Diễn biến TLB và CSB đốm vòng trên các giống cà chua TH42, THN988,

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 51 - 55)

Bệnh đốm vòng cà chua do nấm Alternaria solani (Ell& Mart) L.R Jone & Grout gây ra, nấm thuộc họ Dematiaceae, bộ Moniliales, Lớp nấm bất toàn (Fungiimperfecti).

Sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh, màu nâu tối.Bào tử phân sinh hình quả lựu đạn, có nhiều vách ngăn ngang, dọc, có mỏ dài hơi khoằm, màu nâu tối, kích thước (120-296) x (12-20) µ

Bào tử phân sinh nảy mầm trong giọt nước sau 1-2h ở phạm vi nhiệt độ 16-340C, nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát sinh phát triển là 26-280C. Nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khí khổng, vết thương hoặc trực tiếp qua biểu bì.Từ nhiệt độ 130C nấm có thể xâm nhập và gây bệnh, nhiệt độ càng cao thì sự xâm nhập càng dễ dàng. Trong điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thích hợp, ẩm ướt) thì thời kỳ tiềm dục của bệnh là 3 - 4 ngày và sau đó 3 - 4 ngày nấm có thể sinh bào tử mới. Thông thường thời kỳ tiềm dục kéo dài 8-10 ngày. Trời càng nhiều mưa và sương thì bào tử hình thành càng nhiều.

Bệnh xuất hiện trên lá, vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở lá già có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu nâu đen, lúc đầu vết bệnh nhỏ sau to dần, đường kính vết bệnh khoảng 1-2 cm. Khi trên lá có nhiều vết bệnh, các vết bệnh liên kết với nhau thành vết lớn không định hình. Điều kiện thuận lợi vết bệnh có thể lan khắp lá chét. Giới hạn giữa vết bệnh và mô khoẻ là một quầng vàng nhỏ, khi cây bị nặng lá phía dưới chết khô và rụng sớm.

`Trên thân vết bệnh hình bầu dục, lõm, màu nâu xám. Chỗ phân cành bị bệnh thường dễ làm cành gãy gục, chết khô.

Trên quả, vết bệnh thường ở gân núm quả, tai quả, lúc đầu nhỏ, sau to dần, cũng có các vòng đồng tâm, trên vết bệnh xuất hiện khối bào tử màu đen, mượt như nhung bao phủ. Bệnh thường gây hại ở giai đoạn quả già, chín.

Ở nước ta bệnh phát sinh và gây hại nặng vào cuối vụ xuân hè, đặc biệt bệnh hại nặng ở vụ muộn vì nhiệt độ cao, ẩm độ cao, mưa nhiều thuận lợi cho nấm lây lan, xâm nhiễm và bệnh phát triển. Nấm có thể tồn tại trên hạt, trên tàn dư cây bệnh, ở đất hoặc trên một số cây họ cà như khoai tây, ớt…

Theo Henning và Alexander (1952-1959), King (1967) cho biết nấm có 7 dạng sinh học khác nhau và tính chống bệnh cà chua của các giống thể hiện khác nhau.

Qua điều tra theo dõi diễn biến bệnh đốm vòng trên ruộng cà chua thí nghiệm chúng tôi thu được số liệu sau:

Bảng 3.7. Diễn biến TLB đốm vòng trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An

Ngày Giống Nhiệt độ

trung bình Ẩm độ trung bình TH42 THN988 F1609 24/4 9,26 4,87 3,18 25,93 85,57 2/5 16,14 14,5 16,14 24,83 84,25 9/5 19,03 17,25 17,1 28,64 80,29 16/5 28,21 20,95 19,6 24,53 83,43 23/5 38,34 42,22 36,78 26,57 84 30/5 55,39 71,68 67,43 31,29 67,57

Hình 3.5. Diễn biến TLB đốm vòng trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An

Bảng 3.8. Diễn biến CSB đốm vòng trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An

Ngày Giống Nhiệt độ

trung bình Ẩm độ trung bình TH42 THN988 F1609 24/4 1,85 0,64 1 25,93 85,57 2/5 4,14 4,3 4,03 24,83 84,25 9/5 4,64 4,98 4,78 28,64 80,29 16/5 4,95 5,54 5,51 24,53 83,43 23/5 8,21 8,92 9,21 26,57 84 30/5 11,5 14,54 14,78 31,29 67,57

Hình 3.6. Diễn biến CSB đốm vòng trên các giống cà chua TH42, THN988, F1609 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An

Qua bảng 3.7, bảng 3.8 và hình 3.5, hình 3.6 ta có nhận xét. Bệnh bắt đầu xuất hiện vào ngày 24/4 trên cả 3 giống cà chua HT24, F1609, THN988 với tỉ lệ bệnh lần lượt là 1,85%, 1% và 0,64%. Các giống khác nhau đạt đỉnh cao về bệnh cũng khác nhau như giống TH42 đạt đỉnh cao vào ngày 30/5 với tỉ lệ bệnh là

67,43% và chỉ số bệnh là 14,78%. Giống cà chua THN988 đạt đỉnh cao về bệnh vào ngày 30/5 với tỉ lệ bệnh là 71,68% và chỉ số bệnh là 14,54%. Sự chênh lệch tỉ lệ bệnh qua các thời kỳ điều tra điều tra diễn biến chậm nằm trong khoảng 0 - 16,29%. Từ ngày 24/4 - 9/5 diễn biến bệnh tăng chậm 0 - 0,08%. Giai đoạn này bệnh phát triển qua các vết thương cơ giới tạo ra do tiến hành cắt tỉa cành và bón lót lần 2, lần 3. Từ ngày 9/5 -30/5 bệnh phát triển mạnh hơn với tỉ lệ bệnh giao động trong khoảng 0,15 - 16,29% chỉ số bệnh giao động trong khoảng 0,03 - 3,73%. Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh tăng cao hơn trong giai đoạn này là do ngày 10/5 mưa to, gió to đã làm dập lá, gãy cành, trồi gốc cà chua với lượng mưa ngày 10/5 rất lớn là 33mm đã tạo điều kiện cho nấm lây lan và phát triển mạnh hơn. Nhưng với các giống khác nhau thì mức độ bệnh hại cũng khác nhau như giống HT42 là 55,39%, giống F1609 là 67,43%, giống THN988 là 71,98% điều này là do đặc tính chống chịu của mỗi giống.

3.5. So sánh TLB xoăn lá virus, bệnh lở cổ rễ , bệnh đốm vòng trên các giống cà chua TH42, F1609, THN988 vụ xuân hè 2008 tại Nghi Phong –

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 51 - 55)