Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 37)

- Số liệu thu thập được xử lý trên máy vi tính chương trình Excel 2000 và được thể hiện qua bảng biểu và đồ thị

- Tất cả các số liệu điều tra, số liệu thí nghiệm đều được phân tích, tính toán và so sánh theo phương pháp thống kê sinh học thường quy định trong các thí nghiệm khoa học

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần bệnh hại trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An

Mỗi loại cây trồng đều có khả năng chống chịu sâu bệnh trong những điều kiện sinh thái nhất định. Khả năng chống chịu sâu bệnh của chúng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, đất đai, điều kiện phân bón…Cây cà chua từ khi gieo đến khi thu hoạch luôn có nhiều đối tượng sâu

bệnh gây hại. Sâu bệnh hại trên tất cả các bộ phận, các giai đoạn sinh trưởng của cây. Tuy nhiên chỉ có một số sâu bệnh gây hại ảnh hưởng đến năng suất như bệnh đốm vòng, bệnh xoăn lá virus, đốm nâu…Khi điều kiện ngoại cảnh, giai đoạn sinh trưởng của cây thay đổi thì đối tượng sâu bệnh và mức độ gây hại của chúng cũng thay đổi theo. Để nắm được thành phần sâu bệnh hại nói chung, bệnh nói riêng trên ruộng cà chua chúng tôi tiến hành điều tra thành phần bệnh hại qua đó xác định các đối tượng gây hại chính.

Qua điều tra theo dõi bệnh ở ruộng cà chua thí nghiệm ở Nghi Lộc - Nghệ An đã ghi nhận được 6 bệnh hại cà chua ở bảng 3.1: Bệnh đốm nâu, bệnh héo vàng, bệnh xoăn lá, bệnh lở cổ rễ, bệnh mốc suơng, bệnh thán thư cà chua. Trong đó có 3 bệnh hại chính là bệnh đốm vòng, bệnh lở cổ rễ, bệnh xoăn lá virus

Bảng 3.1. Thành phần bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An

Tên bệnh Tên khoa học Mức độ phổ biến

Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kiihn + + +

Bệnh héo vàng Fusarium oxysporum sp + +

Bệnh xoăn lá virus Tomato yellow leafcurl virus + + +

Bệnh thán thư Colletotrichum coccodes +

Bệnh đốm vòng Alternaria solani + + +

Bệnh mốc sương Phytophthora infestans +

Chú thích: + Mức độ ít phổ biến + + Mức độ khá phổ biến + + + Mức độ phổ biến + + + + Mức độ rất phổ biến

Qua điều tra để so sánh thành phần bệnh hại tại Nam Tiến - Nam Đàn - Nghệ An đã ghi nhận được 10 bệnh gây hại trên cà chua. Trong đó có 3 đối tượng được xác định là bệnh hại chủ yếu: Bệnh đốm vòng, bệnh xoăn lá, bệnh đốm nâu. Đây là đối tượng rất nguy hiểm đối với tất cả các vùng trồng cà chua ở khu vực. Các đối tượng bệnh còn lại dù tần số xuất hiện cao như bệnh lở cổ rễ, bệnh mốc

sương, bệnh héo xanh vi khuẩn…Nhưng không phải là đối tượng gây hại chính vì mặc dù xuất hiện phổ biến nhưng cấp bệnh thấp. Còn bệnh mốc đen lá, bệnh héo vàng, bệnh đốm lá vi khuẩn, bệnh héo rũ gốc trắng chỉ xuất hiện rải rác với tần số xuất hiện thấp nên gây hại không đáng kể. Trong 10 loại bệnh xuất hiện ở khu vực điều tra, có một bệnh gần như xuất hiện suốt thời kỳ cây cà chua trồng ở vườn sản xuất và là nguyên nhân gây chết hàng loạt trên ruộng cà chua đó là bệnh xoăn lá virus. Bệnh nguy hiểm tiếp theo là bệnh đốm vòng, bệnh đốm nâu chỉ xuất hiện thời kỳ sau khi cây ra hoa đến khi thu hoạch.

