Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 32)

2.4. Phương pháp thực nghiệm

2.4.2. Phương pháp điều tra

2.4.2.1. Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại

- Quan sát triệu chứng bệnh trên toàn bộ cây trồng trên địa điểm điều tra đã chọn. Tính tần suất bắt gặp bệnh hại. Tất cả các bệnh bắt gặp trên ruộng điều tra đều tiến hành đưa mẫu bệnh về phòng thí nghiệm để xác minh. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh theo tiêu chuẩn ngành về phương pháp bảo vệ thực vật theo thang 4 cấp sau:

+ : < 10% cây bị bệnh + + : 11 - 25 % cây bị bệnh + + + : 26 - 50 % cây bị bệnh + + + + : > 50% cây bị bệnh

- Ghi chép theo phiếu điều tra đồng ruộng

2.4.2.2 . Phương pháp điều tra diễn biến bệnh hại

Các bệnh khác nhau có phương pháp điều tra khác nhau, định kỳ điều tra 7 ngày/lần

- Bệnh đốm vòng – Alternaria solani

Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Đối với ruộng điều tra mở rộng điều tra mỗi điển 10 – 20 cây ngẫu nhiên và đối với ruộng thí nghiêm điều tra điều tra mỗi điểm 5 cây .Theo dõi tổng số lá bệnh và tổng số lá điều tra.

Lá bị bệnh được phân cấp như sau : Cấp 0 : Không có bệnh

Cấp 1 : Diện tích vết bệnh chiếm 1-10 % diện tích lá Cấp 2 : Diện tích vết bệnh chiếm 11-30 % diện tích lá Cấp 3 : Diện tích vết bệnh chiếm 31-50 % diện tích lá

Cấp 4 : Diện tích vết bệnh chiếm 51-75 % diện tích lá Cấp 5 : Diện tích vết bệnh chiếm > 75 % diện tích lá - Nhóm bệnh héo chết cây

Bệnh héo vàng - Fusarium oxyporum Schlecht Bệnh lở cổ rễ - Rhizoctonia solani

Điều tra toàn bộ cây trong ruộng thí nghiêm. Đếm số cây bị bệnh trong tổng số cây điều tra.

Để đánh giá mức độ bệnh hại tại các giai đoạn sử dụng thang phân cấp sau :

Cấp 0 : Cây khoẻ Cấp 1 : Một lá bị héo Cấp 2 : 1/3 cây bị héo Cấp 3 : 1/2 cây bị héo Cấp 4 : Toàn cây bị héo

- Bệnh xoăn lá virus-Tomato Yellow Leafcurl viru.

Điều tra trên ruộng thí nghiệm tại Nghi Lộc - Nghệ An theo phương pháp đếm toàn bộ số cây và số cây bị bệnh trong ô thí nghiệm.Tính tỉ lệ bệnh.

Để đánh giá mức độ bệnh dựa vào thang phân cấp sau : Cấp 0 : Không quan sát thấy triệu chứng bệnh

Cấp 1 : Số cây bị bệnh chiếm 1 – 10% Cấp 3 : Số cây bị bệnh chiếm 11 – 30% Cấp 5 : Số cây bị bệnh chiếm 31 – 50% Cấp 7 : Số cây bị bệnh chiếm 51 – 75% Cấp 9 : Số cây bị bệnh chiếm > 75% 2.4.3. Các phương pháp kỹ thuật áp dụng - Quy trình kỹ thuật áp dụng

Chuẩn bị vườn ươm (cây con)

Lượng hạt dùng để trồng 1ha cà chua cần khoảng 200-250g. Đất dùng trồng cà chua cần chọn những nơi đất thịt cao, dễ thoát nước. Diện tích đất dùng để trồng vườn ươm 120 – 150 m2

Làm đất: Dọn sạch cỏ dại, cày sâu 2 lượt khoảng 15 – 20 cm, phơi khô, đập nhỏ, lên luống cao khoảng 15 – 20 cm, mặt luống rộng khoảng 80 – 100 cm để dễ chăm sóc.

Bón phân lót trước khi gieo: Mỗi sào diện tích làm vườn ươm cần bón 300 -500 kg phân chuồng đã hoai mục, 5 – 6 kg supe lân, có thể trộn lẫn tro bếp 70% phân chuồng + 3% lân + 10 % tro bếp + 20 % đất bột khô đã ủ trước khi dùng 1,5 – 2 tháng. Rải đều hỗn hợp phân và đất bột lên mặt luống, dùng cào hoặc thước gỗ đảo và gạt phần đất to ra mép luống, dùng cuốc vén rãnh luống cho gọn trước khi gieo.

