bộ phận của cơ thể nên sự tăng trưởng là không lớn. Đặc biệt giai đoạn này kích thước của ấu trùng rất nhỏ, khả năng bắt mồi còn yếu, hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn chỉnh nên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng vẫn đang còn bị hạn chế vì vậy tại giai đoạn Z1, Z2 của các CTTN thể hiện sai khác không có ý nghĩa thống kê P>0.05. chiều dài thân trung bình tại các lô thí nghiệm của CT1 lần lượt là 0.95 (mm), 1,61(mm); CT2 là 0,91(mm), 1,58 (mm); CT3 là 0,90 (mm), 1,56 (mm).

Chuyển sang giai đoạn Z3 lúc này ấu trùng cơ bản đã thích nghi với nguồn thức ăn bên ngoài, hệ tiêu hóa của ấu trùng bắt đầu hoàn thiện chúng ăn mồi liên tục do vậy nguồn chất dinh dưỡng sẽ được dồn một phần cho sự tăng trưởng đây là giai đoạn ấu trùng có tốc độ tăng trưởng về chiều dài tương đối nhanh, song ruột luôn đầy thức ăn khiến chúng thải phân liên tục tạo thành đuôi phân kéo dài phía sau do đó nếu chúng ta ương nuôi với mật độ dày làm cho lượng chất thải tăng lên khó quản lý là nguyên nhân dẫn đến ấu trùng phát triển chậm lại. Do đó tại CT1 cho chiều dài trung bình thân là 2,67 (mm) và có sự sai khác với 2 CT còn lại có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Kết thúc giai đoạn M3 các TCTN 1,2,3 cho chiều dài trung bình thân lần lượt là 4,57 ± 0,21; 4,20 ± 0,05; 3,84 ± 1.58.

So sánh với kết quả thu được của Đào Văn Trí - Nguyễn Thành Vũ, và nghiên cứu của viện Hải Dương HaWaii thì chiều dài trung bình tăng nhanh hơn, có được kết quả trên nhờ kết quả của quá trình lai tạo, chăm sóc quản lí tốt mặt khác lựa chọn được mật độ nuôi thích hợp với sự phát triển của ấu trùng tôm he chân trắng .

Hình 3.3. Tăng trưởng trung bình về chiều dài thân ấu trùng

Nhìn vào biểu đồ 3.3 ta thấy tốc độ tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng tôm trong các giai đoạn đều tăng dần từ Zoea1 đến mysis3 theo thời gian. Trong các giai đoạn thì ở CT1 đều thu được kết quả với sự tăng trưởng là cao nhất.

CT2 và CT3 đều thấy có sự tăng trưởng về chiều dài thân nhưng chậm hơn so với CT1, và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05)

Như vậy mật độ ương nuôi đã tác động mạnh đến sự tăng trưởng của ấu trùng tôm he chân trắng. Mật độ ương nuôi càng cao làm cho sự tăng trưởng của ấu trùng chậm đi và ngược lại .

Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng chỉ số dài thân ấu trùng trong các CTTN

Giai đoạn

Tốc độ tăng trưởng chỉ số dài thân

CT 1 CT 2 CT 3 DLG (mm/ngày) L1(%) DLG (mm/ngày) L1(%) DLG ((mm/ngày) L1(%) Z1-Z2 0,58 61 0,51 56 0,46 52 Z2-Z3 0,96 59,8 0,69 43 0,59 38

Z3-M1 0,70 26 0,52 21 0,37 15

M1-M2 0,46 13,4 0,37 11 0,30 10

M2-M3 0,56 14,4 0,54 17 0,43 13,4

Nhìn vào bảng trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chỉ số dài thân của ấu trùng tôm qua các CT có sự khác biệt và không ổn định mà thay đổi theo thời gian, giai đoạn, điều này cũng dễ hiểu đối với sự tăng trưởng chung đối với loài giáp xác. Tại CT2 dao động từ 0,37mm/ngày (giai đoạn M1-M2) – 0,69mm/ngày (giai đoạn Z2 - Z3) .

Tại CT1 tốc độ tăng trưởng tuyệt đối lớn nhất là giai đoạn Z2-Z3 đạt 0,96mm/ngày, và chậm nhất là giai đoạn M1-M2 chỉ tăng 0,46mm/ngày. Cũng như tốc độ tăng trưởng tuyệt đối tốc độ tăng trưởng tương đối thay đổi liên tục cao nhất là Z1-Z2 với 63,20%, thấp nhất ở giai đoạn M1-M2 tăng 14,16%

Ở CT3 có tốc tăng trưởng tuyệt đối cao nhất tại giai đoạn Z2-Z3 đạt 0,59mm/ngày, chậm nhất là giai đoạn M1-M2 chỉ tăng 0,30mm/ngày. Còn tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhất là giai đoạn Z1-Z2 là 52%, chậm nhất là giai đoạn M1-M2 chỉ đạt 10%.

So sánh tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân tôm, chúng ta nhận thấy rằng tại CT1 có tốc độ tăng trưởng vượt bậc hơn so với CT2 và CT3 như vậy chứng tỏ việc lựa chọn mật độ nuôi 200Nauplius/l tốt hơn 2 mật độ còn lại, mật độ nuôi càng cao thì tốc độ phát triển càng thấp và ngược lại.