Qua điều tra theo dõi thành phần bệnh hại và mức diễn biến của bệnh qua các thời kỳ sinh trưởng được tổng kết qua bảng 3.2

Bảng 3.2. Thành phần bệnh hại trên giống cà chua PT18 vụ xuân hè 2008 tại Nam Tiến - Nam Đàn - Nghệ An

Tên bệnh Tên khoa học Mức độ nhiễm

bệnh

Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kiihn + +

Bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith + +

Bệnh héo vàng Fusarium oxysporum sp +

Bệnh xoăn lá virus Tomato yellow leafcurl virus + + + +

Bệnh mốc đen lá Pseudocercospors fuligena +

Bệnh đốm vòng Alternaria solani + + +

Bệnh mốc sương Phytophthora infestans + + Bệnh héo rũ gốc trắng Sclerotium rolfsii Sacc + Bệnh đốm lá vi khuẩn Xathomonas campestris pv +

Chú thích: + Mức độ ít phổ biến + + Mức độ khá phổ biến + + + Mức độ phổ biến + + + + Mức độ rất phổ biến

Qua bảng 3.1, bảng 3.2 đã ghi nhận được tất cả 11 bệnh hại cà chua, trong đó ruộng điều tra ở Nam Đàn có tới 10 bệnh còn ruộng điều tra thí nghiệm ở Nghi Lộc chỉ thu được 6 bệnh hại cà chua. Bệnh hại cà chua ở Nam Đàn có mức độ gây hại nặng hơn. Điều này được giải thích là do vùng đất ở ruộng điều tra mở rộng ở Nam Đàn là vùng đất chuyên canh trồng rau màu, vùng đất này trước đây đã được cơ cấu trồng cà chua nên tàn dư gây bệnh vẫn còn tồn tại trên ruộng cho nên khi trồng cà chua ở những vụ sau thì thành phần bệnh hại và mức độ bệnh cao hơn. Còn ở vùng đất trồng cà chua ở ruộng thí nghiệm Nghi Lộc - Nghệ An là vùng đất trồng màu (ngô, lạc) và trồng lúa nước, trước đây chưa từng trồng cà chua nên khi đưa cà chua vào trồng vụ đầu thành phần và mức độ bệnh gây hại nhẹ hơn.

3.2. Diễn biến tỷ lệ và chỉ số bệnh xoăn lá virus trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An

Mỗi loài cây trồng đều bị rất nhiều bệnh hại trong quá trình sống tác động lên những giai đoạn khác nhau, ở những thời điểm khác nhau và các bộ phận khác nhau. Trong đó có một hoặc một số bệnh hại tác động mạnh mẽ hơn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng rõ rệt.

Bệnh virus hại cà chua gồm một tập đoàn có rất nhiều bệnh hại. Trong đó các loại virus quan trọng gây nhiều tác hại cho cà chua ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới gồm: TLCV, TILCV, TMV, CMV… Bệnh xoăn lá cà chua phổ biến ở khu vực Đông Nam Châu Á, các nước Trung Cận Đông và Đông Phi gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất cà chua. Cây bị bệnh xoăn lá co triệu chứng xoăn ngọn lá,

làm lá co quắp, cây thấp nhỏ, hoa phát triển kém dễ rụng. Khi nhiễm bệnh lúc còn nhỏ cây bị xoăn lá nhanh và không thể phát triển, không có hoa dẫn đến lùn lại.

Virus gây bệnh xoăn lá có hình chày nhỏ thuộc nhóm Gennidius, kích thước 18- 30 nm, virus truyền bệnh nhờ môi giới bọ phấn (Bemisia tabaci) theo kiểu truyền bền vững từ cây bệnh sang cây khoẻ. Số cây bị nhiễm lên đến 60 – 75% rất nhanh chóng. Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ 25 – 30 0C, độ ẩm lớn hơn 30%.

Qua theo dõi diễn biến bệnh xoăn lá ở ruộng cà chua thí nghiệm đã thu được kết quả trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Diễn biến TLB xoăn lá virus ntrên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An

Ngày Giống Nhiệt độ

trung bình Ẩm độ trung bình TH42 THN988 F1609 17/4 0,46 0 0 26,07 87,57 24/4 0,46 0,93 0 25,93 85,57 2/5 0,46 1,39 0,46 24,83 84,25 9/5 0,93 1,39 0,93 28,64 80,29 16/5 0,93 1,85 1,39 24,53 83,43 23/5 0,93 1,85 1,85 26,57 84 30/5 0,93 1,85 1,85 31,29 67,57

Hình 3.1. Diễn biến TLB xoăn lá virus trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An

Nhìn vào bảng 3.3 và hình 3.1 cho thấy diễn biến bệnh như sau: Bênh xoăn lá bắt đầu xuất hiện đầu tiên ở giống cà chua TH42 ở ngày điều tra 17/1 với tỉ lệ bệnh 0,46% đến ngày điều tra 9/5 tỉ lệ bệnh tiếp tục tăng và đạt tối đa là 0,93%. Giống F1609 xuất hiện muộn hơn vào ngày 24/4 với tỉ lệ bệnh 0,93%, từ các kỳ điều tra bệnh xoăn lá cà chua do virus tăng dần và đạt tối đa vào ngày 16/5 với tỉ lệ bệnh là 1,85%. Giống THN988 bệnh xuất hiện muộn nhất vào ngày 2/5 với tỉ lệ bệnh 0,46% và tỉ lệ bệnh tiếp tục tăng dần qua các kỳ điều tra sau và đạt tối đa vào ngày 23/5 với tỉ lệ bệnh 1,85%.

