Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống, thời gian biến thái và sự tăng trưởng của ấu trùng tôm he chân trắng (penaeus vannamei) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 32)

Thời gian: Từ ngày 01/03/ - 30/06/2011

Địa điểm: Công ty cổ phần chăn nuôi CP.Việt Nam, xã An Hải, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, độ mặn, pH và độ kiềm đều có tác động rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển ấu trùng tôm, đặc biệt là ấu trùng đang ở giai đoạn nhỏ Nauplius, Zoea và mysis do vậy trong quá trình ương nuôi chúng ta cần tiến hành kiểm tra và theo dõi hằng ngày nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời và tránh những trường hợp đáng tiếc xẩy ra.

Bảng 3.1. Sự biến động các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Công thức Nhiệt độ pH Độ kiềm S(‰)

Min →Max

TB ± SD Min → Max Min → Max TB ± SD Min → Max TB ± SD CT 1 29,8 → 32 31,12 ± 0,12 7,9 → 8,4 110 → 150 135,83 ± 2,60 29 → 32 30,17 ± 0,62 CT 2 30 → 32 31,13±0,05 8 → 8,4 120 → 150 138,75 ± 1,25 29 → 31 30,29 ± 0,40 CT 3 30 → 32 31,26 ± 0,10 8 → 8,4 130 → 150 136,67 ± 1,44 28 → 32 30,42 ± 0,07

- Nhiệt độ (0C): Nhiệt độ nước là yếu tố thủy lý rất quan trọng nó có tác động trực tiếp và gián tiếp lên đời sống của động vật thủy sản nói chung và ấu trùng tôm he nói riêng (như ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, quá trình phân hủy mùn bạ hữu cơ, ảnh hưởng đến hàm lượng các khí độc...).

Hình 3.1. Sự biến động nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm

Khi tiến hành bố trí thí nghiệm, các lô thí ngiệm được bố trí một cách ngẫu nhiên, nguồn nước lấy từ 1 bể đã được xử lý trong cùng một thời gian.

Dựa vào bảng 3.1 chúng ta nhận thấy rằng: Nhiệt độ nước trong các lô thí nghiệm nhìn chung biến động không lớn, chỉ số nhiệt độ tại các lô thí nghiệm nằm trong khoảng tốt cho sự sinh trưởng của ấu trùng tôm he chân trắng, Nhiệt độ trong 3 đợt thí nghiệm giao động từ 29-320C, điều đó chứng tỏ điều kiện thời tiết ở đây rất thuận lợi cho việc sản xuất tôm giống. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Âu và Nguyễn Trọng Nho(2004) thì ấu trùng tôm he chân trắng sinh trưởng, phát triển và đạt tỷ lệ sống cao trong điều kiện nhiệt độ môi trường từ 28-320C. Như vậy sự biến động của nhiệt độ nước không ảnh hưởng đến ấu trùng tôm trong các đợt thí nghiệm.

- Độ mặn(‰) Trong các đợt thí nghiệm nguồn nước trong các lô thí nghiệm

được lấy vào cùng thời gian nên sự chênh lệnh về độ mặn là không lớn, mỗi một giai đoạn thì ấu trùng tôm có một ngưỡng độ mặn thích hợp. Trong quá trình bố trí thí nghiệm thì độ mặn vẫn được đảm bảo đồng nhất duy trì và giảm dần từ 32- 29‰ do những ngày sau chuyển sang giai đoạn mysis chúng tôi tiến hành thay nước giảm độ mặn giúp ấu trùng lột xác nhanh, chuyển giai đoạn đồng đều. So sánh kết quả thu được chúng tôi nhận thấy rằng độ mặn trong các lần thí nghiệm nằm trong ngưỡng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống, thời gian biến thái và sự tăng trưởng của ấu trùng tôm he chân trắng (penaeus vannamei) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w