Gieo hạt lên mặt luống với lượng khoảng 1 – 1,2 g/m2. Mỗi sào trồng cà chua chỉ cần gieo 7-8 m2 vườn ươm là đủ.

Sau khi gieo hạt phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi dùng trấu hoặc rơm rạ băm nhỏ phủ lên trên mặt luống để đất khỏi dí dẽ hay bị sói mòn. Dùng thùng tưới ozoa tưới cho vườn ươm, chú ý không được tưới nhiều nước quá sau khi gieo vì nó sẽ làm cho đất bị xói mòn hay dí dẽ và đóng váng mà nên tưới ít và tưới nhiều lần.

Sau khi gieo khoảng 4-8 ngày tuỳ theo thời vụ, khi hạt đã nảy mầm mọc lên khỏi mặt đất cần phải bóc lớp rơm rạ che phủ để cây mọc thẳng và cứng cáp.

Cần phải làm giàn che cho vườn ươm, giàn che cao khoảng 0,5m, lợp bằng phên cót, vòm phải chắc chắn, tránh đỗ khi giông bão, chỉ cần che mặt luống khi có nắng hoặc mưa to.

Khi cây xuất hiện lá thật cần phải tỉa định cây, để khoảng 1,5-2 m2/cây để cho cây được khoẻ mạnh cứng cáp tránh cho cây con quá yếu khi đem trồng.

Trước khi trồng một tuần cần ngừng việc tưới nước cho vườn ươm để huấn luyện cây con

Khi cây con có khoảng 5 - 6 lá thật tức là sau khi gieo 25-30 ngày tuỳ theo thời vụ có thể mang đi trồng được. Khi trồng cần chọn những cây to khoẻ mạnh, cứng cáp, không sâu bệnh và đúng giống.

Ngoài việc gieo cây con lên luống gieo hạt cũng có thể gieo cây con trong túi bầu được làm bằng nilon hoặc lá chuối. Ngày nay người ta có thể gieo hạt vào trong khay rất tiện lợi khi đem trồng.

Làm đất và bón phân chuẩn bị đất trồng

Tốt nhất nên chọn những chân đất giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, tránh không trồng cà chua lên đất vụ trước đã trồng cây họ cà như cà, ớt, cà chua, khoai tây…Nên trồng cà chua luân canh với các cây trồng khác đặc biệt là lúa nước. Chọn nơi có nguồn nước đảm bảo, tưới tiêu chủ động, xa khu vực bệnh viện, các bãi thải công nghiệp, sinh hoạt.

Luống trồng cà chua lên cao 20-25 cm trong vụ chính, vụ muộn và vụ sớm lên luống cao hơn khoảng 30 cm để tránh mưa ngập. Mặt luống rộng khoảng 1,1- 1,2 m, rãnh luống rộng khoảng 30 cm để tiện cho việc đi lại chăm sóc.

Để trồng cà chua đạt năng suất cao cần phải đầu tư lượng phân bón như sau :

Phân chuồng : 4-5 tạ/sào (sào Trung Bộ) Đạm ure : 13-15 kg/sào

Lân supe : 30-35 kg/sào Kaliclorua : 13-15 kg/sào

Bón toàn bộ lượng phân chuồng + 80 % lân + 20% đạm + 20% kali trước khi trồng bằng cách rạch hàng hoặc bỏ theo hốc sau đó lấp đất lại.

Bón thúc chia làm 4 đợt: Đợt 1: Sau khi cây mới hồi xanh (sau khi trồng khoảng 10-12 ngày) dùng 10% lân +10% ure

Đợt 2: Khi cây bắt đầu ra hoa và ra hoa rộ (khoảng 4-5 tuần sau khi trồng) dùng 10% lân + 30% đạm + 30% kali.

Đợt 3: Khi cây ra hoa rộ và quả rộ (khoảng 8 tuần sau trồng) dùng 30% đạm + 40% kali.

Đợt 4: Sau khi thu lứa qủa đầu, bón toàn bộ lượng phân còn lại.

Chú ý: Khi bón phân đợt 1 có thể pha loãng trong nước rồi có thể tưới cho cây. Các đợt sau tốt nhất nên bón theo hốc, xa gốc cây khoảng 10 cm rồi phủ kín đất.

Trồng và chăm sóc: Tốt nhất nên bứng cây ra trồng vào buổi chiều hoặc vào những ngày mát trời để cây đỡ bị chột. Không trồng trực tiếp cây trực tiếp xuống phân, đặt cây vào cạnh hốc phân một tay giữ tay kia vun đất nhỏ lấp vào, ấn nhẹ cho chặt rễ và giúp cây thẳng đứng.