3.2.2. Diễn biến CSB xoăn lá virus trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An

Qua theo dõi diễn biến chỉ số bệnh hại cà chua trên các giống TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An ghi nhận được kết quả ở bảng 3.4 và Hình 3.2

Bảng 3.4. Diễn biến CSB xoăn lá virus trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An

Ngày Giống Nhiệt độ trung bình (oC) Ẩm độ trung bình(RH%) TH42 THN988 F1609 17/4 0,1 0 0 26,07 87,57 24/4 0,1 0 0,2 25,93 85,57 2/5 0,1 0,1 0,3 24,83 84,25 9/5 0,2 0,2 0,3 28,64 80,29 16/5 0,2 0,3 0,5 24,53 83,43 23/5 0,2 0,5 0,5 26,57 84 30/5 0,2 0,5 0,5 31,29 67,57

Hình 3.2. Diễn biến CSB xoăn lá virus trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An

Qua bảng 3.4 và hình 3.2 cho thấy: Nhìn chung tỉ lệ bệnh xoăn lá virus rất thấp. Giống TH42 bệnh xuất hiện sớm vào ngày 17/4 với chỉ số bệnh 0,1 % và duy trì chỉ số đến ngày 2/5. Đỉnh cao chỉ số bệnh hại là 0,2% vào ngày 9/5. Giống

THN988 bệnh xoăn lá virus xuất hiện vào ngày 2/5 với chỉ số bệnh 0,1%, các ngày sau chỉ số bệnh diễn biến chậm và bệnh đạt đỉnh cao vào ngày 23/5 với chỉ số bệnh 0,5%. Giống F1609 bệnh xoăn lá virus xuất hiện vào ngày 24/4 với chỉ số bệnh hại là 0,2% bệnh diễn biến chậm và đạt đỉnh cao vào ngày 16/5 với chỉ số bệnh là 0,5%. Như vậy nhìn chung cả 3 giống đều có khả năng kháng cao đối với bệnh xoăn lá virus.

Qua bảng 3.3, bảng 3.4 và hình 3.1, hình 3.2 cho kết quả được giải thích như sau:

Bệnh xuất hiện sớm nhất vào ngày 17/4, lúc này cà chua đang ở giai đoạn bắt đầu phân cành, là giai đoạn cây sinh trưởng, phát triển nhanh, bộ rễ phát triển mạnh, giai đoạn này tiến hành làm cỏ, bón thúc lần 1. Như vậy bệnh virus đã xuất hiện sớm điều này chứng tỏ bản chất của các giống này khá mẫn cảm với bệnh virus.

Từ ngày 17/4 đến ngày 30/5 nhiệt độ trung bình trong khoảng 25 – 26 0C, thời tiết ấm áp. Hơn nữa những ngày trước đó chúng tôi tiến hành làm cỏ, bón thúc để cung cấp dinh dưỡng cho cà chua nuôi quả. Tất cả những nguyên nhân trên cùng với sự mẫn cảm của giống cà chua với virus gây bệnh xoăn lá và một số bệnh khác như bệnh héo vàng, bênh héo xanh vi khuẩn đã gây chết hàng lọat trên ruộng cà chua.

Diễn biến bệnh xoăn lá của các giống cà chua qua các kỳ điều tra rất khác nhau. Ở giống cà chua TH42 bệnh xuất hiện sớm nhất vào ngày 17/4 và kết thúc sớm vào ngày 09/5. Còn hai giống F1609 và THN988 xuất hiện muộn hơn vào ngày 24/4 và 02/5 và kết thúc muộn hơn vào ngày 16/5 và 23/5. Độ chênh lệch về tỉ lệ bệnh của các giống qua các kỳ điều tra là không lớn nằm trong khoảng 0 – 0,93%.

Tóm lại, bệnh xoăn lá cà chua diễn biến chậm và không đều trên các giống cà chua. Cả ba giống đều nhiễm bệnh nhưng diễn biến chậm và đỉnh cao của bệnh không cao 1,85% và chỉ số bệnh 0,5%. Điều này chứng tỏ các giống cà chua thí nghiệm có khả năng kháng bệnh virus khá cao nhưng không đều ở các giống.