Kết quả trên kết hợp với kết quả của quá trình theo dõi về tỷ lệ sống và thời gian biến thái tại CT1 sẽ cho kích thước chiều dài là lớn nhất, tỷ lệ sống cao và rút ngắn thời gian chuyển giai đoạn do vậy ương nuôi với mật độ 200 Nauplius/l là tốt nhất. Trong sản xuấtgiống ấu trùng tôm he hiện nay do nhu cầu con giống ngày càng tăng sẽ khiến cho nhiều cơ sở lựa chọn những mật độ nuôi cao, tuy ở giai đoạn đầu có thể khiến cho nhiều người hài lòng về cách lựa chọn mật độ nuôi đó với lý do sau:

Giai đoạn ấu trùng còn nhỏ lượng chất thải thải ra ít do đó mật độ ương nuôi cao sẽ hạn chế được nguồn thức ăn dư thừa, tiết kiệm được thể tích nuôi, nguồn thức ăn…khiến cho kích thước ấu trùng nuôi ở mật độ cao sẽ lớn hơn so với mật độ thấp (nguồn thức ăn không được tận dụng 1 cách triệt để), song trải qua được 1-2 giai đoạn đầu thì lại có xu hướng ngược lại mật độ ương nuôi càng lớn nhu cầu về dinh dưỡng, không gian sống, lượng chất thải của ấu trùng càng tăng do đó sự cạnh tranh của ấu trùng diễn ra mạnh mẽ hơn. Như vậy mật độ nuôi thấp sự tăng trưởng, thời gian biến thái và tỷ lệ sống sẽ cao hơn và ngược lại. Trong thực tế điều kiện tôm mẹ khan hiếm và giá thành cao nhằm đạt tỷ lệ sống cao hơn, chất lượng ấu trùng tốt hơn nữa chúng ta có thể thả nuôi với mật độ từ 150-200Nauplius/l.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu và theo dõi tôi có một số kết luận như sau:

1. Tỷ lệ sống tại các mật độ qua các đợt thí nghiệm tương đối cao, kết thúc

giai đoạn M3 ở mật độ 200N/l cho tỷ lệ sống cao nhất (76,11%), mật độ 250N/l cho tỷ lệ sống (68,72%), mật độ 300N/l cho tỷ lệ sống thấp nhất (62.53%), như vậy tỷ lệ sống chịu tác động lớn của mật độ nuôi

2. Thời gian biến thái khác nhau tùy theo mật độ nuôi khác nhau, cụ thể. Mật

độ 200N/l có tổng thời gian biến thái ngắn nhất (164,00 giờ), tiếp đến là mật độ 250 N/l với tổng thời gian biến thái là 175,33 (giờ), chiếm tổng thời gian biến thái kéo dài là mật độ 300N/l (190 giờ)

3. Tốc độ tăng trưởng của ấu trùng chịu tác động của các mật độ nuôi, các lô

thí nghiệm của mật độ 200 N/l cho tốc độ tăng trưởng cao hơn so với 2 mật độ còn lại. Tại mật độ 200 N/l cho tốc độ tăng trưởng về chiều dài là 4,57mm, tiếp theo là mật độ 250 N/l với tốc độ tăng trưởng về chiều dài là 4,20mm, chậm nhất vẫn là mật độ 300 N/l cho tốc độ tăng trưởng chỉ 3,84mm.

Đề xuất ý kiến

1. Để ấu trùng tôm he chân trắng sinh trưởng nhanh phát triển mạnh, thời

gian biến thái ngắn, nâng cao tỷ lệ sống qua các giai đoạn nên ương nuôi ấu trùng với mật độ 200 Nauplius/l

2. Tôm he chân trắng là đối tượng nhanh chóng mang lại hiệu quả kinh tế do

vậy cần tiếp tục tiến hành thêm các thí nghiệm với các mật độ khác nhằm có cơ sở vững chắc khi áp dụng quy trình vào nuôi tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hải Âu (2004), Tìm hiểu quy trình nhân tạo tôm he chân trắng tại

Phú Yên, Luận văn tốt nghiệp Đại Học Thủy Sản Nha Trang.

2. Hồ Hữu Danh (2006), Tìm hiểu quy trình kỹ thuật ương nuôi ấu trùng Larvae

tôm chân trắng, chuyên đề tốt nghiệp NTTS, Khoa Nông – Lâm –Ngư, Trường Đại Học

Vinh.

3. Lục Minh Diệp (2003), Kỹ thuật nuôi giáp xác, Khoa NTTS Trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang.

4. Võ Hoàng Duy (2004), Nghiên cứu sức sinh sản của tôm he chân trắng theo

nhóm kích thước, luận văn tốt nghiệp Đại Học Thủy Sản.

5. Phạm Thị Hoa (2007), Ảnh hưởng của mật độ và công thức phối trộn thức ăn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống, thời gian biến thái và sự tăng trưởng của ấu trùng tôm he chân trắng (penaeus vannamei) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 35 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w