Khoảng cách trồng : Hàng x hàng : 65 - 70 cm Cây x cây : 40 - 45 cm Đảm bảo mật độ khoảng 3,2-3,6 vạn cây/ha

Phải giữ ẩm thường xuyên cho cây nhất là giai đoạn đầu và giai đoạn ra hoa kết quả, có thể dùng phương pháp tưới rãnh để giữ ẩm cho cây.

Làm cỏ xới vun gốc được chia làm 2 đợt : Đợt 1 : Trước khi bón thúc lần 1

Đợt 2 : Xới kết hợp làm cỏ trước khi bón thúc lần 2.

Khi cây trồng khoảng được một tháng cần phải làm giàn để chống đổ cho cây (Có thể áp dụng cắm giàn chữ A hoặc kiểu chữ nhân…tuỳ theo tập quán của từng địa phương).

Cần phải thường xuyên bấm nhánh tỉa cành cho cà chua, loại bỏ những nhánh vô hiệu chỉ giữ lại những nhánh hữu hiệu. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên 3-4 ngày/lần. Thực hiện ở thời kỳ khô ráo, vào các buổi chiều

+ Lập bảng danh mục thành phần bệnh hại cây cà chua. Mức độ phổ biến được lượng hoá theo tần suất bắt gặp A(%)

+ A(%) = Số lần bắt gặp/Tổng số lần điều tra ×100

+ Tỷ lệ bệnh được tính theo công thức: A

TLB(%) = --- × 100 B

TLB: Tỉ lệ bệnh (%) A: Tổng số cây bị bệnh B: Tổng số cây điều tra

+ Chỉ số bệnh (CSB) được tính theo công thức ∑[ (N1 × 1) +(N2× 2) +... +(Nn × n) ] CSB = --- x 100 N × n Trong đó: N1, N2, N3...Nn: là số lá bị bệnh ở mỗi cấp 1, 2,3...n N: Tổng số lá điều tra n: Cấp bệnh

2.4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất - Số cây/m2

- Số quả hữu hiệu trung bình/cây (quả)

- Trọng lượng trung bình một quả thương phẩm - Số quả thương phẩm/cây (quả)

-Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Mật độ cây/m2 x số quả trung bình/cây x trọng lượng trung bình của quả x 10000 m2

- Số liệu thu thập được xử lý trên máy vi tính chương trình Excel 2000 và được thể hiện qua bảng biểu và đồ thị

- Tất cả các số liệu điều tra, số liệu thí nghiệm đều được phân tích, tính toán và so sánh theo phương pháp thống kê sinh học thường quy định trong các thí nghiệm khoa học

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần bệnh hại trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An

Mỗi loại cây trồng đều có khả năng chống chịu sâu bệnh trong những điều kiện sinh thái nhất định. Khả năng chống chịu sâu bệnh của chúng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, đất đai, điều kiện phân bón…Cây cà chua từ khi gieo đến khi thu hoạch luôn có nhiều đối tượng sâu

bệnh gây hại. Sâu bệnh hại trên tất cả các bộ phận, các giai đoạn sinh trưởng của cây. Tuy nhiên chỉ có một số sâu bệnh gây hại ảnh hưởng đến năng suất như bệnh đốm vòng, bệnh xoăn lá virus, đốm nâu…Khi điều kiện ngoại cảnh, giai đoạn sinh trưởng của cây thay đổi thì đối tượng sâu bệnh và mức độ gây hại của chúng cũng thay đổi theo. Để nắm được thành phần sâu bệnh hại nói chung, bệnh nói riêng trên ruộng cà chua chúng tôi tiến hành điều tra thành phần bệnh hại qua đó xác định các đối tượng gây hại chính.

Qua điều tra theo dõi bệnh ở ruộng cà chua thí nghiệm ở Nghi Lộc - Nghệ An đã ghi nhận được 6 bệnh hại cà chua ở bảng 3.1: Bệnh đốm nâu, bệnh héo vàng, bệnh xoăn lá, bệnh lở cổ rễ, bệnh mốc suơng, bệnh thán thư cà chua. Trong đó có 3 bệnh hại chính là bệnh đốm vòng, bệnh lở cổ rễ, bệnh xoăn lá virus

Bảng 3.1. Thành phần bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An

Tên bệnh Tên khoa học Mức độ phổ biến

Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kiihn + + +

Bệnh héo vàng Fusarium oxysporum sp + +

Bệnh xoăn lá virus Tomato yellow leafcurl virus + + +

Bệnh thán thư Colletotrichum coccodes +

Bệnh đốm vòng Alternaria solani + + +

Bệnh mốc sương Phytophthora infestans +

Chú thích: + Mức độ ít phổ biến + + Mức độ khá phổ biến + + + Mức độ phổ biến + + + + Mức độ rất phổ biến