3.3. Diễn biến TLB và CSB lở cổ rễ trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc Nghệ An

Bệnh lở cổ rễ do nấm RhizoctoliaSolani Kiihl, thuộc bộ nấm trơ Mecelia sterilia, lớp nấm bất toàn Fungi imperfecti. Nấm Rhizoctolia Solani gồm nhiều chủng có phạm vi ký chủng rộng.

Sợi nấm màu trắng, phân nhánh vuông góc, chỗ phân nhánh hơi thắt, gần chỗ phân nhánh có vách ngăn, khi sợi nấm già có màu nâu nhạt và hình thành hạch nấm, hạch nấm dẹt, màu nâu hoặc nâu tối, kích thước và hình dạng hạch thay đổi.

Nấm Rhizoctonia solani phân bố rộng, là nguyên nhân gây bệnh hại gốc, rễ một số loại cây trồng. Nấm này có khả năng hoại sinh nhưng mức độ khác nhau tuỳ theo chủng. Nấm Rhizoctonia solani có giai đoạn hữu tính (giai đoạn này đã được xác định ở một số nước).

Nấm Rhizoctonia solani tồn tại trong nhiều loại đất ở dạng sợi, dạng hạch nấm. Nấm có thể xâm nhập vào tàn dư thực vật. Những yếu tố như nhiệt độ đất, độ ẩm đất, độ pH đất, sự hoạt động của các vi sinh vật đất có ảnh hưởng đến sự tồn tại và xâm nhiễm của nấm Rhizoctonia solani. Khi điều kiện thích hợp và thuận lợi nấm xâm nhập và gây bệnh hại cây. Nấm hoạt động mạnh khi đất đủ ẩm. Đất quá khô hoặc bão hoà nước sẽ ức chế sự phát triển của nấm. Nấm dễ dàng xâm nhập qua vết thương, mặt khác nấm có khả năng trực tiếp xâm nhập vào mô thực vật non, mềm.

Trên đồng ruộng bệnh có thể phát sinh và gây hại từ khi hạt nảy mầm đến khi cây trưởng thành. Ở vườn ươm bệnh có thể gây chết rạp hàng loạt cây con. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm đối với cây họ cà và đặc biệt là cà chua.

3.3.1. Diễn biến TLB lở cổ rễ trên các giống cà chua TH42, THN988, F1 609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An

Qua điều tra theo õi diễn biến tỉ lệ bệnh lở cổ rễ vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An đã ghi nhận kết quả ở bảng 3.5 và đồ thị 3.2 như sau:

Bảng 3.5. Diễn biến TLB lở cổ rễ trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An

Ngày Giống Nhiệt độ

trung bình Ẩm độ trung TH42 THN988 F1609 24/4 0,46 1,85 0 25,93 85,57 2/5 1,38 4,63 1,39 24,83 84,25 9/5 2,31 8,33 2,78 28,64 80,29 16/5 3,7 12,96 5,56 24,53 83,43 23/5 4,17 13,43 5,56 26,57 84 30/5 4,17 13,43 5,56 31,29 67,57

Hình 3.3. Diễn biến TLB lở cổ rễ trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An

Qua bảng 3.5 và hình 3.3 cho thấy: Bệnh bắt đầu xuất hiện vào ngày 24/4 trên 2 giống cà chua TH42 với tỉ lệ bệnh 0,46% và giống cà chua THN988 với tỉ lệ bệnh 1,85%, giống xuất hiện muộn hơn một kỳ điều tra với tỉ lệ bệnh 1,39%. Bệnh xuất hiện giai đoạn này là do nấm xâm nhập vào gốc thân qua vết thương cơ giới – giai đoạn này tiến hành làm cỏ bón thúc lần 1 tạo ra nhưng vết thương cơ giới. Như vậy các giống khác nhau thì mức độ mẫn cảm với bệnh lở cổ rễ cũng khác nhau.

Đồng thời với sự xuất hiện bệnh ở các giống cà chua khác nhau thì thời gian đạt đỉnh cao bệnh hại cũng khác nhau. Ở giống cà chua TH42 xuất hiện ngày 24/4 với tỉ lệ bệnh 0,46% và đạt đỉnh cao vào ngày 23/5 với tỉ lệ bệnh 4,17%. Giống cà chua F1609 xuất hiện bệnh vào ngày 2/5 với tỉ lệ bệnh 1,39% và đạt đỉnh cao ngày 23/5 với tỉ lệ bệnh 5,26%. Giống cà chua THN988 xuất hiện ngày 24/4 với tỉ lệ bệnh là 1,85% và đạt đỉnh cao ngày 23/5 với tỉ lệ bệnh là 13,43%. Như vậy có 2 giống đạt đỉnh cao ngày 23/5 là giống TH42 và THN988 còn giống cà

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w