KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kích thước hạt điện môi lên độ ổn định của bẫy quang học (Trang 60 - 61)

Luận văn đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề về bẫy quang học, sự ổn định của bẫy quang học, đặc biệt nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hạt mẫu lên độ ổn định của bẫy sử dụng hai xung Gauss ngược chiều tác dụng lên hạt điện môi. Nội dung chính của luận văn có thể tóm lược trong mấy điểm sau:

- Đã tổng quan về bẫy quang học và các ứng dụng của nó trong nghiên cứu nguyên tử, hạt vàng nano và các tế bào sống, đưa ra một số mô hình bẫy mà các tác giả khác đã sử dụng để nghiên cứu, đồng thời đề xuất mô hình bẫy sử dụng hai xung Gauss truyền lan ngược chiều.

- Trình bày về các lực tác động lên hạt mẫu trong chất lưu, khảo sát quá trình động học của hạt mẫu dưới tác động của bẫy quang học. Đặc biệt đưa ra phương trình Langevin mô tả quá trình chuyển động của hạt mẫu trong bẫy quang học, nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ổn định của bẫy. Từ đó đưa ra phương pháp mô phỏng số đề khảo sát vị trí của hạt mẫu trong bẫy quang học hai xung Gauss ngược chiều.

- Trong chương 3 chúng tôi đã tính toán và khảo sát ảnh hưởng của độ rộng xung, khoảng cách giữa hai tiêu điểm và bán kính mặt thắt chùm tia lên quang lực dọc và quang lực ngang. Đồng thời khảo sát ảnh hưởng của kích thước hạt đến độ lớn quang lực cũng như lực Brown tác động lên hạt thủy tinh trong nước lên độ ổn định của bẫy. Từ đó chỉ ra rằng, với những hạt có kích thước xác định nằm trong môi trường chất lưu có độ nhớt và chiết suất cụ thể, để quá trình bẫy ổn định ta phải chọn được xung laser với độ rộng bán xung, công suất đỉnh xung, bước sóng laser và mặt thắt chùm tia phù hợp. Ngược lại, với một bẫy quang học có sẵn, ta chỉ có thể sử dụng với một số đối tượng phù hợp nhất định, khi đó mới có thể bảo đẩm sự ổn định của mẫu cần nghiên cứu.

- Luận văn mới dừng lại khảo sát ảnh hưởng của kích thước hạt đến độ ổn định của bẫy nằm trong mặt phẳng mẫu, mà chưa áp dụng lợi thế của bẫy hai xung Gauss ngược chiều trong không gian ba chiều, cũng như sử dụng quang lực dọc để thao tác hạt, ứng dụng bẫy quang học để tính các lực cở pN… đó là những hạn chế của luận văn. Đây là những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới và là nội dung cần phát triển của luận văn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kích thước hạt điện môi lên độ ổn định của bẫy quang học (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w