Qua điều tra để so sánh thành phần bệnh hại tại Nam Tiến - Nam Đàn - Nghệ An đã ghi nhận được 10 bệnh gây hại trên cà chua. Trong đó có 3 đối tượng được xác định là bệnh hại chủ yếu: Bệnh đốm vòng, bệnh xoăn lá, bệnh đốm nâu. Đây là đối tượng rất nguy hiểm đối với tất cả các vùng trồng cà chua ở khu vực. Các đối tượng bệnh còn lại dù tần số xuất hiện cao như bệnh lở cổ rễ, bệnh mốc

sương, bệnh héo xanh vi khuẩn…Nhưng không phải là đối tượng gây hại chính vì mặc dù xuất hiện phổ biến nhưng cấp bệnh thấp. Còn bệnh mốc đen lá, bệnh héo vàng, bệnh đốm lá vi khuẩn, bệnh héo rũ gốc trắng chỉ xuất hiện rải rác với tần số xuất hiện thấp nên gây hại không đáng kể. Trong 10 loại bệnh xuất hiện ở khu vực điều tra, có một bệnh gần như xuất hiện suốt thời kỳ cây cà chua trồng ở vườn sản xuất và là nguyên nhân gây chết hàng loạt trên ruộng cà chua đó là bệnh xoăn lá virus. Bệnh nguy hiểm tiếp theo là bệnh đốm vòng, bệnh đốm nâu chỉ xuất hiện thời kỳ sau khi cây ra hoa đến khi thu hoạch.

Qua điều tra theo dõi thành phần bệnh hại và mức diễn biến của bệnh qua các thời kỳ sinh trưởng được tổng kết qua bảng 3.2

Bảng 3.2. Thành phần bệnh hại trên giống cà chua PT18 vụ xuân hè 2008 tại Nam Tiến - Nam Đàn - Nghệ An

Tên bệnh Tên khoa học Mức độ nhiễm

bệnh

Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kiihn + +

Bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith + +

Bệnh héo vàng Fusarium oxysporum sp +

Bệnh xoăn lá virus Tomato yellow leafcurl virus + + + +

Bệnh mốc đen lá Pseudocercospors fuligena +

Bệnh đốm vòng Alternaria solani + + +

Bệnh mốc sương Phytophthora infestans + + Bệnh héo rũ gốc trắng Sclerotium rolfsii Sacc + Bệnh đốm lá vi khuẩn Xathomonas campestris pv +

Chú thích: + Mức độ ít phổ biến + + Mức độ khá phổ biến + + + Mức độ phổ biến + + + + Mức độ rất phổ biến

Qua bảng 3.1, bảng 3.2 đã ghi nhận được tất cả 11 bệnh hại cà chua, trong đó ruộng điều tra ở Nam Đàn có tới 10 bệnh còn ruộng điều tra thí nghiệm ở Nghi Lộc chỉ thu được 6 bệnh hại cà chua. Bệnh hại cà chua ở Nam Đàn có mức độ gây hại nặng hơn. Điều này được giải thích là do vùng đất ở ruộng điều tra mở rộng ở Nam Đàn là vùng đất chuyên canh trồng rau màu, vùng đất này trước đây đã được cơ cấu trồng cà chua nên tàn dư gây bệnh vẫn còn tồn tại trên ruộng cho nên khi trồng cà chua ở những vụ sau thì thành phần bệnh hại và mức độ bệnh cao hơn. Còn ở vùng đất trồng cà chua ở ruộng thí nghiệm Nghi Lộc - Nghệ An là vùng đất trồng màu (ngô, lạc) và trồng lúa nước, trước đây chưa từng trồng cà chua nên khi đưa cà chua vào trồng vụ đầu thành phần và mức độ bệnh gây hại nhẹ hơn.

3.2. Diễn biến tỷ lệ và chỉ số bệnh xoăn lá virus trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An

Mỗi loài cây trồng đều bị rất nhiều bệnh hại trong quá trình sống tác động lên những giai đoạn khác nhau, ở những thời điểm khác nhau và các bộ phận khác nhau. Trong đó có một hoặc một số bệnh hại tác động mạnh mẽ hơn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng rõ rệt.

Bệnh virus hại cà chua gồm một tập đoàn có rất nhiều bệnh hại. Trong đó các loại virus quan trọng gây nhiều tác hại cho cà chua ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới gồm: TLCV, TILCV, TMV, CMV… Bệnh xoăn lá cà chua phổ biến ở khu vực Đông Nam Châu Á, các nước Trung Cận Đông và Đông Phi gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất cà chua. Cây bị bệnh xoăn lá co triệu chứng xoăn ngọn lá,

làm lá co quắp, cây thấp nhỏ, hoa phát triển kém dễ rụng. Khi nhiễm bệnh lúc còn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w