cứu của Nguyễn Hải Âu (2004).
- Độ kiềm: Từ bảng 3.1 ta thấy rằng: độ kiềm giao động trong khoảng 110 – 150 mg/l. Theo Lục Minh Diệp (2000), độ kiềm thích hợp cho tôm he là 80 – 150 mg/l [15]. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy độ kiềm phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng.
- pH: Là yếu tố thủy hóa quan trọng, có tác động đến sức khỏe, đời sống của ấu trùng tôm cũng như hệ sinh vật trong môi trường nuôi. Ảnh hưởng của pH đến tôm thường đi kèm theo các yếu tố khác trong đó có mỗi quan hệ giữa pH với NH3, lượng C vô cơ trong nước [1], khi pH thấp sẽ làm tăng tính độc của H2S, làm giảm sự phát triển của tảo. Khi pH cao sẽ làm tăng tính độc của NH3 [16].
Qua quá trình nghiên cứu và theo dõi chúng tôi nhận thấy chỉ số pH biến động theo thời gian trong ngày (giữa buổi sáng và buổi chiều) và thời gian ương tuy nhiên biên độ giao động không lớn do đó không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng. So sánh kết quả thu được pH biến động từ 7,9-8,4 với nghiên cứu của Vũ Thế Trụ (1995) pH thích hợp cho ấu trùng tôm nằm trong khoảng 7,5-8,5 như vậy sự giao động của pH hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm he chân trắng .
3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống của ấu trùngtôm he chân trắng trắng
Việc xác định mật độ nuôi là việc làm hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn sản xuất. Đây vừa là cơ sở để tiến hành thả nuôi trong qúa trình ương giống vừa là chỉ tiêu để xác định hiệu quả vụ nuôi. Mật độ nuôi nói lên khoảng không gian giữa các cá thể, sự cạnh tranh về nguồn thức ăn và có quan hệ mật thiết với kỹ thuật nuôi, tỷ lệ sống, sinh trưởng phát triển và chất lượng ấu trùng.
Bảng 3.2: Tỷ lệ sống của ấu trùng theo từng giai đoạn phát triển tại các CTTN Giai đoạn Tỷ lệ sống(%) CT1 (TB ± SD) CT2 (TB ± SD) CT3 (TB ±SD) N6 100 100 100 Z1 91,73a ± 1,65 90,72a ± 1,75 90,38a ± 1,90 Z2 89,61a± 1,64 87,44a ± 0,85 81,98b ± 2,09 Z3 87,09a ± 1,15 80,24b ± 1,07 76,51c ± 2,77 M1 82,93a ± 2,25 76,51b ± 4,30 70,32c ± 0,63 M2 79,38a ± 0,96 71,57b ± 1,48 67,15c ± 3,35 M3 76,11a ± 1,10 68,72b ± 1,79 62,53c ± 2,54
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một hàng, có ký hiệu số mũ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê)
Dựa vào kết quả so sánh LSD cho thấy tỷ lệ sống nhìn chung tại các lô thí nghiệm qua các đợt tương đối cao và giảm dần theo ngày nuôi và giai đoạn và có sự khác nhau ở các CT với các mật độ ương nuôi khác nhau .Tỷ lệ sống ấu trùng cao nhất sau khi chuyển sang giai đoạn z1 với tỷ lệ 90,38 ± 1,90 – 91,73 ± 1.65 và giảm dần đến cuối giai đoạn thí nghiệm với 62,53 ± 2,54 – 76,11 ± 1,10. Những ngày đầu của quá trình thí nghiệm khi ấu trùng vừa chuyển sang giai đoạn Z1, Z2 tỷ lệ sống cao vì ở giai đoạn này còn ấu trùng đang nhỏ sự cạnh tranh về không gian sống không cao, không tốn diện tích, nhu cầu thức ăn còn ít, lượng chất thải ra môi trường ít, như vậy nó không tác động mạnh đến tỷ lệ sống. Do đó giữa các CT có sai khác không có ý nghĩa thống kê P>0.05
Chuyển sang giai đoạn M1 với những lô thí nghiệm có mật độ nuôi dày có hiện tượng ấu trùng chuyển giai đoạn yếu, một số ấu trùng chết ở cuối giai đoạn, số còn lại có kích thước nhỏ do đó khi chuyển sang giai đoạn mysis làm tỷ lệ sống giảm đi đáng kể. Nguyên nhân chính đó là khi ương nuôi ở mật độ cao việc quản lý các yếu tố môi trường trở nên khó khăn do các sản phẩm trao đổi chất và các sản phẩm thải thải nhiều làm ô nhiễm môi trường nước nuôi, sự khác biệt giữa các CT được thể hiện rõ hơn khi chuyển sang giai đoạn này với CT1 cho tỷ lệ sống đạt cao nhất với 82.93% và sai khác có ý nghĩa so với CT2 cho 76,51%,và CT3 70,32%.
Sang cuối giai đoạn M3 tỷ lệ sống của CT1 đạt 76,11%, CT2 68,72%, CT3 đạt 62,53% như vậy chứng tỏ mật độ ương nuôi trên một đơn vị thể tích có tác động đến tỷ lệ sống của ấu trùng.
Sự khác biệt đó thể hiện rõ hơn qua biểu đồ :
Hình 3.2. Tỷ lệ sống của ấu trùng trong quá trình thí nghiệm
So sánh kết quả thu được với nghiên cứu của Đào Văn Trí- Nguyễn Thành Vũ(2005) thì chúng tôi thu được kết quả tương đối cao, chứng tỏ chất lượng ấu trùng thu tại trại đảm bảo cho việc sinh trưởng và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Vũ (2004) thì chúng tôi thu được kết quả tương tự (khi ương nuôi ấu trùng với mật độ 100-150N/l thì cho tỷ lệ sống trung bình từ Nauplius lên PL là 67,85%)
Như vậy mật độ ương nuôi luôn tỷ lệ nghịch với tỷ lệ sống của ấu trùng tôm, mật độ nuôi càng cao thì tỷ lệ sống của ấu trùng càng thấp và ngược lại, điều này cũng được khẳng qua nghiên cứu của Nguyễn Hải Âu, 2004.